Tổng hợp tài liệu ôn thi công chức thuế 2022-2023- link Google driver

Tổng hợp tài liệu ôn thi công chức thuế 2022 , 2023, thi công chức thuế 2022- link Google driver .Đã trải qua rất nhiều mùa thi công chức Thuế qua các năm, cộng đồng ôn thi khá đông, tài liệu cũng được chia sẻ hoặc bán tràn lan trên mạng rất nhiều. Để tránh mất thời gian, công sức cho việc tìm kiếm tài liệu, bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ các tài liệu, video bài giảng, khóa học rất chất lượng từ nhiều nguồn 

Update 10/7/2023

Tổng hợp tài liệu ôn thi công chức thuế 2023

  • Anh văn: ôn cả ngữ pháp và từ vựng (từ vựng phổ thông thi đại học và từ vựng kinh tế)
  • Chuyên ngành: học thuộc lòng 4 luật dưới đây và tìm hiểu thêm về câu hỏi mở rộng trên internet.
  • nên học kỹ Luật TCCQĐP, TCCP, CBCC (những ông này học luôn bản sửa đổi bổ sung),
  • NĐ30, NQ76 (về mấy chỗ %) và đặc biệt ít hỏi về Hiến Pháp.
  • Các câu còn lại rơi vào CCTC Ngành.
  1. Luật thuế TNCN
  2. Luật thuế VAT
  3. Luật thuế TNDN
  4. Luật quản lý thuế
  • Bài tập: Các bạn đọc thông tư hướng dẫn của 3 luật trên và áp dụng để làm bài tập nha. Lưu ý chỉ cần đọc hiểu, không cần học thuộc lòng các thông tư. Câu hỏi lý thuyết chỉ cần viết theo luật là đủ.
Tổng hợp tài liệu ôn thi công chức thuế 2023
Tổng hợp tài liệu ôn thi công chức thuế 2023
Link sách hướng dẫn học nhanh: https://drive.google.com/…/0BzM1LRIny9lPWlFvZHI5eE11N3c…
 

Một số kinh nghiệm ôn đỗ thuế 2023:

 
Về kinh nghiệm ôn thi thuế : Mình thi đỗ tại lần thi thứ 2.
– Anh văn : hải quan thì sẽ nặng hơn so với kho bạc rồi đến thuế. ( mình ưu tiên học trong cuốn Cambridge B1 nhé )
– Kiến thức chung : Thuế là nặng hơn so vs hải quan rồi đến kho bạc , vì thuế là nội dung ôn tập ko giới hạn. các bạn nên ôn chắc các luật chính như luật CBCC, Hiến pháp, nghị định 30 công tác văn thư, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. ( đây là những luật để các bạn kiếm điểm )
Năm 2021( ktc xoay nhiều ở nq 76 cải cách hành chính và văn kiện đại hội đảng 13, tuy nhiên đề miền nam thì đã xuất hiện vài câu ở luật Phòng chống tham nhũng . )
Năm 2022( thì ktc xoay nhiều ở Luật PCTN, Thực hành tiết kiệm chống lãng phí ( miền bắc), 112 và 138. Miền trung và miền nam thì xuất hiện kiến thức chuyên ngành ở kiến thức chung ( khá bất ngờ ) : có cả bài tập tính toán (sẽ làm khó những bạn thi Chuyên viên công nghệ thông tin ). Thường thì miền bắc sẽ rớt nhiều ở kiến thức chung.
– Theo như mình thống kê thì Kiến thức chung vs anh văn chuyên viên sẽ nặng hơn KTV ( tỉ lệ pass Ktc CV là 50 %, sau đó tới anh văn thì sẽ còn tầm 5-8 bạn pass v1 ), tuy nhiên đề vòng 2 chuyên ngành ( thường rơi vào bài tập cá nhân hoặc doanh nghiệp ) sẽ dễ chịu hơn đề vòng 2 chuyên ngành của KTV ( thường rơi vào GTGT hoặc doanh nghiệp )
Về cách học V2 thì mình ưu tiên những nghiệp vụ bẫy nhiều hơn ( sẽ pha các trường hợp về xuất nhập khẩu, phân bổ ( đề miền trung 2021 ) , chuyển nhượng bất động sản ( đề miền bắc 2022 ), hợp đồng gia công trong khu chế xuất .
+ Doanh nghiệp chú ý ( thu lãi, chi lãi ngân hàng, chênh lệch thu lãi, chi lãi vay . Chuyển nhượng bất động sản ) ( này thì những bạn đang làm kế toán thì học sẽ nhanh hơn các bạn làm sale )
+ GTGT học thì chú ý : Khoét sâu vào phương pháp khấu trừ, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, hoàn thuế .
Loại vừa nhập về bán lại vừa sử dụng cho công ty ( đặc biệt là 26 TH ko chịu thuế, dạng phân bổ nhưng sẽ có không chịu thuế . Xuất khẩu hàng gia công tại chỗ. Gia công có bao thầu nguyên liệu và không.
Dạng bài tập xây dựng công trình trong khu chế xuất thì các bạn nên tìm hiểu thêm ( theo mình nghĩ thì sẽ ko ra ở chuyên ngành ) và hãy làm bài thì nên đứng trên quan điểm mình là công chức thuế thì hướng xử lý như thế nào ( tham mưu )
Đề thi sẽ ngắn và thiên về xử lý nghiệp vụ ( dạng giống kiểu đề thi của đại lý thuế )
Hãy tham khảo và inbox những điểm cao vì sẽ mang lại cho các bạn cách trình bày
, tham khảo những bạn điểm sát điểm đỗ vì sẽ mang lại cho các bạn kinh nghiệm , lý do tại sao.
Những bạn ở nhà , ít phụ thuộc vào kinh tế thì sẽ có quỹ thời gian ôn tập nhiều hơn, vì đa số thi sinh là những bạn vừa làm vừa học , có bạn lại vừa chăm cả con rồi công việc nội trợ gia đình nên sẽ vất vả hơn.
Hãy vạch ra cho mình một chiến thuật ôn hợp lý và luôn giữ sự tự tin, thất bại không nản , thêm chút may mắn thì mình tin các bạn sẽ đỗ ở kì thi tới thôi . ( đây là cách ôn của mình ( 1 ngày mình bỏ ra 1 tiếng để ôn tập nhé )

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÔN APP KIẾN THỨC CHUNG VÒNG 1.

