Kinh nghiệm đi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng cần biết

Kinh nghiệm đi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng cần biết. Phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng không hề đơn giản và đây có thể là vòng xét duyệt khó khăn nhất của các nhà tuyển dụng đưa ra. Nếu bạn muốn nhanh chóng được nhận vào thử việc cần trả lời thật tốt các câu hỏi, trúng mục đích của nhà tuyển dụng. Bài viết sau sẽ chia sẻ cùng bạn các kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng vô cùng hữu ích cho bạn.

Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!

Kinh nghiệm đi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng cần biết
Kinh nghiệm đi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng cần biết

Giao dịch viên ngân hàng là gì, làm những nhiệm vụ gì?

Giao dịch viên ngân hàng được xem là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng. Đây là những người trực tiếp tiếp cận với khách hàng giống như kiểu lễ tân ở các khách sạn nổi tiếng trên thế giới. Mỗi ngân hàng thường có rất nhiều các giao dịch viên và họ làm việc ngay tại ngân hàng ở các vị trí khác nhau, làm việc tại quầy.

Chúng ta có thể nhìn từ các giao dịch viên ngân hàng để đánh giá về chất lượng dịch vụ của nhà băng. Trong thời buổi hiện nay, ngày càng có nhiều các ngân hàng được thành lập thì vũ khí của các ngân hàng chính là các giao dịch viên ngân hàng. Nếu muốn có sự cạnh tranh bắt buộc bạn phải sở hữu được đội ngũ các giao dịch viên không những “mặt hoa da phấn” mà còn phải giỏi chuyên môn.

Giao dịch viên ngân hàng là gì, làm những nhiệm vụ gì?
Giao dịch viên ngân hàng là gì, làm những nhiệm vụ gì?

Nói thế thế bạn đã biết vai trò, chức năng của một giao dịch viên ngân hàng là gì rồi đúng không nào. Và theo quy định chung của các nhà băng, một giao dịch viên ngân hàng sẽ phải làm tốt các công việc sau:

  • Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm tài chính tín dụng nhằm phát triển các dịch vụ mới, sản phẩm mới để tăng số lượng khách hàng.
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ vốn có của ngân hàng, nêu ra các đặc điểm nổi bật để thu hút khách hàng quan tâm nhiều hơn.
  • Thực hiện thao tác nghiệp vụ theo sự phân công của nhà băng theo từng vị trí chức vụ mà ngân hàng sắp xếp qua từng thời kỳ khác nhau.
  • Chăm sóc KH & Phát triển quan hệ lâu dài với khách hàng cùng các đối tác của ngân hàng để đảm bảo sự hợp tác dài hạn nhất và hiệu quả nhất.

Nói chung, công việc giao dịch viên ngân hàng nói khó không khó mà nói dễ cũng không hề dễ. Nếu làm tốt bạn sẽ có một công việc ổn định với một mức lương xứng đáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trúng vòng phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng của các nhà tuyển dụng nhé. Vậy nên, hãy nắm bắt các kinh nghiệm của những người đi trước để chuẩn bị tốt và có cho mình chuẩn bị trả lời phỏng vấn tốt nhất.

Kinh nghiệm đi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng mà bạn nên biết

Trước khi phỏng vấn bạn nên làm gì?

Trước khi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng bạn cần tìm hiểu đúng về vị trí công việc này của mình. Trong đó, hiểu đúng về các áp lực của công việc, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như những yêu cầu chung khác. Mỗi nhà băng sẽ có điều kiện tuyển dụng khác nhau và bạn có thể hỏi họ hoặc xem thông báo tuyển dụng giao dịch viên ngân hàng chi tiết.

Hãy nhớ rằng, tất cả các cuộc phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra khung giờ phỏng vấn cụ thể chứ không phải là bạn lựa chọn. Giờ phỏng vấn tuy được ấn định nhưng thường sẽ diễn ra muộn hơn nhưng bạn cần đến đúng giờ và tốt nhất là đến sớm hơn 10 phút để chứng tỏ bản thân của mình.

Trước khi phỏng vấn bạn nên làm gì?
Trước khi phỏng vấn bạn nên làm gì?

Theo những người làm trong bộ phân tuyển dụng của các ngân hàng thì ngay khi bạn vừa bước chân vào ngân hàng để chuẩn bị phỏng vấn họ sẽ quan sát bạn ngay lập tức. Vậy nên, hãy chú ý đến một vài điều sau bởi nó là kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng giúp bạn ghi điểm ngay từ cái nhìn đầu tiên:

  • Luôn đi sớm 10 phút và cần chú ý xuất hiện với một bộ đồ đẹp tốt nhất là đồ công sở với yêu cầu giầy tây – guốc 3-5 cm, quần tây – váy, sơ mi trắng.
  • Có thể tận dụng thời gian này để đi WC trước nhằm tránh ảnh hưởng đến cuộc phỏng vấn.
  • Nữ nên trang điểm nhẹ và còn các ứng cử viên nam nên cắt tóc gọn gàng, vuốt keo.
  • Không mang trang sức có kích thước lớn và có thiết kế lạ mắt.
  • Trong lúc ngồi chờ đợi hay xem lại hồ sơ của mình và ngồi một cách lịch sự…

Trong lúc phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Thường thì bên hành chính nhân sự sẽ gọi từng người một vào để phỏng vấn. Bạn sẽ chờ gọi đến tên mình vào để gặp nhà tuyển dụng và bắt đầu buổi nói chuyện để xin việc của mình. Nếu bạn là người phỏng vấn sau có thể xin số điện thoại của người vào trước và dò hỏi từ họ kinh nghiệm trả lời phỏng vấn nhưng có thể họ sẽ không trả lời bạn vì tính cạnh tranh của buổi phỏng vấn.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý là các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao các tính nhẫn nại của bạn. Do đó, bạn cần thật bình tĩnh, luôn mỉm cười và luôn nhìn thẳng vào mặt người đặt câu hỏi phỏng vấn cho bạn để chứng tỏ mình là người lịch sự và đừng quên “dạ vâng” hoặc sử dụng các cụm từ như  “Dạ, theo em được biết thì/ theo ý kiến của em thì…” và nói câu cảm ơn sau cuộc trò chuyện.

