Kiến thức trọng tâm học tủ vietcombank cần thiết trước các kỳ thi. Không hổ danh là một trong bốn ông lớn đầu tàu trong ngành Ngân hàng, vì vậy mà các đợt tuyển dụng của Vietcombank luôn giữ được độ “HOT”. Để ứng tuyển vào Ngân hàng này, ngay từ vòng hồ sơ, các bạn ứng viên đã phải chuẩn bị kĩ lưỡng với tiêu chí khắt khe. Sau đó, ứng viên thấp thỏm đợi nhân sự mail thông báo lịch thi. Và vẫn như thường lệ, Vietcombank gửi mail sát lịch thi, “đánh úp” khiến các sĩ tử vô cùng hoang mang! Chắc chắn có không ít bạn ở tâm thế bị động và muốn học tủ Vietcombank.
Vậy nếu chỉ còn một ngày để “HỌC TỦ” chúng ta sẽ ôn những phần kiến thức nào trong vô vàn thông tin, tài liệu ngoài kia? Hiểu được tâm lí đó, bài viết chia sẻ nội dung học tủ Vietcombank này, hi vọng sẽ giúp ích được phần nào để các bạn chuẩn bị thi test tốt hơn!
Nội dung chính:
Kiến thức trọng tâm học tủ vietcombank cần thiết trước các kỳ thi
Kì thi tuyển dụng của Vietcombank đang chính thức đến gần, các bạn đã ôn luyện được nhiều chưa? Sau đây là tổng hợp lại kiến thức cần nắm vững khi đi thi Vietcombank mà các bạn cần phải có. Mời các bạn tham khảo!
1. Về Kiến thức Vĩ mô
Chú ý các nội dung sau:
- Các kiến thức về GDP, GNP: Kỳ lạ là năm nào cũng có 1 câu.
- Lãi suất Danh nghĩa & Lãi suất thực: Chú ý liên quan đến Lạm phát.
- Chính sách Tài khóa: Mở rộng & Thu hẹp áp dụng trong trường hợp nào?
- Chính sách Tiền tệ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Hoạt động trên thị trường mở. Chú ý Chính sách tiền tệ nới lỏng và thắt chặt & Phạm vi áp dụng.
- Mô hình IS-LM: Tác động của Chính sách Tài khóa & Chính sách Tiền tệ.
- Lạm phát & Thất nghiệp: Nguyên nhân gây ra Lạm phát (Rất hay hỏi) – Phân tích nguyên nhân lạm phát do Cầu, Cung. Biện pháp giảm Lạm phát
- Đường cong Philips: Tương tự GDP
2. Về Tiếng Anh
Nội dung sau hay gặp:
- Phrasal Verb: Chắc chắn gặp. Chú ý các cặp Phrasal Verb với 6 động từ quan trọng sau: Go/Come/Arrive/Look/Take/Get
- Đảo câu – Inversion
- Mệnh đề Quan hệ & Rút gọn Mệnh đề Quan hệ
- Câu điều kiện: Loại 1,2 & 3
- Giới từ: Chú ý với “in/at/on”.
- Mệnh đề Nguyên nhân kết quả: Chú ý phân biệt rõ cách dùng của “Although/Even though/ Despite/ In spite of/ Because of/ On account of”
3. Về Nghiệp vụ với Tín dụng
Nghiệp vụ Tín dụng sẽ tập trung vào:
- Nghiệp vụ Cho vay: Nắm vững Thông tư 39/2016, đặc biệt các Nội dung liên quan đến: Nhu cầu không được vay vốn; Lãi suất khi quá hạn; Phương thức Cho vay & Loại hình Cho vay chính. Mấy cái Phương thức như Cho vay tuần hoàn, Cho vay lưu vụ thì BỎ, không cần học.
- Nghiệp vụ Tín dụng: Căn cứ theo Luật các TCTD số 47/2010 & Sửa đổi Luật TCTD năm 2018. Các kiến thức trọng tâm gồm: Đối tượng không đảm nhiệm/ không cùng đảm nhiệm chức vụ; Giới hạn cấp Tín dụng; Công y con/ Công ty liên kết; Cổ đông lớn..
- Nghiệp vụ về Biện pháp bảo đảm: Căn cứ theo Nghị định 102/2017 về Đăng ký Biện pháp bảo đảm. Kiến thức trọng tâm gồm:
- Các giao dịch cần đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Hiệu lực biện pháp bảo đảm.
- Thông tư 22/2019 về Giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động TCTD: Nội dung Quan trọng, ƯA THÍCH của Vietcombank.
- Nghiệp vụ về Luật Doanh nghiệp 2015: Chú ý các loại hình Doanh nghiệp; Người đại diện pháp luật từng loại hình; Loại hình nào được phát hành Cổ phiếu/ Trái phiếu. Phần này, tương tự, món ăn ƯA THÍCH của Vietcombank.
- Nghiệp vụ về Tài chính Doanh nghiệp: Học cho kỹ “cái A nằm trong khoản mục nào của Bảng CĐKT”, các nội dung về Vốn lưu động ròng, Nhu cầu VLĐ. Ý nghĩa của các chỉ số Tài chính. Phần này năm nào cũng thi các nội dung trên.
- Nghiệp vụ về Tài trợ dự án: Đừng quên các kiến thức về NPV, IRR. Các phần câu hỏi này không khó, tuy nhiên, thường xuyên gặp trong các năm.
- Kế toán Ngân hàng: Phần này CHẮC CHẮN có, làm ăn nắm rõ Thông tư 200 Hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp.
4. Về Nghiệp vụ của Giao dịch viên/ Ngân quỹ
Các phần kiến thức Ôn tập gồm:
- Nghiệp vụ Tín dụng: tập trung vào Luật các TCTD số 47/2010, Thông tư 02 về Phân loại Nợ. Đặc biệt Chú ý Thông tư 22/2019 và Luật Doanh nghiệp.
- Nghiệp vụ về Báo cáo Tài chính: Tương tự như phần Tài chính Doanh nghiệp của QHKH. Thi giống nhau ở Nội dung này.
- Các loại Chứng từ Kế toán:
- Nghiệp vụ về Tài sản cố định: Chú ý khấu hao TSCĐ ở Thông tư 45/2013 về Trích khấu hao TSCĐ.
- Nghiệp vụ Ngân quỹ: Chú ý các Luật cơ bản như Thông tư 01/2014 về giao nhận, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý. Thông tư 28/2013 về xử lý tiền giả, tiền nghi giả.
Bên cạnh các nội dung trên, cần chú ý:
- Bám sát nội dung của Luật Kế toán và 26 chuẩn mực Kế toán
- Chú ý về Người cư trú, Người không cư trú.
- Thông tư 200 Hướng dẫn về Chế độ Kế toán
Vừa rồi mình đã liệt kê các kiến thức TRỌNG TÂM và không đồng nghĩa các nội dung khác không có. Thời gian gấp, chúng ta tranh thủ ôn tập, học tủ Vietcombank được phần nào tốt phần đó nhé!