Một số tư vấn hay chọn mua máy rửa bát được sưu tầm tên voz và tinhte.vn .Để chọn máy rửa bát phù hợp, thường anh em sẽ quan tâm nên chọn brand nào, có các chức năng ra sao, có chính hãng không… Tuy nhiên sau khi dùng 2 đời máy rửa bát khác nhau, mình nhận ra rằng DUNG TÍCH MÁY (số bộ chén đĩa mà máy rửa được) mới là thứ ảnh hưởng nhiều nhất đến trải nghiệm sử dụng.
Nội dung chính:
Lời khuyên chưa đầy đủ từ người bán
Dông dài một chút: Thông thường cả hãng lẫn nhân viên sale sẽ tư vấn anh em chọn máy dựa trên số thành viên trong gia đình. Ví dụ: nhà chỉ có 2 vợ chồng thì có thể chọn máy 6 set kiểu Nhật hoặc 8 set kiểu Âu. Ban đầu mình cũng nghĩ vậy và quyết định mua máy 8 set vì nhà chỉ có 2 vợ chồng.
Hoá ra để chọn đúng dung tích máy còn nhiều yếu tố cần cân nhắc hơn là chỉ dựa vào số thành viên gia đình. Mình xin liệt kê như sau:
Tiêu chí lựa chọn
a. Không gian căn bếp: Nhà bạn có chỗ để máy lớn không?
Cái này thì không phải bàn cãi rồi. Máy kiểu Nhật ít chiếm diện tích nhất nhưng dung tích cũng thấp nhất và bạn sẽ phải chấp nhận nhồi nhét chén đĩa. Máy 8 set kiểu Âu lớn hơn hẳn máy Nhật, máy >12 set kiểu Âu chỉ lớn hơn máy 8 set một chút. Ngoài ra nếu anh em lắp máy âm tủ thì gần như dung tích máy hoàn toàn phụ thuộc vào tủ bếp.
b. Tài chính: bạn có thể “rướn” một chút, từ 8-10tr (cho máy 8 set) để lên 12-20tr (cho máy trên 12 set tuỳ brand) không?
Máy 8 set đương nhiên rẻ hơn nhiều so với 12 set. Nếu anh em tài chính quá eo hẹp thì mua máy 8 set vẫn ổn nhưng trải nghiệm không đã lắm. Mình thành thật khuyên nếu bạn có thể cố thêm một chút tiền để mua máy >12 set thì nên mua luôn chứ đừng tiếc tiền cho 8 set (như mình hồi trước hehe).
c. Mức độ cầu kỳ trong nấu nướng của gia đình bạn?
Đây là yếu tố quan trọng, nếu nhà bạn nấu ăn đơn giản, sử dụng ít nồi chảo thì máy 8 set vẫn đáp ứng ổn. Nhưng nếu mỗi bữa ăn bạn dùng 2 chảo, 1 nồi nhỏ 1 nồi lớn, rồi thỉnh thoảng dùng nồi chiên không dầu, máy xay sinh tố… thì máy 8 set tỏ ra khá chật vật và nhồi nhét.
Đặc biệt là mùa dịch ở nhà nhiều, mọi người có xu hướng nấu nướng cầu kỳ hơn. Thì máy 8 set theo quan điểm của mình là không đủ kể cả với gia đình chỉ có 2 vợ chồng.
d. Bạn có thói quen rửa chén đĩa ngay sau mỗi bữa ăn không, hay thích dồn đến cuối ngày và rửa 1 lần?
Nếu bạn có thói quen rửa chén đĩa ngay sau mỗi bữa ăn, đồng nghĩa với việc mỗi ngày bạn sẽ cho máy chạy ít nhất 2 lần cho 2 bữa ăn chính (trưa, chiều) thì máy 8 set kiểu Âu thậm chí 6 set kiểu Nhật vẫn đáp ứng hoàn hảo. Vì số lượng chén đĩa cần rửa mỗi lần ít nên việc xếp bát đĩa vào máy đỡ chật vật hơn.
