Bằng tiếng anh b1 có thời hạn bao lâu ? Bằng tiếng Anh B2 có thời hạn bao lâu

Bằng tiếng anh b1 có thời hạn bao lâu ? Bằng tiếng Anh B2 có thời hạn bao lâu việc chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ tùy theo mục đích, yêu cầu của từng công việc cụ thể bao gồm xác định năng lực ngoại ngữ trong tuyển sinh, xét chuẩn đầu ra do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định.

Bằng tiếng anh b1 có thời hạn bao lâu ?

Khi xét tốt nghiệp văn bằng 2, Trường thông báo chứng chỉ tiếng Anh B1 của ông Nhật đã quá hạn 2 năm. Ông Nhật hỏi, chứng chỉ tiếng Anh B1 của ông còn giá trị không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Ông Hồ Minh Nhật đã có chứng chỉ tiếng Anh B1 khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế. Hiện tại ông Nhật đang học văn bằng 2 tại Trường và được thông báo chứng chỉ tiếng Anh của ông đã quá hạn 2 năm vì thời hạn có giá trị của chứng chỉ do đơn vị cấp quy định.

Trên cơ sở các văn bản hiện hành, việc chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ tùy theo mục đích, yêu cầu của từng công việc cụ thể bao gồm xác định năng lực ngoại ngữ trong tuyển sinh, xét chuẩn đầu ra do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định.

nguồn :Chinhphu.vn

Tìm hiểu thực tế Bằng tiếng anh b1 thời hạn bao lâu?

Bằng B1 tiếng Anh Cambridge hay Vstep đều có thời hạn vĩnh viễn. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị yêu cầu bằng B1 tiếng Anh tại Việt Nam chỉ chấp nhận bằng B1 có thời hạn trong vòng 2 năm. Vì vậy, nếu chứng chỉ B1 hay bằng B1 hết hạn thì bạn sẽ phải thi cấp lại bằng B1 tiếng Anh mới. Lí tưởng nhất là bạn nên kiểm tra với đơn vị yêu cầu chứng chỉ B1 của mình để chắc chắn thông tin về thời hạn bằng B1 tiếng Anh.  

Thời hạn bằng B1 tiếng anh phụ thuộc vào yếu tố nào?

Chứng chỉ anh văn B1 là chứng chỉ chứng nhận năng lực ngoại ngữ bậc 3 trong KNLNN 6 bậc dành cho người Việt Nam. Hoặc bậc 3 khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu. Để nắm được thông tin bằng tiếng anh B1 có thời hạn bao lâu, bạn phải nắm được bằng B1 gồm những loại chứng chỉ nào.

Tại Việt Nam đang tồn tại rất nhiều văn bằng, chứng chỉ tiếng anh. Tuy nhiên, có thể xét theo đơn vị cấp chứng chỉ để chia loại và đánh giá thời hạn bằng B1 tiếng anh như sau:

  • Chứng chỉ tiếng anh B1 do Bộ GD&ĐT cấp: nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của mỗi cá nhân, được tổ chức thi và cấp bởi các trường đại học đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Loại chứng chỉ này dành cho các đối tượng là người Việt Nam, người muốn hoàn thiện hồ sơ thi công chức; đầu ra thạc sĩ, tiến sĩ; học sinh, sinh viên đủ điều kiện ra trường…
  • Chứng chỉ B1 khung tham chiếu châu Âu: Là những loại chứng chỉ được đánh giá dựa trên khung 6 Bậc châu Âu như bài thi PET của Đại học Cambridge, chứng chỉ chuẩn châu Âu B1 CEFR. Các loại chứng chỉ này phù hợp với các đối tượng có nhu cầu học tập và công tác tại nước ngoài. Để thi đạt B1 Châu Âu cũng khó hơn B1 chuẩn Bộ GD.

Ngoài ra còn có bài thi nội bộ tương đương B1 châu Âu, chứng chỉ quốc tế tương đương B1 như Toeic, Ielts, Toefl… Tuy nhiên các chứng chỉ này chỉ được sử dụng tương đương B1 trong một số trường hợp nhất định.

Bằng B2 tiếng Anh có thời hạn bao lâu?

Trên thực tế chứng chỉ Tiếng Anh B2 Châu Âu tại Việt Nam thường chỉ mang thời hạn trong vòng 1-1,5 năm.

Và những đối tượng dưới đây đây rất cần bằng B2 tiếng Anh:

  • Nghiên cứu sinh (NCS) trước khi bảo vệ tiến sỹ
  • Giáo viên Anh văn cấp 1 và 2, giáo viên Anh văn mầm non
  • Sinh viên chất lượng cao trường Đại học Quốc Gia HN, sinh viên hệ liên kết, khoa Quốc tế
  • Thi nâng hạng chuyên viên, giảng viên cao cấp

Thông qua bằng B2 thì công việc của bạn ở cơ quan, ở đơn vị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Bên cạnh tấm bằng đại học
thì song song với nó bằng b2 tiếng Anh cũng quan trọng không kém. Thực tế có rất nhiều người học ra trường cầm
trên tay tấm bằng đại học nhưng lại không có bằng tiếng Anh vô hình chung các bạn đã đánh mất cho mình rất nhiều
cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến tốt trong công việc.

Dùng bằng tiếng Anh giả bị phạt bao nhiêu?

Nếu hành vi mua bằng giả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại kkhoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử hoặc tại trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp bị tẩy, xóa, sửa chữa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người đứng tên trong văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

Bên cạnh đó, khi vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP là là bị tịch thu bằng giả.

Câu hỏi thường gặp

Bằng tiếng anh b1 có thời hạn bao lâu ?

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);