Phương pháp giáo dục trẻ em Highscope

Phương pháp giáo dục trẻ em HighScope được biết đến là một trong những phương pháp giáo dục đặt trọng tâm vào việc phát triển khả năng tự lập của trẻ. Hãy cùng khám phá chi tiết về phương pháp này trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa phương pháp giáo dục trẻ em Highscope

  • Highscope là một phương pháp giáo dục nổi tiếng ở Mỹ và Châu Âu. Phương pháp giáo dục HighScope có triết lý giáo dục dựa trên nghiên cứu và học thuyết phát triển trẻ em của hai nhà tâm lý học nổi tiếng Jean Piaget và John Dewey.
Định nghĩa phương pháp giáo dục trẻ em Highscope
  • Phương pháp HighScope tập trung vào việc giúp trẻ học tập một cách chủ động, tự lập và tự khám phá. Phương pháp này đã nhận được đánh giá cao từ Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục trẻ nhỏ của Mỹ (NAEYC).
  • Theo nghiên cứu, khoảng 70% trẻ em khi học theo phương pháp HighScope thường có chỉ số IQ lên tới 90+ ngay từ độ tuổi 5.

Đọc thêm: 6 phương pháp giáo dục trẻ em của những nhà giáo dục nổi tiếng

Độ tuổi áp dụng phương pháp này

Phương pháp Highscope đang được áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi. Đây là phương pháp giáo dục sớm ngắn hạn đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ sau này. Trẻ dưới 3 tuổi rất tò mò và ưa khám phá xung quanh.

Khi trẻ được dạy cách học tập chủ động ngay từ nhỏ thì lớn lên sẽ tự giác, tự lập trong học tập và cuộc sống. Cha mẹ sẽ nhàn hơn trong cách dạy con sau này.

Nội dung của phương pháp giáo dục Highscope

Các lĩnh vực giáo dục chính

Phương pháp Highscope mong muốn trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, Highscope nhấn mạnh phát triển con người trên 8 lĩnh vực:
 
Nội dung của phương pháp giáo dục Highscope
  • Phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc
  • Tiếp cận học tập
  • Phát triển thể chất và sức khỏe
  • Ngôn ngữ
  • Toán học
  • Nghệ thuật sáng tạo
  • Khoa học công nghệ
  • Học tập và các quy tắc xã hội.

Trẻ em giữ vị trí trung tâm trong tất cả các lĩnh vực. Người lớn chỉ đóng vai trò hỗ trợ, trẻ sẽ được khuyến khích tự học hỏi thế giới xung quanh. Giáo viên sẽ giúp trẻ xác nhận lại kiến thức và hướng tư duy tiếp theo.

5 yếu tố chính trong phương pháp giáo dục này

Phương pháp HighScope có đặc trưng là giáo dục theo mô hình bánh xe gồm 5 yếu tố chính:
  • Học tập chủ động: Trẻ luôn được khuyến khích chủ động trong tất cả hoạt động, tư duy. Người lớn chỉ hỗ trợ. Đây là cơ sở để trẻ có hứng thú, phát triển tư duy, khả năng tự học.
  • Đánh giá: Trẻ được đánh giá khách quan thông qua quan sát, ghi lại lời nói, hành động của trẻ. Qua những dữ liệu này, giáo viên và cha mẹ sẽ hiểu được sở thích, nội dung trẻ đang học, điểm mạnh, điểm yếu của trẻ.
  • Tương tác giữa người lớn – trẻ nhỏ: Mối quan hệ tương tác, hỗ trợ, cộng sự giữa người lớn và trẻ là một thành tố cơ bản tạo nên môi trường học tập chủ động. Trẻ cần có giáo viên, cha mẹ định hướng đúng đắn, giúp trẻ mở rộng tư duy hơn, khen đúng để trẻ có động lực cố gắng, nhắc nhở khi sai để trẻ hiểu và không mắc lỗi cũ.
  • Môi trường học tập: Giáo viên cần chú ý đến sự sắp xếp, bài trí dụng cụ, đồ vật trong lớp học để trẻ có thể phát huy tối đa tính sáng tạo và hiện thực hóa ý tưởng của mình.
Chuỗi các hoạt động hàng ngày sẽ được lên kế hoạch chi tiết. Trẻ sẽ thực hiện theo kế hoạch và sau đó sẽ có sự đối chiếu giữa kế hoạch và thực tế. Trẻ sẽ tự rút ra bài học cho bản thân, rèn luyện tư duy hệ thống, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục HighScope

  • Phương pháp Highscope được hình thành, phát triển và áp dụng rộng rãi ở phương Tây. Vì vậy, khi áp dụng cho trẻ em Việt Nam, thầy cô và cha mẹ cần có sự linh hoạt. Theo đó, người lớn cần dựa vào thực trạng, nhận thức, cảm xúc của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp nhất. Việc áp dụng cứng nhắc có thể không hiệu quả và phản tác dụng.
  • Cha mẹ và người hướng dẫn cho trẻ cần hiểu rõ vấn đề để có thể thực hành một cách hiệu quả. Nếu bạn tìm hiều kỹ và thực hiện đúng cách thì đây sẽ là phương pháp dạy con thông minh rất hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);