Tư duy phản biện là gì? Rèn luyện tư duy phản biện? Nhờ tư duy phản biện, bạn có khả năng giải quyết các vấn đề tốt hơn. Ngày nay, tư duy phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Cùng ngolongnd tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính:
Tư duy phản biện là gì? Rèn luyện tư duy phản biện
Tư duy phản biện được miêu tả là “những suy nghĩ mang tính chất phản ánh có lý lẽ về việc tin vào điều gì hoặc làm điều gì”. Nó cũng được miêu tả là “tư duy về tư duy”.
Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tư duy phản biện thường được hiểu là sự gắn bó với thực tiễn xã hội và chính trị trong việc tham gia dân chủ, là ước muốn hình dung ra hay mở ra những quan điểm khác mà ta có thể lựa chọn; là ước muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng như ước muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi người khác.
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để khẳng định rằng một nhận định nào đó là đúng hay sai, đôi khi đúng, hay có phần đúng. Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, là trong kinh Vệ đà của nhà Phật.
Tư duy phản biện là thành tố quan trọng của mọi nghề nghiệp chuyên môn. Nó là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên thông qua đào tạo bậc đại học, tuy các nhà giáo dục vẫn còn tranh luận về ý nghĩa chính xác và tầm cỡ của vấn đề này.
Đặc điểm tư duy phản biện
Người có tư duy phản biện thường có khả năng hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm, nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận, tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận. Nhờ đó họ có thể giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng, xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
Một đặc điểm cần lưu ý về tư duy phản biện đó là nó không chỉ là việc tích lũy, ghi nhớ thông tin. Người có trí nhớ tốt và hiểu biết nhiều chưa chắc có tư duy phản biện tốt nhưng người có tư duy phản biện tốt sẽ có khả năng sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, suy luận ra hệ quả, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Tư duy phản biện không phải là thích tranh cãi, chỉ trích người khác hay vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận. Những kỹ năng này, về mặt tích cực, giúp chỉ ra những điểm thiếu sót, các khía cạnh khác nhau giúp mọi người hiểu rõ vấn đề bằng những lập luận quan trọng, đưa ra góp ý mang tính xây dựng.
Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện
Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân
Người có tư duy phản biện thường có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình.
Tạp thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.
Có một tầm nhìn khách quan
Muốn có tư duy phản biện tốt, các bạn cần có cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan và thay thế bằng suy nghĩ khách quan, có như vậy thì bạn mới có thể lập luận vấn đề một cách chính xác.
Tập thói quen đặt câu hỏi
Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó trở nên hoàn thiện hơn. nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót.
Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến
Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì?
Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.
10 hướng đi giúp bạn có tư duy phản biện tốt
- Ý tưởng mới: Liên tục quan sát và ghi chép lại các ý tưởng mới của bản thân. Đặt câu hỏi: Ý tưởng này có gì mới? Nó mới ở điểm nào? Nó có gì thú vị hơn các y tưởng khác? Nó có khả thi không?
- Tự phản chiếu mỗi ngày: Mỗi ngày dành 15 phút cuối ngày để tự phản chiếu. Hỏi: tình huống hôm nay có cách nào làm khác không? Có cách nào làm tốt hơn không? Vì sao mình đã nghĩ và hành động như thế? Vì sao người khác lại nghĩ và hành động như thế?
- Tập thể dục: 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan rất chặt chẽ giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, trí não. Một cơ thể bạc nhược sẽ làm giảm khả năng tư duy của chúng ta.
- Phản chiếu mỗi tuần: Tương tự như việc phản chiếu hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi tuần nên dành 60 phút để tự nhìn lại: mình đã làm được gì trong tuần? Có đạt các mục tiêu mà mình đề ra không? Có tình huống nào mà mình đã làm nhưng khi nghĩ lại thấy nên làm khác đi? Vì sao?
- Giải trí đa dạng: Xem 1 bộ phim, vở kịch, biểu diễn nghệ thuật mới/tuần. Các loại hình giải trí lành mạnh, đa dạng sẽ giúp chúng ta thư giãn, có được nhiều góc nhìn khác, mới lạ, và giúp bộ não phát triên toàn diện.
- Tập thói quen đọc: Đọc 1 cuốn sách/tháng và chia sẻ về cuốn sách đó với bạn bè. Nhà sách, thư viện là những nơi bạn nên đến thường xuyên. Chọn các cuốn sách về các chủ đề mà bạn quan tâm. Hàng ngày dành 20 – 30 phút để đọc. Thói quen đọc sách là thói quen của những người thành công.
- Trải nghiệm mới: Mỗi tháng đến 1 quán cafe, nhà hàng, bar hoàn toàn mới.
- Đến những nơi mới: Mỗi 3 tháng đi du lịch khám phá 1 địa điểm mới trong hay ngoài nước.
- Bỏ thói quen xấu: Bỏ 1 thói quen xấu trong 3 tháng.
- Liên tục học hỏi: Mỗi năm học thêm 1 kỹ năng mới: ngoại ngữ, yoga, bơi, vẽ, chụp hình, viết blog.
Gợi ý 3 cuốn sách về tư duy
Cẩm nang tư duy phản biện: Khái niệm và công cụ (Critical thinking: Concept and Tools)
Một cuốn sách của Richard Paul, Linda Elder. Là một trong những cuốn sách hay nhất nằm trong bộ sách tư duy gồm 6 cuốn. Cuốn sách chỉ với 46 trang nhưng nội dung lại vô cùng phong phú.
Nó sẽ giúp bạn khám phá thêm những điều mới lạ. Kinh nghiệm trong sách được truyền đạt thông qua những triết lý sắc sảo. Bên cạnh đo, sách đưa ra những quy tắc cụ thể để bạn có thể áp dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vì quá nặng về kiến thức, triết lý. Việc sử dụng nhiều thuật ngữ trong tư duy sẽ khiến cuốn sách không phù hợp với đông đảo độc giả.
Tư duy nhanh và chậm (Thinking fast and slow)
Một cuốn sách của Richard Paul, Linda Elder. Là một trong những cuốn sách hay nhất nằm trong bộ sách tư duy gồm 6 cuốn. Cuốn sách chỉ với 46 trang nhưng nội dung lại vô cùng phong phú.
Nó sẽ giúp bạn khám phá thêm những điều mới lạ. Kinh nghiệm trong sách được truyền đạt thông qua những triết lý sắc sảo. Bên cạnh đo, sách đưa ra những quy tắc cụ thể để bạn có thể áp dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vì quá nặng về kiến thức, triết lý. Việc sử dụng nhiều thuật ngữ trong tư duy sẽ khiến cuốn sách không phù hợp với đông đảo độc giả.
Tư duy nhanh và chậm (Thinking fast and slow)
Sách tâm lý – kỹ năng sống của Ori Brafman – Rom Brafman vẫn luôn được đánh giá cao bởi độc giả. Đặc biệt là với cuốn Lối mòn của tư duy cảm tính này, tác giả đang muốn cảnh báo về tình trạng báo động của phương pháp tư duy nói chung và tư duy phản biện nói riêng.
Cuốn sách đưa ra những nhận định khách quan của về tư duy. Bên cạnh đó, còn đưa ra các phương pháp để mỗi người có thể tránh xa lối mòn của tư duy này.
Lời kết: Cảm ơn độc giả đã đồng hành cùng Teky trong bài viết này. Chúc mọi người có thể hiểu rõ và thành công trong việc rèn luyện tư duy phản biện.