Cá nhân mình thì không có thói quen đó. Mình thường dồn đống đến cuối ngày mới rửa một lần nên việc xếp đồ vào máy 8 set rất cực và thường xuyên không đủ chỗ, nên mình thường xuyên phải rửa nồi lớn, nồi chiên không dầu bằng tay!
Tóm lại, nên chọn máy rửa bát bao nhiêu set?
Đối với máy 6 set kiểu Nhật:
. Nếu bếp nhà bạn quá chật
. Nếu gia đình bạn nấu nướng không cầu kỳ hoặc chịu khó rửa nồi chảo lớn bằng tay
. Nếu bạn có thói quen rửa ngay sau khi ăn và chấp nhận rửa ngày 2 lần
—> Mình đánh giá về công năng thì format của máy Nhật là KÉM. Giá mua mới cũng không hề rẻ. Và vụ đổi điện 110v cũng rất lằng nhằng.
Đối với máy 8 set kiểu Âu:
. Nếu tài chính bạn không đủ “rướn” thêm chút để mua máy 12 set
. Nếu gia đình bạn nấu nướng không cầu kỳ
. Nếu bạn có thói quen rửa ngay sau khi ăn và chấp nhận rửa ngày 2 lần, hoặc bạn chấp nhận chuyện nhồi nhét chén đĩa (khiến trải nghiệm bị giảm đi)
Đối với máy >12 set kiểu Âu:
. Nếu bạn đủ tài chính. Máy >12 set khoảng giá cũng khá rộng, từ 13 triệu đến 30 triệu cũng có tuỳ dòng. Cá nhân mình thì thà chấp nhận mua máy >12 set thương hiệu không quá lớn vẫn hơn mua máy 8 set có thương hiệu. Vì trải nghiệm mang lại của máy >12 set vẫn tốt hơn máy 8 set rất nhiều, bất kể thương hiệu nào.
. Nếu không gian bếp/tủ âm cho phép. Máy >12 set chỉ cao hơn máy 8 set một chút thôi.
Để kết thúc ngắn gọn, mình khuyên anh em mua máy dung tích lớn nhất có thể. Máy càng lớn, trải nghiệm càng sung sướng, và việc rửa chén bát mới đem lại hiệu quả cao nhất!
Một số tư vấn hay chọn mua máy rửa bát từ diễn đàn:
Mấy ông chưa dùng cứ phán dùng lâu với tốn điện, tốn nước. Xin thưa mrb dùng 1 lần hết từ 11-15 lít nước và tốn chưa đến 1.2 số điện cho cả chu trình làm việc. Ngoài ra mrb còn tốn thêm Muối hóa học làm mềm nước (tầm 350k/bịch 4 kg, dùng đc 6 tháng) + viên rửa 3k/lần + nước làm bóng 150K/chai 1.5L dùng đc 2 tháng/chai
Đánh đổi lại là bát sạch, khô, không còn vi khuẩn, người nhàn, dành nhiều thời gian cho nhau hơn là dừa nhau rửa bát, lau bát
“bột rửa, muối rửa, nước bóng có thực sự an toàn với sức khỏe” -> bọn tây lông nó xài trước mình -> nên chắc là an toàn bạn. Bọn đó còn kỹ hơn mình mà.
“nhưng không biết mình mua đúng là finish chuẩn hay fake” -> mua của mall. Mà malll thì mắc vãi nồi. Mình mua ngoài, hy vọng ko có fake
Máy rửa bát chả có gì cao siêu đâu ngoài trừ con Bosch cái phần sấy Zeoline gì đó nó là công nghệ độc quyền không thằng nào dám động vào và ăn cắp sáng chế của nó. Nếu chọn sấy khô tiết kiệm thì thằng Zeoline mà táng vì nó là tốt nhất còn không thì lựa cơm gắp mắm túi tiền vừa con nào thì xài con đó.