Đề KTC vòng 1 năm 2022 có thêm luật phòng chống tham nhũng và câu hỏi trong đề thi hỏi khá chi tiết và khó
  • Vì vậy khi ôn trên app congchucvn.com mn chịu khó đọc bài giải, có trích dẫn luật để nhớ thêm luật, đừng có học tủ câu hỏi nha.
  • Về phần anh văn thì nên ôn kỹ các từ vựng kinh tế về thuế, ngân sách.
  • 15 câu đầu thường là trắc nghiệm giống như thi đại học
  • Bài đọc hiểu 5 câu thường chiếm nhìu từ vựng về kinh tế, thuế
  • Bài đục lỗ 10 câu thường random, có thể về kinh tế, cũng có thể giống như bài thi đại học, sách Mai Lan Hương. Và phần này cũng khá là hên xui, vì có năm các bạn trúng đc hết phần này trong sách Mai Lan Hương lun.

HÀNH TRÌNH THI THUẾ LẦN 2

 
Đến thời điểm này, sau gần 1 tháng công bố điểm biết mình ở top 60/160 của toàn Hà Nội , thứ 1/9 của chi cục mình chọn mới giám lên đây chia sẻ cùng mọi người về hành trình thi thuế năm 2022.
Năm 2021, mình thứ áp chót, hà nội lấy 62 mình đứng thứ 63, cái cảm giác hụt hẫng có lẽ những bạn nào năm nay trượt mới hiểu được sự thất vọng, hoài nghi về khả năng, buồn chán, trách móc và cũng rất thảm hại. Nhưng kết quả thì ko thay đổi được , mình phúc khảo 0,5 cũng ko lên và mình hiểu rằng do mình học chưa đủ hoặc chưa đúng và mình quyết tâm phải làm lại bằng được.
Gạt đi những buồn phiền,sau đúng 1 tuần mình lấy lại tinh thần và bắt đầu sớm học lại với 1 tinh thần quyết tâm gấp 2 lần và luôn tự hứa với mình năm nay mình phải đỗ.
Có lẽ niềm đam mê với Thuế vẫn còn rất vẹn nguyên mình bắt đầu lên kế hoạch chi tiết cho việc học lần này, phải sửa chữa được tất cả các lỗi mắc phải trong năm 2021 với một tinh thần sắt đá và luôn tin tưởng rằng mình sẽ phải là 1 đối thủ đáng gườm.
Mình bắt đầu viết ra những sai lầm mà mình mắc phải trong năm 2021, trong năm 2022 đi thi chắc chắn không thể mắc lại nữa.
Mình quyết tâm với bài thi năm 2022
MỤC TIÊU và THỰC HIỆN
+Lý thuyết trong Luật, Thông tư những điều chính mình phải viết được ra y như luật, y thông tư, cố gắng ko sai 1 từ để đảm bảo mình làm có điểm tối đa.
+Làm hết bài tập vào vở, nếu sai ghi lại chú thích và tiếp tục tự chép tiếp 1 bài hoàn chỉnh đúng thì thôi, mình phải làm bài tập với tinh thần y như làm bài thi để đảm bảo câu từ trong bài làm phải thể hiển mình là ngưởi rất hiểu và thật chặt chẽ câu từ, và để người chấm bài không thể trừ điểm được hoặc ít nhất tạo cảm tình để không trừ mình những phần sai.
+Luật quản lý thuế mình học tất cả các chương, ngày nào cũng thế từ tháng 6/2022 mình đã bắt đầu lên kế hoạch sẽ không được học tủ mà học toàn bộ tất cả các chương( cứ sáng 4h30 mình dậy học tập trung 2-3 tiếng buổi sáng và học miết cho đến khi thi , học hết chương 1 sang chương 2 lại cày lại chương 1, cứ thế đến trước thi 1 tháng mình cũng đã hoàn thành chỉ để ôn lại để thi
+Nói đến thông tư, năm 2021 mình có đọc và học nhưng vẫn chưa hiểu thật kỹ, năm nay mình phải bố trí học và cố gắng nhất có thể để tìm hiểu cặn kẽ, nhiều chỗ không hiểu mình phải tìm đến các bạn giỏi nhất trong nhóm hỏi thêm, hỏi đến lúc nào mình hiểu thì thôi.
+Riêng các câu hỏi mở: trước hết mình học phải hiểu luật, kết hợp làm câu hỏi lý thuyết tài liệu và các nội dung có thể ra trong từng điều khoản để tự mình đặt ra những câu hỏi và làm bài cẩn thận vào vở.
MÌNH ĐÃ HỌC NHƯ THẾ NÀO
Việc học thuộc luật mình đã thử bằng mọi cách :
+Kể cả ghi âm, chép, tô đậm từ khóa hay gạch chân, tự thiết kế công thức học đảm bảo ko thể sai chữ, đọc cho chồng nghe khảo lại, chép ra giấy bắt chồng ngồi rà từng chữ, rồi đặt ra những câu hỏi để tranh luận giúp mình nhớ Luật, rồi khi nấu ăn rửa bát hay trước khi đi ngủ mình lại nhẩm lại những điều mình đã học thực sự đã giúp mình nhớ rất lâu mà không bị sai chữ luôn.
+Bài tập, đề kiểm tra mình làm đầy đủ, ghi mực đỏ những phần sai, note kỹ càng sau đó rà lại luật vừa giúp mình hiểu và nhớ luôn lại cả lý thuyết , trước khi đi thi mình chỉ xem lại những phần note để không phạm phải sai lầm
Tuy nhiên để đạt được V2 như ý thì V1 các Bạn cũng phải chuẩn bị thật kỹ càng, nếu V1 ko qua mọi sự cố gắng của bạn là vô nghĩa.
Những khó khăn vất vả ôn thi tạm thời đã qua đi, mình đã thành công với kỳ thi thuế lần này, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, mình sẽ phải cố gắng nỗ lực thật nhiều để hoàn thành những mục tiêu tiếp theo. Bài viết tuy có lủng củng nhưng đều là những chia sẻ rất chân thành, có thể sẽ có ích cho một số bạn khi chưa bết định hình cách học cho kỳ thi công chức thuế như thế nào 🙂
Vậy là em đã phục thù thành công và rất ngọt ngào phải không ạ^^
Sau cùng Em xin chia buồn cùng các bạn trong nhóm kém may mắn trong kỳ thi lần này, mong rằng các bạn vẫn sẽ giữ vững tinh thân chiến đấu, bỏ lại những buồn phiền và sẽ là đồng nghiệp của mình trong năm tới nhé.

