Số ca bệnh mắc bệnh suy thận đang có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ người chuyển sang giai đoạn cuối chiếm đến 0,1% dân số. Bệnh suy thận không chỉ là gánh nặng cho sức khỏe, tinh thần mà còn khiến cho kinh tế nhiều gia đình kiệt quệ. Cùng ngolongnd tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính:
Phân loại suy thận
Dựa vào cơ chế bệnh sinh, suy thận được chia như sau: Suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp gồm có: trước thận, tại thận và sau thận. Còn bệnh thận mạn được chia thành năm giai đoạn: 1, 2, 3 (a và b), 4, 5; riêng giai đoạn 5 còn gọi là suy thận mạn tính.
Suy thận cấp
- Suy thận cấp trước thận: Xuất hiện khi lưu lượng máu đến thận không đủ, ảnh hưởng đến khả năng đào thải chất độc. Nguyên nhân của tình trạng này do chấn thương, phẫu thuật hoặc các bệnh khác. Triệu chứng thường gặp gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, co giật, hôn mê… Suy thận cấp tính trước thận có thể được chữa khỏi nếu bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây giảm lưu lượng máu đến thận.
- Suy thận cấp tại thận: Có thể do chấn thương trực tiếp đến thận như va đập mạnh, tai nạn. Ngoài ra, bệnh cũng xảy ra khi thận phải lọc quá nhiều độc tố, thiếu máu cục bộ hay thiếu oxy đến thận. Trong đó, nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ bao gồm chảy máu nghiêm trọng, tắc nghẽn mạch máu thận, viêm cầu thận…

- Suy thận cấp sau thận: Bệnh có liên quan đến sự co mạch thận hướng tâm, phát triển để đáp ứng với sự gia tăng mạnh trong ống thận, thường có triệu chứng vô niệu (không có nước tiểu). Bệnh thường xảy ra do đường tiết niệu bị tắc cấp tính như tắc niệu quản hai bên, tắc cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, hình thành khối u, u tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, sán máng bàng quang.
- Ngoài ra, người bệnh bị suy thận cấp tính sau thận có thể do các nguyên nhân khác bao gồm viêm nhú hoại tử, xơ hóa sau phúc mạc và các khối u sau phúc mạc, các bệnh và chấn thương tủy sống. Riêng tắc nghẽn niệu quản một bên thường đủ để phát triển suy thận cấp sau thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Suy thận mạn
Bệnh thận tiến triển với tốc độ khác nhau ở những người khác nhau và có thể mất từ 2-5 năm để chuyển qua các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn bệnh thận được đo bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra mức lọc cầu thận ước tính (eGFR). Khi chức năng thận giảm, eGFR giảm, eGFR càng thấp cho thấy bệnh thận mạn càng tiến triển xấu hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận
- Số lượng nước tiểu giảm dần
- Đau vùng thắt lưng
- Sốt, đau cơ và ngứa, nổi ban sẩn sau dùng thuốc
- Nước tiểu có màu đỏ hoặc thẫm màu
- Thiểu niệu, vô niệu, phù, tăng huyết áp
- Cơn đau quặn thận hoặc đau hố lưng hoặc các điểm niệu quản
- Thận to do ứ nước, ứ mủ
- Triệu chứng của bàng quang: đau tức vùng bàng quang, đái buốt, đái dắt
- Thăm trực tràng có thể thấy tuyến tiền liệt to đi kèm với các rối loạn tiểu
Nguyên nhân dẫn đến suy thận
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tại thận, bệnh lý ở cầu thận chiếm 40%, gồm:
• Viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống.
• Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính.
• Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
• Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc một số thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.

Bên cạnh đó, việc nhịn tiểu (phụ nữ hay nhịn hơn nam) cộng với cấu tạo giải phẫu của phụ nữ, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, người bị tiểu đường, người suy thận, người phải chạy thận cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn người bình thường.
Thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, lối sống thiếu khoa học, như khi biết bị bệnh nhưng không điều trị, điều trị nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ… làm bệnh tiến triển nhanh.
Phòng ngừa bệnh thận bằng chế độ ăn uống lành mạnh
- Hãy chọn thực phẩm có lợi cho tim và toàn bộ cơ thể
- Ăn ít thực phẩm giàu oxalat. Ví dụ như đại hoàng, củ cải đường, đậu bắp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, khoai tây ngọt, trà, sô cô la và các sản phẩm đậu nành,…

- Xây dựng bữa ăn lành mạnh. Chế độ ăn giảm muối, chất béo và protein động vật. Sử dụng nguồn protein không động vật như các loại hạt và đậu. Trái cây và rau quả chưa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khỏe. Đồng thời những món ăn này sẽ giúp ngăn ngừa tăng cân.
- Ăn quá nhiều muối sẽ gây huyết áp cao. Từ đó có thể gây ra các bệnh thận nguyên nhân do cao huyết áp. Vì vậy có thể nấu ăn với hỗn hợp gia vị thay vì muối
- Cố gắng chọn thực phẩm ít hoặc không có đường
- Ăn chậm vào giờ ăn nhẹ
- Mất nước làm giảm lưu lượng máu đến thận. Từ đó có thể làm tổn thương thận. Vì vậy hãy uống đủ nước trong mỗi ngày.
Cẩn thận với chỉ số huyết áp
Khi áp lực máu tăng cao, các mao mạch có xu hướng phình lên. Nếu giãn nở quá mức, mạch máu có thể vỡ và gây xuất huyết.

Ở người bệnh tăng huyết áp, bất kỳ mao mạch nào cũng có nguy cơ chịu thương tổn, bao gồm cả những mạch máu ở thận. Khi tình trạng này phát sinh, thận có thể ngưng công việc lọc thải độc tố và loại bỏ nước dư thừa. Sau đó, sự tích tụ của hai thành phần này lại tiếp tục cản trở hồng cầu lưu thông, khiến huyết áp tăng lên.
Kiểm soát cân nặng
Mặc dù cơ chế gây suy giảm chức năng thận của tình trạng thừa cân vẫn chưa được kết luận rõ ràng, nhưng các chuyên gia đã chứng minh vấn đề sức khỏe này là yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp và đái tháo đường, hai nguyên nhân suy thận hàng đầu.
Vì vậy, để phòng ngừa suy thận phát sinh, bạn nên thường xuyên để ý đến cân nặng của mình. Nếu bạn có xu hướng béo phì, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về một liệu pháp giảm cân an toàn.