Nữ Hóa Dân Số Cao Tuổi (Feminization Of Aging) -Pgs.Ts Giang Thanh Long

Nữ Hóa Dân Số Cao Tuổi (Feminization Of Aging) -Pgs.Ts Giang Thanh Long  với bài chia sẻ: NỮ HÓA DÂN SỐ CAO TUỔI (FEMINIZATION OF AGING) – MỘT VẤN ĐỀ NÓI ĐẾN NHƯNG HAY BỊ BỎ QUA

(Lại một tâm sự dài dài – dấu hiệu của aging person – nên ai thực sự quan tâm thì hãy dành thời gian đọc và thảo luận chơi) ?

Trong cả trăm hội thảo các cấp, ở cả trong và ngoài nước, thuật ngữ ‘nữ hóa dân số cao tuổi’ (feminization of aging) không bao giờ bị bỏ qua khi trình bày về xu hướng già hóa dân số. Thế nhưng, vấn đề này nhiều khi chỉ dừng lai ở một hình vẽ duy nhất, phổ biến mà đâu cũng thấy. Những vấn đề ‘ẩn’ sau nó với những hàm ý chính sách cho người cao tuổi thì mới chỉ dừng ở mức sơ khởi. Vậy thực tế thì như thế nào?

✍️ ‘Nữ hóa dân số cao tuổi’ hàm ý rằng số lượng và tỷ lệ phụ nữ cao tuổi luôn ‘lấn át’ nam giới cao tuổi, đặc biệt với độ tuổi ngày càng lớn. Hình 1 (chính là hình rất phổ biến trong các bài trình bày) cho thấy, tỷ lệ nam-nữ khá tương đồng ở những độ tuổi trẻ, nhưng bắt đầu chênh lệch khủng khiếp ở độ tuổi 75-79 trở đi.

 

Đấy là chung cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thế ‘lão’ Việt Nam thế nào? Hình 2 cho thấy, ta cũng không kém chi khi ‘Female’ xông tới và ‘Male’ thụt lùi ở độ tuổi cao dần.

 

✍️✍️ Nguyên nhân của ‘nữ hóa dân số cao tuổi’ đã được giải thích ở nhiều nghiên cứu và gần đây nhất là WHO có báo cáo về sự khác biệt trong tự chăm sóc sức khỏe của nam giới và phụ nữ. Vậy thì hệ quả của hiện tượng này – chính là những ‘ẩn ý’ – là cái gì?

– (Hình 3) Tỷ lệ góa vợ/chồng của nam giới và phụ nữ cao tuổi rất khác nhau và càng khác rõ rệt ở độ tuổi rất cao. Dù có ‘khắc khẩu’ thì ông vẫn cần bà và ngược lại nên việc góa vợ/chồng là một nỗi đau về tinh thần cực khó hàn gắn. Con cái không thể thay thế được ông hoặc bà!

 

– (Hình 4) Tỷ lệ phụ nữ sống một mình (KHÔNG DÙNG THUẬT NGỮ SỐNG CÔ ĐƠN nhá) cũng áp đảo nam giới ở tất cả các độ tuổi. Nếu sống một mình và cảm thấy cô đơn, cô lập thì thực sự cuộc sống là địa ngục 🙁

 
 

– (Hình 5) Ngay cả việc chăm sóc trong những việc thường ngày (ADLs – activities of daily living), nữ hóa nhân lực cũng thấy rõ khi tỷ lệ vợ chăm sóc chồng cao hơn chồng chăm sóc vợ; con gái/con dâu/cháu gái chăm sóc NCT trong nhà nhiều hơn còn trai/cháu trai. (Vãi) mấy thằng con rể đâu mà không thấy ??

 
 

– (Hình 6) Xét về thời gian hưởng hưu. Số năm phụ nữ có thể nhận lương hưu dài hơn so với nam giới. Rất tiếc Việt Nam chưa có con số cập nhật về vấn đề này. Một số tài liệu về Việt Nam nói vo là trung bình hưởng 19 năm, nhưng nam nhận gần 17 năm còn nữ nhận hơn 23 năm. Vậy hưu trí không đủ cho từng ấy năm rồi lại sống một mình, ít con cái hơn thì đời đi về đâu.

 

Vậy đấy! Hình vẽ màu mè chỉ là cung cấp thông tin, còn nó đến được chính sách hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự cảm nhận của các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết, sự cấp thiết của việc nâng cao CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của người cao tuổi ở mọi khía cạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);