Tài liệu thuế 2023

 Tải tài liệu Thuế cơ bản về học

  • Chuyên ngành Luật và thông tư Thuế: 

https://drive.google.com/drive/folders/1JrxRO1Uu9V61zCctBk1Eyl_6kI6z4dCi

  •    Kiến thức chung cơ bản Thuế 

https://drive.google.com/drive/folders/1JA5Hp01EHXwXo_byUAt2sNX2YTaKDb85

Tài liệu mới từ bạn Phúc

https://drive.google.com/file/d/1NPi7H0eQmG_80V6zONf9oRs07g_U0qM6/view

Full tài liệu thuế 2021 bạn thắng

https://drive.google.com/file/d/1Xv6M1RI-S-z9nH3W0_mCKwpD-wSavdRo/view

 

Full tài liệu thuế mới nhất rất hay:

https://drive.google.com/file/d/1EWlP8-bO0aNFo9eUZYBccGOvf9agmrrf/view

 

Tài liệu công chức thuế và kho bạc nhà nước 2022

https://drive.google.com/drive/folders/1FgnYIiFsvdG8zUIrY0JppTTJlSKVPfjU?usp=sharing

 

Tiếng Anh Thầy Cucku rất hay:

Tài liệu đợt 1 rút  gọn:

 

Tài liệu đợt 2 rút gọn

Thi công chức thuế bao gồm những môn gì?

Theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, kỳ thi tuyển công chức thuế sẽ phải trải qua 2 vòng thi. Bao gồm các môn sau đây:

   – Vòng 1: 

  • Môn Kiến thức chung.
  • Môn Ngoại ngữ.
  • Môn Tin học.

   – Vòng 2:

  • Môn nghiệp vụ chuyên ngành thuế.

Như vậy, các thí sinh cần phải trải qua 4 môn thi cho 2 vòng thi. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp chỉ phải thi 2 môn là Kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành thuế. Còn môn ngoại ngữ và tin học sẽ được miễn thi.

 

* Hình thức và thời gian làm bài thi?

 – Ở vòng 1: 3 môn sẽ thi dưới dạng trắc nghiệm. Thường thì sẽ đươc tổ chức thi trên máy vi tính, nếu không có điều kiện sẽ được thi dưới hình thức thi trên giấy. Thời gian làm bài của môn kiến thức chung là 60 phút, đối với hai môn còn lại là 30 phút.

Nếu thi trên máy vi tính thì kết quả sẽ có ngay sau khi bạn nhấn nút nộp bài thi.

Một lưu ý quan trọng là đối với vòng thi này, trước khi bước ra khỏi phòng thi bạn cần phải ký tên vào bảng xác nhận kết quả của môn thi. Nếu quên ký hoặc ký hộ cho người khác bài thi của bạn sẽ nhận điểm 0.

  – Vòng 2: thi môn nghiệp vụ chuyên ngành thuế theo hình thức thi trên giấy. Thời gian làm bài là 180 phút. 

 * Nội dung và cấu trúc đề thi của các môn thi công chức thuế.

Cụ thể, nội dung của 4 môn thi:

Môn thi Nội dung  Thời gian làm bài Số câu hỏi/ thang điểm Điều kiện môn thi đạt yêu cầu
Kiến thức chung  Các kiến thức chung về bộ máy nhà nước: Luật cán bộ công chức, hiến pháp, cơ cấu ngành thuế, chức năng nhiệm vụ của tổng cục thuế, cục thuế, chi cục thuế, chức năng nhiệm vụ của các phòng của cục thuế, luật tổ chức chính phủ, luật tổ chức chính quyền địa phương…. 60 phút 60 câu Trả lời đúng 50% số câu hỏi của bài thi trở lên (> 30 câu)
Ngoại ngữ Thi đọc hiểu, điền từ, lựa chọn đáp án đúng (có liên quan đến chuyên ngành thuế, kinh tế, tài chính) 30 phút 30 câu Trả lời đúng 50% số câu hỏi của bài thi trở lên (> 15 câu)
Tin học Các kiến thức về hệ điều hành window, tin học văn phòng MS Word, MS Excel. 30 phút 30 câu Trả lời đúng 50% số câu hỏi của bài thi trở lên (> 15 câu)
Chuyên ngành thuế   180 phút 100 điểm Đạt từ 50 điểm trở lên

Lưu ý: để được dự thi môn chuyên ngành thuế ở vòng 2 thì cả 3 môn thi trắc nghiệm ở vòng 1 đều phải có môn thi đạt yêu cầu.

