Bạn đang làm việc thông minh hay làm việc chăm chỉ? Đâu là lựa chọn tốt nhất? Đâu là yếu tố quyết định đến năng suất làm việc và làm cách nào để gia tăng nó một cách hiệu quả nhất?
Nội dung chính:
Năng suất khác với bận rộn?
Có một sự khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm bận rộn và năng suất nhưng lại rất dễ bị đánh đồng bởi nhiều người. Bạn có thể cảm thấy mình bận rộn suốt cả một ngày nhưng song song đó vẫn nhận ra bản thân bị bỏ lại đằng sau những mục tiêu mình đang hướng tới. Bạn đã bao giờ dành cả hàng giờ liền hay thậm chí cả ngày chỉ để dọn sạch sẽ hộp thư của mình, trong khi mục tiêu cần đạt được trong ngày vẫn còn bỏ ngõ?
Hay gần đây nhất, bạn nỗ lực hoàn thiện 75% lượng công việc trong danh sách việc cần làm trong ngày dài đằng đẵng, thay vì liệt kê ra 2 việc quan trọng nhất cần được hoàn thành ngay trong hôm nay? Có vẻ như bạn thật sự bận rộn đấy, nhưng bạn có chắc mình đang làm việc năng suất hay không?
Các yếu tố quyết định năng suất làm việc
Năng suất làm việc của một nhân viên thường không cố định mà bị chi phối bởi khá nhiều yếu tố xung quanh. Cụ thể như:
- Về con người: Yếu tố về con người bao gồm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tích lũy trong quá khứ. Một nhân viên với bề dày kinh nghiệm và kỹ năng tốt sẽ có năng suất làm việc cao hơn người xung quanh.
- Cơ sở vật chất: Bao gồm công cụ, dụng cụ được trang bị cho người lao động trong quá trình làm việc. Thiếu đi cơ sở vật chất nghĩa là nhân viên không nhận được sự hỗ trợ đắc lực nhất của mình.
- Điều kiện tự nhiên: Bao gồm thời tiết, khí hậu hoặc các yếu tố khách quan. Những yếu tố này cũng tác động đáng kể đến năng suất lao động của nhân sự.
Năng lực làm việc là gì? Có quan trọng không?
Năng lực là mức công việc tối ưu mà một nhân viên có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, nó được đo lường bằng tốc độ nhận thức, số lượng công việc mà nhân viên đã thực hiện. Ngoài ra, nó còn là những kỹ năng mềm và khả năng làm chủ công việc.
Năng lực làm việc được chia thành 4 loại cơ bản là:
- Năng lực nhận thức: là tư duy, sáng tạo và sự tập trung quan sát.
- Năng lực giao tiếp, lãnh đạo: là tố chất cần có của nhà lãnh đạo.
- Năng lực tổ chức, quản lý: ảnh hưởng tới quá trình thăng tiến và quyết tâm trong công việc.
- Năng lực kỹ thuật, chuyên môn: là kỹ năng cơ bản giúp nhân viên hoàn thành công việc.
Một ví dụ về năng lực làm việc như sau: Một số người gặp khó khăn khi giải quyết những sự cố và họ luôn tìm kiếm những lý do bên ngoài và không bao giờ tìm ra hướng giải quyết trong khi một số người gặp phải vấn đề tương tự, họ sử dụng trí tuệ, hiểu biết đã giải quyết mọi việc một cách dễ dàng, đây là điểm cốt lõi của năng lực làm việc.