Tác hại của để điện thoại gần khi ngủ như thế nào? Trong thời đại mà smartphone trở thành “vật bất ly thân” như hiện nay, rất nhiều người trong số chúng ta có thói quen sử dụng điện thoại để giải trí cho đến khi chìm vào giấc ngủ.
Sau đó, chúng ta thường đặt chiếc điện thoại bên cạnh mình, có thể là dưới gối hoặc mặt bàn kê đầu giường cho tiện, cũng như để dễ dàng nghe thấy âm báo thức vào vào buổi sáng hôm sau.
Vấn đề đặt ra ở chỗ smartphone là một thiết bị điện tử sở hữu khả năng thu phát nhiều loại tín hiệu khác nhau, vậy việc bạn nằm ngủ bên cạnh nó trong một thời gian dài liệu có gây hại cho cơ thể?
Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể khiến giấc ngủ của bạn trở nên kém chất lượng. Tuy nhiên, còn khi chúng ta đã ngủ thì sao? Việc để điện thoại ở gần có ảnh hưởng không?
Nội dung chính:
Điện thoại khiến giấc ngủ của bạn trở nên tồi tệ hơn như thế nào?
Trước tiên, hãy nói về tác động của việc để điện thoại bên cạnh khi ngủ. Như đã đề cập, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ là không tốt. Màn hình sáng và sóng di động kích thích có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của chúng ta và thậm chí khiến não bộ khó có thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
Đây là những mối quan tâm tương tự với việc để điện thoại bên cạnh khi bạn ngủ. Hầu hết mọi người thức dậy một vài lần trong đêm. Có thể bạn sẽ muốn lấy chiếc điện thoại để giải trí đôi chút trong khi đang cố gắng để ngủ lại.
Một luồng ánh sáng rực rỡ từ màn hình chiếu vào mắt bạn, và cái cuộn tay “nhanh” trên Facebook sẽ không giúp bạn dễ trở lại giấc ngủ . Nó báo hiệu cho não và cơ thể của bạn rằng thời gian ngủ đã hết, và điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì bạn muốn. Để điện thoại xa tầm với có thể giúp kiềm chế sự cám dỗ này.
Có rủi ro sức khỏe nào khác không? Tác hại của để điện thoại gần khi ngủ
Còn những rủi ro liên quan đến sức khỏe khi đặt điện thoại bên khi ngủ thì sao? Mọi người thường lo lắng về việc các thiết bị điện tử sẽ phát ra bức xạ trong một thời gian dài, điều này có đáng để quan tâm?
Điện thoại thông minh giao tiếp bằng cách truyền sóng vô tuyến qua mạng lưới ăng-ten. Những sóng vô tuyến này — còn được gọi là sóng tần số vô tuyến — là các trường điện từ. Không giống như bức xạ mà bạn có thể quen thuộc — chẳng hạn như từ tia X — trường điện từ không thể phá vỡ các liên kết hóa học cũng như không gây ra hiện tượng ion hóa trong cơ thể.
Vào năm 2014, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại trường điện từ phát ra từ điện thoại thông minh là “có thể gây ung thư cho con người”. Tuy nhiên, tổ chức này sau đó đã không tìm thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư ở khu vực đầu hoặc cổ đối với những người sử dụng điện thoại thông minh trong hơn 10 năm.
Hàng loạt nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Một cơ quan uy tín khác là Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng đây là một vấn đề thực sự khó làm sáng tỏ.
Kết quả của một nghiên cứu gần đây, được xuất bản vào năm 2018 bởi Chương trình Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ (NTP), cho thấy rằng nguy cơ mắc các khối u tim hiếm gặp ở chuột đực tăng lên, khi con vật tiếp xúc liên tục với trường điện từ, nhưng chuột cái thì không.
Nghiên cứu của NTP cũng báo cáo nguy cơ gia tăng có thể xảy ra đối với một số loại khối u trong não và tuyến thượng thận, nhưng không cao. Về tổng thể, NTP không bao gồm bức xạ tần số vô tuyến trong danh sách phơi nhiễm gây ung thư.
Nhìn chung, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về tác động của việc ngủ bên cạnh điện thoại thông minh đối với cơ thể. Thêm vào đó, hầu hết chúng ta không chỉ ở gần điện thoại trên giường. Bạn có thể có nhét điện thoại trong túi hoặc cầm trên tay cả ngày. Bất kỳ rủi ro sức khỏe nào có thể xảy ra khi ngủ gần điện thoại của bạn cũng bị gây ra bởi các khoảng thời gian khác trong ngày.
Những gì chúng ta có thể chắc chắn bây giờ là việc tiếp xúc với các trường điện từ sẽ giảm đáng kể khi bạn rời xa thiết bị. Bạn có thể ở gần điện thoại của mình cả ngày, vậy tại sao không để nó xa mình một chút vào ban đêm, khi nhu cầu sử dụng là không cao.