[BÀI CHIA SẺ 1]: QUÁ TRÌNH ÔN THI THUẾ 2020-2021

 
-Phúc Nguyễn-
——————————
Hi mọi người 😀 😀
😀 !!!
Như đã nói ở bài đăng trước, nay mình xin chia sẻ lại chi tiết quá trình tự học và thi thuế đợt vừa rồi của mình.
Vì mình muốn viết thật chi tiết để các bạn tham khảo nên mình xin chia ra viết 2 bài riêng biệt về QUÁ TRÌNH ÔN THI và LÀM BÀI THI của mình các bạn nhé.
Trước khi đọc, mong các bạn lưu ý giúp mình:
– Với bài chia sẻ 1-QUÁ TRÌNH ÔN THI: chỉ đơn giản mình kể lại quá trình học của mình, không mang tính chất khuyên các bạn phải làm thế này thế kia, mình sẽ không dùng các từ như “Bạn nên/ Bạn phải/ Bạn cần…”, vì mỗi người sẽ phù hợp với một cách học khác nhau (đọc miệng/viết giấy), chiến lược học khác nhau (học cái gì trước/sau…), khối lượng kiến thức có thể nhắm đến (50%/80%…)
=> Các bạn đọc và thấy phần nào của mình PHÙ HỢP với các bạn thì các bạn áp dụng, chứ về cách học thì với mình không có đúng hay sai, chỉ cần hiệu quả với bản thân là được à.
– Với bài chia sẻ 2-LÀM BÀI THI: mình chỉ viết lại bài làm của mình, và suy nghĩ của mình khi làm như vậy. Còn việc mình được 85,6đ không đồng nghĩa những gì mình làm trong bài thi là hoàn toàn đúng các bạn nhé, các bạn đọc và cũng thấy phần đó mình làm hợp lý thì mới nên tham khảo, còn các bạn cảm thấy mình làm chưa đúng thì không nên làm theo mình nhé.
——————————
QUÁ TRÌNH ÔN THI của mình chia làm 4 giai đoạn:
 