Bosch không phải là không tốt nhưng nó đắt ngoài trừ tính năng của nó thì thương hiệu cũng cộng vào giá thành.
Các hãng khác thì cũng tốt chẳng kém gì nhưng thương hiệu thấp nên giá thành sẽ thấp hơn như Hafele rồi đến các loại Teggio, Beko,…
Máy rửa bát, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ hàm lượng chất xám bão hoà nên tháo con nào cũng giống con nào chả có gì khác biệt. Linh kiện thì toàn cầu hoá mỗi ông làm một thứ, ông làm động cơ, ông làm vỏ, ông làm đường ống, máy bơm rơ le rồi về ông Bosch ông Hafele hay ông gì đó ráp lại dán thương hiệu tung ra thị trường.
Tuỳ thuộc giá thành phân khúc mà linh kiện có thể sẽ chọn tốt hơn, có thể thôi chứ nhiều ông cao cấp mà linh kiện cũng chẳng khác so với thằng trung cấp.
Chỗ đối tác bên tôi chuyên gia công linh kiện cho tụi LG, Samsung chúng nó đặt hàng vật tư nên cứ việc dập, đúc, lắp ráp linh kiện thô rồi gửi về nhà máy cho chúng nó lắp thành phẩm, máy giặt, máy hút bụi,… nhiều hãng nó dùng chung linh kiện của nhau và cùng một lò sản xuất ra cả.
* Ai đã dùng máy rửa bát rồi thì sang con khác dùng cũng gần y chang như vậy từ sắp xếp bát đũa menu thao tác hay nơi để muối, chất làm bóng, chất tẩy gần y chang như nhau vì nó quá hoàn chỉnh rồi có gì nữa đâu mà thêm hay bớt.
Máy rửa bát chả có gì cao siêu đâu ngoài trừ con Bosch cái phần sấy Zeoline gì đó nó là công nghệ độc quyền không thằng nào dám động vào và ăn cắp sáng chế của nó. Nếu chọn sấy khô tiết kiệm thì thằng Zeoline mà táng vì nó là tốt nhất còn không thì lựa cơm gắp mắm túi tiền vừa con nào thì xài con đó.
Bosch không phải là không tốt nhưng nó đắt ngoài trừ tính năng của nó thì thương hiệu cũng cộng vào giá thành.
Các hãng khác thì cũng tốt chẳng kém gì nhưng thương hiệu thấp nên giá thành sẽ thấp hơn như Hafele rồi đến các loại Teggio, Beko,…
Máy rửa bát, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ hàm lượng chất xám bão hoà nên tháo con nào cũng giống con nào chả có gì khác biệt. Linh kiện thì toàn cầu hoá mỗi ông làm một thứ, ông làm động cơ, ông làm vỏ, ông làm đường ống, máy bơm rơ le rồi về ông Bosch ông Hafele hay ông gì đó ráp lại dán thương hiệu tung ra thị trường.
Tuỳ thuộc giá thành phân khúc mà linh kiện có thể sẽ chọn tốt hơn, có thể thôi chứ nhiều ông cao cấp mà linh kiện cũng chẳng khác so với thằng trung cấp.
Chỗ đối tác bên tôi chuyên gia công linh kiện cho tụi LG, Samsung chúng nó đặt hàng vật tư nên cứ việc dập, đúc, lắp ráp linh kiện thô rồi gửi về nhà máy cho chúng nó lắp thành phẩm, máy giặt, máy hút bụi,… nhiều hãng nó dùng chung linh kiện của nhau và cùng một lò sản xuất ra cả.
* Ai đã dùng máy rửa bát rồi thì sang con khác dùng cũng gần y chang như vậy từ sắp xếp bát đũa menu thao tác hay nơi để muối, chất làm bóng, chất tẩy gần y chang như nhau vì nó quá hoàn chỉnh rồi có gì nữa đâu mà thêm hay bớt.