Trong lúc phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng
Trong lúc phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Những việc bạn cần chú ý khi trả lời phỏng vấn tuyển dụng của ngân hàng gồm:

  • Chuẩn bị giới thiệu về bản thân của mình nhưng cần giới thiệu ngắn gọn, chính xác nhưng lại có sự thần thánh hóa nhất.
  • Cần trả lời đúng các câu hỏi, đúng trọng tâm các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, tránh trả lời lan man và không có sự dứt khoát.
  • Đừng nên chỉ bị động trong cuộc trò chuyện mà bạn cũng cần là người chủ động đặt ra các câu hỏi cho họ để tạo không khí trao đổi từ hai bên.
  • Cố gắng chứng tỏ năng lực của mình và đừng quên hỏi nhà tuyển dụng về cơ hội gắn bó, thăng tiến trong cuộc việc bởi bạn sẽ được đánh giá cao hơn về điều này bởi có ý định gắn bó lâu dài với ngân hàng của họ.
  • Nếu được hỏi tạo chúng tôi phải chọn bạn thì đừng nên phô trương những thành tích mà mình đạt được bởi tất cả đã nêu trong hồ sơ của bạn. Nếu bạn làm việc này lộ liễu bạn sẽ mất điểm ngay lập tức…

Sẽ có những tình huống thực tế dành cho bạn

Các tình huống thực tế tuy rất nhỏ nhưng với những ứng cử viên mới thì nó thực sự là một rào cản và thực tế thì ít có ai vượt qua các câu hỏi này. Các câu hỏi thực tế sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được các kiến thức thực của bạn liên quan đến công việc sau này chính vì thế bạn cần tìm hiểu sâu, hiểu đúng cùng với đó là đặt mình và công việc để trả lời một cách tốt nhất.

Nói chúng là có rất rất nhiều các câu hỏi, tình huống thực tế có thể bạn sẽ gặp. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng chỉ dùng từ 1 đến 2 tình huống để đánh giá các ứng cử viên xem ai sáng giá nhất. Và bạn có thể tham khảo một vài tình huống thực tế tại đường link https://ub.edu.vn/hot-kinh-nghiem-phong-van-vi-tri-giao-dich-vien-nam-2018-p1.html.

Khi khi kết thúc buổi phỏng vấn

Cho đến khi bạn ra khỏi ngân hàng bạn vẫn cần giữ thái độ điềm tĩnh và lịch sự bởi nhà tuyển dụng vẫn sẽ để ý đến bạn. Bạn đừng đòi lại hồ sơ của mình bởi ngân hàng sẽ giữ lại dù bạn có trúng phỏng vấn hay không đậu vòng phỏng vấn này. Họ cũng sẽ không trả lời bạn ngay mà sẽ cần thời gian xem xét.

Khi khi kết thúc buổi phỏng vấn
Khi khi kết thúc buổi phỏng vấn

Tuy nhiên, bạn không thể là người chủ động gọi cho ngân hàng để xem kết quả buổi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng. Khi có kết quả bên tuyển dụng sẽ có trách nhiệm thông báo cụ thể đến bạn bằng điện thoại hay gmail. Và nếu sau thời gian hẹn lấy kết quả mà bạn không có câu trả lời tức là bạn đã không trúng tuyển…

Lộ trình thăng tiến của một giao dịch viên ngân hàng

Nếu bạn nắm chắc trong tay các kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng thì cơ hội công việc của bạn đã là 50%. Và một khi đã trở thành nhân viên của các ngân hàng bạn sẽ có một việc làm ổn định, mức lương tốt và cơ hội thăng tiến trong công việc lên các vị trí cao hơn.

Trên thực tế, tất cả các chức vụ cao trong nhà băng sẽ đều phải bắt đầu từ các vị trí thấp nhất này. Và nếu như bạn làm tốt thì bạn có thể được luân chuyển vào các vị trí công việc khác trong thời gian quy định như:

  • Giao dịch viên ngân hàng làm việc trong từ 1 đến 2 năm
  • Kiểm soát viên tại các nhà băng sẽ làm việc từ 2 đến 3 năm
  • Trưởng/ phó phòng Dịch vụ khách hàng làm việc từ 3 đến 5 năm
  • Phó giám đốc Vận hành ngân hàng trong từ 5 đến 7 năm
  • Giám đốc chi nhánh ngân hàng nếu có kinh nghiệm từ 7 đến 9 năm
  • Từ 9 năm trở nên bạn có thể được điều chuyển đến các vị trí khác tại Hội Sở ngân hàng trên toàn quốc nếu làm tốt nhiệm vụ của mình…
Lộ trình thăng tiến của một giao dịch viên ngân hàng
Lộ trình thăng tiến của một giao dịch viên ngân hàng

Trong kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng, nhấn mạnh về các điều kiện mà ngân hàng đưa ra bao gồm các kỹ năng công việc, các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần có và các kiến thức nghiệp vụ liên quan. Dĩ nhiên mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau nhưng nó đều là chiêu thức để các nhà băng chọn người “hiền tài” để phục vụ cho sự nghiệp phát triển chung.

Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn chuẩn bị thi giao dịch viên ngân hàng!

Câu hỏi thường gặp

Giao dịch viên ngân hàng là gì, làm những nhiệm vụ gì?

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);