*** GIAI ĐOẠN 1 ***
-Hiểu về kỳ thi, cấu trúc bài thi
-Xác định chiến lược học và lượng kiến thức muốn học
-Thu thập SƠ BỘ tài liệu
-Xác định 1 phần kiến thức chuyên ngành muốn chốt trước và bắt tay vào học nó ngay, để có chút gì đó trong đầu, tạo sự yên tâm.
Lưu ý ở giai đoạn này: vì trong đầu chưa có gì cả nên mình gần như bỏ qua tất cả các vấn đề kiến thức mà các bạn đang trao đổi trong các group, vì nếu mình cố đi tìm hiểu, đi đọc văn bản để hiểu vấn đề các bạn đang trao đổi thì mình sẽ bị rối kiến thức.
1) Hiểu về kỳ thi, cấu trúc bài thi:
+ Vì mình có nhiều người quen hoàn toàn không COCC và đã tự thi đậu thuế, nên mình tin rằng chỉ cần bản thân đủ cố gắng, mình sẽ đậu được kỳ thi này, và với việc tin như vậy, nên trong quá trình học dù trên mạng có các ý kiến tiêu cực về các kỳ thi nhà nước, thậm chí khi đi thi có thông tin “phòng” này “phòng” kia, mình cũng không dao động, vì cho dù đó có là sự thật đi chăng nữa, thì cánh cửa nó chỉ hẹp lại thôi, mà chỉ cần không phải cửa đóng lại hoàn toàn, thì vẫn có khả năng để lách qua được.
Trước khi bắt tay vào học, mình xem lại tất cả đề của các năm trước + một số barem chấm điểm để nắm được cấu trúc bài thi (xem cấu trúc chứ chưa phải giải đề):
Bài thi có 4 câu (3 câu lý thuyết và 1 câu bài toán), thường là 25đ/câu, và 4 câu này thuộc về 4 Luật thuế: GTGT, TNCN, TNDN, Quản lý thuế.
Với mỗi câu lý thuyết thì có thể 1 ý hoặc 2 ý, nếu 2 ý thì sẽ gồm 1 ý học thuộc và 1 ý mở. Và ý học thuộc LUÔN LUÔN hỏi nêu từ LUẬT.
=> Với câu lý thuyết học thuộc, chỉ cần học thuộc LUẬT HỢP NHẤT của mỗi sắc thuế, KHÔNG cần học thuộc THÔNG TƯ NGHỊ ĐỊNH. Với câu bài toán thì đôi khi cần phải đọc thêm thông tư để biết, nhưng cũng sẽ là những phần tương đối đơn giản của thông tư. Vì vậy mình không đọc thông tư trước, chỉ khi nào giải toán đụng dữ kiện nào không biết mới đi tìm dữ kiện đó trong thông tư để làm. Còn với ý mở, mình chỉ xác định 13 câu mở để học thuộc, còn lại gặp đâu đọc đó và nắm vấn đề là được.
Kỳ thi đổi mới thành 2 vòng:
Vòng 1 thi trắc nghiệm KTC và Anh văn (đạt từ 50% trở lên là qua), nghĩa là đúng 15/30 câu anh văn, 30/60 câu KTC là qua vòng 1, và điểm thi KTC và Anh văn không tính vào điểm xếp hạng.
Vòng 2 thi viết môn Chuyên ngành, và chỉ dùng điểm môn này để xếp hạng và quyết định ai đậu rớt.
2) Xác định chiến lược học và lượng kiến thức muốn học:
Tuỳ thuộc vào mục tiêu của bản thân khi đến với kỳ thi này, thời gian có thể dành ra để học mỗi ngày, khả năng học thuộc mà mỗi người sẽ có một chiến lược học và % lượng kiến thức muốn đạt được khác nhau.
Vì mình xác định phải thi đậu, nên mình luôn nhắm đến mục tiêu HỌC HẾT đối với phần lý thuyết (vì với các tỉnh cạnh tranh cao như Đà Nẵng, chỉ cần miss 1 câu lý thuyết là xác định rớt, chắc chắn 3 câu còn lại không thể nào ăn trọn điểm được, nên nếu miss 1 câu lý thuyết thì điểm chỉ có thể tầm 60-65đ) còn kiến thức phần mở rộng và bài toán thì không có giới hạn, nên sẽ cứ bổ sung đến ngày thi.
=>
+ Lý thuyết học thuộc:
-Luật thuế GTGT: HỌC HẾT (chỉ bỏ Điều 1 Phạm vi điều chỉnh)
-Luật thuế TNCN: HỌC HẾT (chỉ bỏ Điều 1 Phạm vi điều chỉnh)
-Luật thuế TNDN: HỌC HẾT (chỉ bỏ Điều 1 Phạm vi điều chỉnh)
-Luật Quản lý thuế: mình học thuộc tổng cộng 96 Điều, gồm:
2-6,8,9,16,17-19,30-67,69-91,95,107-115,117,118,124-127,136-143 (những Điều còn lại theo mình không có khả năng ra nên mình bỏ qua không học)
+ Bài toán: GIẢI HẾT bài toán của cả 3 luật TNDN, GTGT, TNCN
+ Câu hỏi mở: mình CHỈ HỌC THUỘC 13 câu hỏi mở sau, còn những kiến thức mở khác mình chỉ đọc hiểu và nắm cốt lõi.
Thuế GTGT:
1-Ưu điểm/ Vai trò của thuế GTGT
2-So sánh 2 phương pháp tính thuế: khấu trừ và trực tiếp
3-Phân biệt Không chịu thuế – TS 0% – Không kê khai tính thuế
4-Ý nghĩa hoàn thuế GTGT
5-Điều kiện áp dụng TS 0%? Nếu không đủ điều kiện thì sao?
6- Ưu/ Nhược điểm của cơ chế 1 thuế suất và đa thuế suất
7-Phân biệt HHDV chịu thuế và không chịu thuế GTGT trong phương pháp khấu trừ
8-Cơ sở kinh doanh HHDV không chịu thuế thì xử lý số thuế GTGT đầu vào như thế nào
Thuế TNCN
9-So sánh thuế TNCN từ tiền lương, tiền công giữa cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
=> Áp dụng các tiêu chí so sánh như vậy đối với các câu hỏi so sánh khoản thu nhập từ kinh doanh/ đầu tư vốn/ chuyển nhượng vốn/….giữa cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
10-Căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ xxxxxx của cá nhân cư trú/cá nhân không cư trú? (nội dung nằm trong luật rồi, giờ học cách trả lời nêu những nội dung nào ra để đầy đủ ý)
Quản lý thuế
11-Mục đích của việc phân loại hồ sơ hoàn thuế
12-Lợi ích của Hoá đơn điện tử
13-Phân biệt kiểm tra thuế và thanh tra thuế
Và mình cũng nghĩ đến trường hợp đến ngày thi có người bằng cách nào đó mở được tài liệu, mà theo quan điểm của mình, với kỳ thi thuế này, người chấm thi không có quyền nhận định bài làm của thí sinh là sử dụng tài liệu để có quyền cho điểm thấp mà phải cho full điểm câu đó theo đúng barem điểm luôn, nên để phòng trường hợp mình thua điểm những bạn mở tài liệu được, thì mình xác định bản thân phải cố gắng học thuộc từng chữ đến mức như chép tài liệu vậy.
3) Thu thập SƠ BỘ tài liệu
Tài liệu có liên quan đến kỳ thi thuế thì vô vàn, chính vì vậy mình KHÔNG đi sưu tầm cho bằng hết rồi mới học, mà ở giai đoạn đầu này mình chỉ thu thập nhanh những tài liệu CĂN BẢN nhất để in ra (đối với những file ko cần in thì bỏ vào folder riêng) và học trước, rồi sau khi đã học được những cái căn bản phải học, đã có khả năng SÀNG LỌC TÀI LIỆU thì sau này mình mới nghiên cứu các tài liệu khác để tham khảo.
Ở giai đoạn này mình đã in:
+ Môn chuyên ngành:
4 cuốn Luật hợp nhất của 4 luật (xoá hết những phần không sử dụng để tài liệu mỏng nhất có thể)
+ Kiến thức chung:
1-Luật CBCC
2-Hiến pháp
3-Luật tổ chức Quốc hội
4-Luật tổ chức Chính phủ
5-Luật tổ chức Chính quyền địa phương
6-Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
7-Tuyên ngôn ngành thuế
8-3 văn bản về cơ cấu và chức năng của cơ quan thuế 3 cấp (Tổng cục, Cục, Chi cục)
9-3 văn bản về Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ, Phòng, Đội
+ Anh văn:
Làm đến đâu hẳn in đến đó
4) Xác định 1 phần kiến thức chuyên ngành muốn chốt trước và bắt tay vào học nó ngay, để có chút gì đó trong đầu, tạo sự yên tâm.
Mình bắt đầu với việc học thuộc 2 quyển Luật thuế GTGT và TNCN trước, lý do vì 2 quyển Luật này mỏng nhất, cộng với việc 4 kỳ thi liên tiếp đều ra lý thuyết GTGT và TNCN chứ không ra bài toán GTGT và TNCN. Và ở giai đoạn này mình chưa đụng đến KTC và Anh văn, chỉ tập trung để thuộc 2 quyển Luật này.
*** Sau đây là cách học thuộc Luật của mình, nó sẽ cực kỳ khó học và cực kỳ mệt, nhưng nếu làm kiên trì thì sẽ học đến đâu chắc đến đó, chứ không bị kiểu học cái sau thì cái trước bị rụng, và cách học này đã giúp mình giữ trọn từng chữ một 4 Luật thuế và 13 câu hỏi mở đến tận ngày thi.
Ví dụ:
+ Ngày 1 mình học thuộc Điều 2-5
+ Ngày 2 mình phải ĐỌC THUỘC TRÔI CHẢY lại được Điều 2-5, rồi nhìn Luật đọc lại lần nữa xem lúc đọc thuộc có sót chữ nào không, sau đó mới được vào học Điều 6-7
+ Ngày 3 mình phải đọc thuộc trôi chảy lại được Điều 2-7, rồi nhìn Luật đọc lại lần nữa xem lúc đọc thuộc có sót chữ nào không, sau đó mới được học Điều 8-9
+ Tương tự như vậy với các ngày sau, nghĩa là trước khi vào học Điều mới, điều kiện là phải đọc thuộc trôi chảy lại được các Điều đã học trước đó và nhìn Luật đọc lại xem lúc đọc thuộc có sót chữ nào không.
+ Rồi khi xong Luật 1, qua học Luật 2 cách học vẫn tương tự, và vẫn phải sắp xếp ngày để ĐỌC THUỘC TRÔI CHẢY lại cả quyển Luật 1, giai đoạn đầu thì cách 1 ngày đọc 1 lần, sau này càng ngày càng nhuyễn thì mở rộng ra cách 2 ngày, rồi cách 1 tuần cứ vậy đến ngày thi, và giới hạn chỉ nên là cách 1 tuần, chứ nếu cách hơn nữa thì chắc chắn khi đọc lại sẽ bị rớt chữ và lẫn lộn với kiến thức mới ngay. Luật thuế GTGT mình học đầu tiên, nên tính từ lúc học đến lúc vào phòng thi, thì Luật GTGT số lần mình ĐỌC THUỘC ra miệng và nhìn Luật đọc lại chắc cũng phải đến con số ~ 360 lần, có những ngày vừa đọc lại Luật cũ, vừa học thêm Luật mới, đọc liên tục 6-8 tiếng đồng hồ mà tắt tiếng luôn, hoặc là sau khi ĐỌC THUỘC lại được các quyển luật cũ, thì đã đuối sức để học các điều của luật mới rồi nên rất stress, nhưng nếu cố gắng kiên trì làm theo được thì thành quả là sẽ đạt được mục tiêu.
——————————
 
