Tìm hiểu khái niệm pháp lý bất động sản

Pháp lý bất động sản là yếu tố quan trọng, được đặt lên hàng đầu trong việc mua bán và đầu tư. Các nhà đầu tư cũng như khách hàng không những quan tâm đến vị trí, kết nối của dự án. Mà còn quan tâm hơn nữa đó là về an toàn pháp lý dự án. Để tránh rủi ro, tranh chấp và đảm quyền lợi chắc chắn nhất. 

Cùng Ngolongnd tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu khái niệm pháp lý bất động sản

Pháp lý bất động sản là gì?

Pháp lý bất động sản có thể được hiểu là các hồ sơ giấy tờ pháp lý của các dự án bất động sản đó và đặc biệt  những hồ sơ pháp lý đó phải đúng theo quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư.

Pháp lý bất động sản gồm những giấy tờ gì?

Pháp lý bất động sản là hồ sơ cần phải có khi giao dịch. Những hồ sơ đó phải theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và phê duyệt, từ đó quyết định một dự án có được phép xây dựng hay không.

Pháp lý bất động sản gồm những giấy tờ gì?

Đối với đất nền, quý anh/chị nên lưu tâm đến một số giấy tờ pháp lý bất động sản như: Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500;  giấy phép xây dựng, sổ hồng quỹ đất,.. Còn đối với nhà đất, người mua cần kiểm tra thời hạn sử dụng đất, chủ sở hữu, xác định nhà đất có đang tranh chấp không?,… Sau đây là nội dung chi tiết hơn về những loại giấy tờ pháp lý bất động sản theo từng dự án bất động sản.

Vai trò của pháp lý trong bất động sản

Pháp lý bất động sản có vai trò quan trọng, nhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên khi thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm bất động sản nhà nước quy định các thủ tục, giấy tờ pháp lý liên quan đảm bảo phù hợp với từng loại sản phẩm. Hiện tại có rất nhiều vụ lùm xùm về mặt pháp lý bất động sản, pháp lý nhà đất, dự án ma, dự án không được cấp phép khiến các nhà đầu tư gặp rủi ro và gây ra nhiều thiệt hại. Vì vậy nên việc tìm hiểu kỹ pháp lý dự án trước khi tiến hành ký hợp đồng là một trong những lưu ý quan trọng.

Pháp lý bất động sản gồm những giấy tờ gì?

Pháp lý bất động sản là hồ sơ cần phải có khi giao dịch. Những hồ sơ đó phải theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và phê duyệt, từ đó quyết định một dự án có được phép xây dựng hay không.

Pháp lý bất động sản gồm những giấy tờ gì?

Đối với đất nền, quý anh/chị nên lưu tâm đến một số giấy tờ pháp lý bất động sản như: Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500;  giấy phép xây dựng, sổ hồng quỹ đất,.. Còn đối với nhà đất, người mua cần kiểm tra thời hạn sử dụng đất, chủ sở hữu, xác định nhà đất có đang tranh chấp không?,… Sau đây là nội dung chi tiết hơn về những loại giấy tờ pháp lý bất động sản theo từng dự án bất động sản.

Pháp lý trong mua bán nhà đất

Pháp lý bất động sản đối với người mua hay người bán từ trước đến nay luôn được đánh giá là yếu tố cốt lõi. Là một trong những điều quan trọng đầu tiên của việc tiến hành mua nhà hay đất nền dự án. Phải tìm hiểu và xác định rõ trước khi đưa ra quyết định mua hoặc đầu tư.

Tìm hiểu pháp lý nhà đất

Theo Điều 91 và Điều 93 của Luật Nhà ở Việt Nam, về điều kiện để bất động sản được phép giao dịch mua bán, thừa kế, tặng cho, thế chấp, cho thuê mượn, ủy quyền quản lý,…

  • Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;
  • Không có tranh chấp về quyền sở hữu;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đất theo pháp luật vẫn còn thời hạn sử dụng được cho phép.
Pháp lý trong mua bán nhà đất

Để được đưa vào giao dịch, nhà đất phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết

Kiểm tra tính pháp lý nhà đất trước khi giao dịch

Có rất nhiều cách để kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất, cụ thể:

Kiểm tra giấy tờ có liên quan tới nhà đất

Trước khi muốn mua nhà, anh/chị (là người mua) cần kiểm tra tính pháp lý của bất động sản. Cụ thể ở đây là nhà, đất thổ cư. Nghĩa là các giấy tờ có liên quan tới căn nhà. Ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ nếu được cấp trước năm 2005). Hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng). Cần xem rõ những giấy tờ này có được công chứng và xác nhận hay chưa. Và mục đích sử dụng đất (thổ cư hay thổ canh).

Xác nhận chủ sở hữu

Bên cạnh đó, người mua cần kiểm tra giấy tờ của bên bán: Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Mục đích của việc kiểm tra này là xác định chủ sở hữu nhà đất, tránh trường hợp giao dịch với chủ thể không có thẩm quyền.

Kiểm tra thời hạn sử dụng đất

Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất:

  • Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
Kiểm tra tính pháp lý nhà đất trước khi giao dịch
  • Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.
  • Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”.

 -Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.

Xác định bất động sản có tranh chấp không?

– Kiểm tra tại các cơ quan có thẩm quyền liên hệ với UBND phường/xã; phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/huyện…để nhờ cung cấp thông tin, Việc này giúp bên mua nắm rõ tình trạng bất động sản có đang tranh chấp, thế chấp hay không? Có thuộc diện bị thu hồi hoặc quy hoạch dự án nào không?…

– Hoặc xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai, cụ thể:

Căn cứ Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM, các hình thức khai thác thông tin đất đai gồm:

  •  Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
  • Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản (hợp đồng).

Tham khảo thêm tại: Pháp lý bất động sản là gì?

 
 

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);