*** GIAI ĐOẠN 2 ***
-Học thuộc Luật thuế TNDN và giải bài toán TNDN, GTGT, TNCN + Sàng lọc thêm tài liệu để tham khảo
-Bắt đầu học KTC và giải Anh văn
Ở giai đoạn này thì TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG trong các group để trao đổi kiến thức.
1) Học thuộc Luật thuế TNDN và giải bài toán TNDN, GTGT,TNCN:
Có một điều mình CỰC KỲ MAY MẮN, đó là tình cờ khi trao đổi trong group, mình quen được một bạn ở Bắc Giang, bạn ấy “đồng cảnh ngộ” với mình trong kỳ thi thuế này, chính vì vậy bạn ấy đồng cảm và chia sẻ tất cả những tài liệu mà bạn ấy đã đầu tư vào kỳ thi này cho mình, phải nói là gần như 99% các tài liệu của các nguồn trong kỳ thi thuế đợt vừa rồi bạn ấy đều đầu tư, mình thật sự rất biết ơn bạn ấy. Tuy nhiên mình sẽ không thể public những tài liệu này lên cho các bạn được, vì 2 lý do sau:
+ Thứ nhất, một số tài liệu là do các nguồn này TỰ BIÊN SOẠN và vẫn ĐANG SỬ DỤNG để giảng dạy, nên mình không được phép public ảnh hưởng đến họ.
+ Thứ hai, mình đã đọc và tham khảo qua, nhưng cuối cùng mình quyết định không sử dụng phần lớn các tài liệu mình có, vì mình thấy phần lớn các tài liệu về bài toán của các nguồn một là phát triển dựa trên bài tập của thầy Trường và anh Phong, hai là không sát với kỳ thi, vậy nên mình chỉ cần tập trung làm:
– Nguồn bài tập của thầy Trường và anh Phong (File bài tập thầy Trường về 3 Luật thuế thì đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng từ các đợt thi trước, và anh Phong cũng đã từng chia sẻ một file rất nhiều bài tập TNDN của ảnh biên soạn để giúp các bạn học thi, nên trong file tài liệu mình đính kèm có 2 file này, còn về bài tập GTGT và TNCN của anh Phong các bạn có thể tham gia vào group fb của anh Phong để tìm các bài đăng và làm nhé).
– Giải đề thi cũ từ năm 2012 trở đi
– Giải và trao đổi các bài tập mà các bạn khác đang up trong các group
– Tìm lại các bài tập cũ trong các group mà các bạn trong các kỳ thi trước đăng (search theo từ khóa TNDN, GTGT, TNCN là ra)
Là đã đảm bảo được phần bài toán, còn lý thuyết học thuộc thì chỉ gói gọn trong 4 Luật thuế hợp nhất, lý thuyết mở rộng thì học thuộc 13 câu, sau đó có thời gian thì đọc thêm các kiến thức lý thuyết mở khác để hiểu tương đối vấn đề là đủ rồi.
*Vấn đề cốt lõi quyết định đậu/rớt của kỳ thi thuế đối với mình không phải nằm ở TÀI LIỆU mà nằm ở CHIẾN LƯỢC HỌC và SỰ KIÊN TRÌ (không có bí kíp nào tồn tại để 1 bạn không học các văn bản căn bản mà đậu được cả, còn bạn nào chỉ cần học được hết các văn bản căn bản của kỳ thi là đã chiếm đến 80% khả năng đậu rồi).
=> Mình sẽ up kèm theo bài chia sẻ những VĂN BẢN, TÀI LIỆU Chuyên ngành, KTC, Anh văn mình đã SỬ DỤNG, HỮU DỤNG, đã có trên mạng và mình CÓ THỂ CHIA SẺ.
Và để học giải bài toán một cách hiệu quả, mình đã tìm các bạn khác để LẬP NHÓM, vì học nhóm sẽ hiệu quả đối với việc giải toán, sẽ có động lực cùng hoàn thành target giải bao nhiêu bài 1 ngày, cùng nhau trao đổi xem đã làm đúng hay chưa, trao đổi thêm với nhau về các kiến thức liên quan đến bài toán. Và mình không giải những bài toán mà mình thấy quá khó vượt khỏi kỳ thi (đề thi CPA/…) hoặc đề quá dài, quá phức tạp, các nghiệp vụ quá nhiều dữ kiện phải xử lý, vì qua việc đọc các đề thi của các kỳ trước, mình có thể hình dung được mức độ của đề bài toán thi thuế để sàng lọc nên học và làm cái gì.
Đặc biệt là ở giai đoạn gần thi, lúc này trong các group sẽ xuất hiện nhiều bài toán được phát triển lên từ các bài căn bản, đào sâu vào các phần phức tạp của thông tư,nhưng mình thấy bài nào không có khả năng ra thi mình sẽ không quan tâm đến luôn, vì thay vì mất thời gian vào nghiên cứu những bài khó không có khả năng ra thi đó, mình để thời gian học những kiến thức khác sẽ hữu ích hơn, và mình cũng không dám nghiên cứu những bài đó, vì nó sẽ làm mình bị rối kiến thức của 3 dạng toán GTGT, TNCN, TNDN.
2) Bắt đầu học KTC và giải Anh văn
Song song với mục 1, mình bắt đầu soạn KTC và giải Anh văn.
Về quan điểm của mình với KTC: vì thi trắc nghiệm nên mình CHỈ CẦN HỌC KEYWORD, vừa dễ học, vừa đủ làm bài thi rồi (mình thi miền Trung kết quả 52/60 câu), mình thấy trên mạng có những tài liệu trắc nghiệm KTC lại ra quá nhiều kiểu BẪY CHỮ đòi hỏi phải học thuộc nguyên văn văn bản mới làm được, mà theo kinh nghiệm mình đi thi và quan điểm của mình, dạng BẪY CHỮ như vậy sẽ không ra, hoặc có ra cũng chỉ cùng lắm 1,2 câu trong tổng số 60 câu.
Vậy nên những tài liệu trắc nghiệm kiểu bẫy chữ mình sẽ chỉ làm vào những ngày cuối gần thi khi đã hoàn tất các phần học khác và còn dư thời gian, còn mình tập trung để học keyword và giải đi giải lại những tài liệu mình thấy sẽ hợp lý ra thi.
Ví dụ thế nào là câu hỏi Bẫy chữ:
Trong Luật cán bộ công chức:
“Điều 5: Các nguyên tắc quản lý CBCC
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.”
Thì câu hỏi bẫy chữ sẽ ra kiểu bỏ bớt vài chữ trong văn bản, hoặc thay vài chữ trong văn bản thành chữ khác (kiểu câu hỏi này đòi hỏi phải học thuộc nguyên văn văn bản mới làm được), ví dụ:
Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lý CBCC:
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
B. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
C. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công rõ ràng.
D. Thực hiện bình đẳng giới.
Đáp án C vì thiếu chữ “phân cấp”.
Còn câu hỏi mà theo mình sẽ hợp lý ra thi và mình thấy phần lớn đề thi thực đều ra kiểu này hơn (chỉ cần học keyword là đã làm được):
Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lý CBCC:
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
B. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
C. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
D. Thực hiện bình đẳng giới.
Đáp án C vì nội dung này thuộc về Nghĩa vụ của CBCC
Theo mình đề thi sẽ không cắt chữ hoặc thay đổi chữ của văn bản, mà chỉ đơn giản trộn “râu ông nọ” với “cằm bà kia” để thí sinh phân loại, và với dạng này thì chỉ cần học keyword là đã làm được rồi, mình để dành thời gian và dung lượng bộ nhớ học thuộc môn chuyên ngành, vì môn chuyên ngành mới là môn xếp hạng và quyết định ai đậu rớt, còn môn điều kiện chỉ cần đủ điểm là qua. Còn bạn nào đã học xong môn chuyên ngành trọn vẹn và có khả năng học nguyên văn văn bản KTC thì càng tốt.
Mình đã học keyword như thế nào?
Mỗi ngày mình xử lý 1 văn bản KTC, gồm 2 bước:
Bước 1: đọc từng nội dung một, cân nhắc xem chọn từ nào là keyword để nắm tương đối vấn đề.
Ví dụ:
“Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.”
=> Sau khi đọc và cân nhắc, mình highlight thành:
Nghĩa vụ của người đứng đầu:
1. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm
2. Kiểm tra, cân đối
3. Chống quan liêu, tham nhũng
4. Xử lý vi phạm
5. Giải quyết khiếu nại
Mỗi văn bản sau khi mình highlight thì nếu tính ra chỉ từ 1-2 trang A4.
Bước 2: Vì sau khi đã highlight chỉ còn lại rất ít chữ, nên bắt buộc phải HỌC THUỘC những chữ highlight này không được sai sót, thì mới phân loại được các nội dung khác nhau. Và cách học thuộc mình cũng áp dụng cách học như đối với môn chuyên ngành để nhớ được tới ngày thi.
Sau khi đã xử lý và học thuộc hết highlight các văn bản KTC, mình qua giải trắc nghiệm, và từ việc giải trắc nghiệm, mình quay lại bổ sung học thêm những phần mình đã bỏ qua khi highlight mà trong file trắc nghiệm có ra.
*Mình sẽ không up những từ mình đã highlight lên, vì nó là vô nghĩa, chính bản thân phải đọc nội dung đó vài lần, suy nghĩ, cân nhắc nên chọn từ nào làm keyword, thì mới có khả năng thuộc và khi gặp từ đó trong đề, mới hình dung được tương đối vấn đề và bắt được chữ keyword đó.
Còn với Anh văn, năm 2017 mình có bằng TOEIC 790 điểm, nhưng từ 2017 đến 2020 mình không sử dụng tiếng Anh, nên mình vẫn học và giải lại từ những gì căn bản nhất.
Mình không lao ngay vào giải đề, mà trước hết mình làm những phần bài tập chuyên biệt trước, ví dụ mình làm một tập bài trắc nghiệm riêng về mạo từ để nắm chắc dạng bài mạo từ, làm một tập bài riêng về chia thì, bài tập riêng về câu điều kiện … Sau khi đã làm hết các tập bài chuyên biệt của từng chủ điểm, mình mới qua giải đề, từ lúc bắt đầu ôn đến ngày thi, mình đã giải cực kỳ nhiều bài tập và đề thi, bao gồm đề thi công chức, đề thi trình độ B, C, đề thi THPT, đề thi đại học… và điều này đã giúp mình khi thi lại bằng TOEIC để nộp hồ sơ, mình đã đạt 860 điểm trong khi không hề luyện bất kỳ đề thi TOEIC nào.
Và mỗi khi giải bài tập chuyên biệt hoặc giải đề, câu nào sai mình sẽ ghi cái mình sai đó ra giấy, và vẫn áp dụng cách học kia, mỗi ngày trước khi muốn làm tập bài mới hoặc giải đề mới phải ĐỌC lại TẤT CẢ những tờ giấy ghi lỗi sai của các đề trước.
Ở kỳ thi vừa rồi, mình thấy đề anh văn lấy từ kiến thức anh văn lớp 10,11,12, không biết kỳ thi sau có còn sử dụng nguồn này không.
——————————
 
*** GIAI ĐOẠN 3 ***
Vì tất cả những thắc mắc có thể phát sinh cần giải đáp, mình đã trao đổi trong các group ở Giai đoạn 2 rồi, nên qua Giai đoạn này mình không tương tác trong group nữa, để tập trung hoàn toàn giải quyết những nội dung cuối:
– Học thuộc Luật Quản lý thuế, học thuộc 13 câu hỏi mở đã xác định
– ÔN LUYỆN lại những gì đã học
– Đọc thêm các tài liệu liên quan đến kiến thức mở khác
1) Học thuộc Luật quản lý thuế và 13 câu hỏi mở: vẫn áp dụng cách học kia.
2) ÔN LUYỆN lại những gì đã học: có những ngày chu kỳ đọc thuộc luật thuế GTGT, TNCN, TNDN, KTC, Anh văn nó rơi vào trùng nhau là những ngày cực kỳ nặng, nếu hôm nào cảm thấy quá stress không thể ép được thì chấp nhận cho bản thân thư giãn 1,2 ngày (chỉ 1 hoặc 2 ngày thôi chứ không khi quay lại là mọi thứ sẽ như mới).
3) Đọc thêm các tài liệu liên quan đến kiến thức mở khác: cái này thì hữu duyên thôi chứ miên man lắm 😀, gặp đâu đọc đó thôi, chứ tìm kiếm mất công.
——————————
 
*** GIAI ĐOẠN 4 ***
-Lên kế hoạch ôn luyện hợp lý lại tất cả những kiến thức học thuộc cho mỗi ngày.
-Cứ giải đi giải lại đều đặn những bài tập toán, trắc nghiệm KTC, đề Anh văn ĐÃ TỪNG GIẢI cho đến tận ngày thi.
-La liếm và hóng hớt trong các group
Những bài tập toán tính đến ngày thi mình đã giải lại 5 lần, nhưng ngay cả ở lần giải thứ 4 mình vẫn còn sai sót, chính vì vậy việc giải đi giải lại bài tập là cực kỳ cần thiết và mình không dám chủ quan.
Giai đoạn này thì đã được vũ trang đầy đủ rồi, nên sẽ quay lại hoạt động trong các group để sàng lọc nhận thêm kiến thức, đồng thời thông qua việc giải đáp kiến thức cho người khác sẽ giúp bản thân nhớ được lâu và chắc hơn.
——————————
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về quá trình ôn thi của mình. Mặc dù đã cố gắng viết thật chi tiết nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mình chưa viết sâu vào được, nên sau này có các kỳ thi mới, có gì mình sẽ chia sẻ sâu vào từng nội dung nhỏ sau,còn với bài chia sẻ này bạn nào đọc mà có thắc mắc gì thì cứ nhắn mình nhé, hoặc sau này khi kỳ thi mới được tổ chức, bạn nào có quỹ thời gian không nhiều, phải lựa chọn học gì để tối ưu nhất, thì có thể nhắn trao đổi với mình, mình sẽ trao đổi với bạn nên chọn cái gì, điều nào, học như thế nào là tối ưu nhất với quỹ thời gian và mục tiêu của bạn nhé.
Với mình kỳ thi thuế vừa rồi là một trải nghiệm đáng nhớ, nên mình chỉ đơn giản muốn được chia sẻ lại quan điểm, góc nhìn của mình với các bạn để giúp các bạn định hướng phần nào về việc học thôi 😀.
Còn về Bài chia sẻ 2-LÀM BÀI THI tuần sau mình sẽ cố gắng ngồi nhớ lại để viết và up lên các bạn tham khảo nhé.
——————————
Cám ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết của mình 😀.
——————————
Link file tài liệu (không hiểu sao FB không cho up file nên mình dùng drive các bạn nhé): https://drive.google.com/…/1NPi7H0eQmG…/view…

Update 14/10/2020 1 gb tài liệu của bạn Tùng 2019

https://drive.google.com/drive/folders/1d-aFMkvwMdLI4p-j6Pc6Ypx6Ykrq4nb5

 

UPADTE QUAN TRỌNG FULL LINK CÔNG CHỨC THUẾ MỚI Ở ĐÂY- ĐẦY ĐỦ – ÔN THUẾ 2020

Tổng hợp 1,5Gb tài liệu dung thuế kèm link tải mới nhất 2020. Nghỉ  dịch nên nhiều người hỏi tài liệu ôn thi thuế em gửi luôn ở đây nhé! 

Tổng hợp 1,5Gb tài liệu dung thuế kèm link tải mới nhất 2020
Tổng hợp 1,5Gb tài liệu dung thuế kèm link tải mới nhất 2020

Lưu ý:

  • File nặng tải bằng máy tính mới được
  • Tài liệu free rất nhiều không nên bỏ tiền mua với cam kết bao đậu
  • Chăm là đỗ, cần cù bù thông minh.

Nếu không có quá gánh nặng về tiền bạc thì thuế mà ngành công chức khá là hay ạ, cũng đáng để 1 lần thử sức 

Link tải : https://drive.google.com/open?id=1Bdx5YdmPXzVDYULjdlE0cPShddQ6ncfV

Update 9/8/2020 link  90MB kiến thức ôn thuế 2020

https://drive.google.com/uc?id=1Pfv4YV4FWBfH4SPaHtYaUvvLtrqbTexf&export=download

LINK Folder TÀI LIỆU kho bạc+ thuế 2020 cập nhập theo ngày: Link tài liệu ôn thi kho bạc 2019 – update 2020

https://drive.google.com/drive/folders/1rHsmVecrMSXrhfhedxrSEYoIYhg0bH6U

Xem thêm bài viết liên quan

Tài liệu ôn thi công chức Thuế cơ bản 2022

Công chức thuế 2022: chỉ tiêu ít, có nên thi hay không?

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);