Bí quyết dạy trẻ tập nói hiệu quả, đơn giản

Trẻ biết nói là một dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Để trẻ có thể phát âm chuẩn cũng như sử dụng từ chính xác, bố mẹ cần để tâm đến việc dạy trẻ tập nói. Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!

Bí quyết dạy trẻ tập nói hiệu quả, đơn giản
Bí quyết dạy trẻ tập nói hiệu quả, đơn giản

Dạy trẻ tập nói qua các giai đoạn

Trẻ mới sinh chưa thể nói chuyện mà chỉ có thể biểu hiện bằng các cử chỉ như nhăn mặt, khóc, vặn vẹo để thể hiện các nhu cầu, mong muốn cho mẹ biết. Mẹ chỉ có thể lắng nghe và phán đoán mong muốn của trẻ thông qua tiếng khóc và ngôn ngữ hình thể.

Quá trình dạy em bé tập nói sẽ phải trải qua các giai đoạn sau:

  • Khi 3 tháng tuổi: Ở giai đoạn 3 tháng tuổi bé sẽ lắng nghe giọng nói và quan sát khuôn mặt của bạn khi nói chuyện. Đồng thời, lắng nghe những âm thanh từ môi trường xung quanh.
  • Bé nói chuyện lúc 6 tháng tuổi: Khi bé được 6 tháng tuổi, bé sẽ bập bẹ để nói những âm thanh như “baba” hoặc “mama”. Đến cuối tháng thứ 6 và thứ 7, các bé có thể ghi nhớ và trả lời tên của mình và sử dụng giọng nói để bày tỏ cảm xúc.
  • Bé nói chuyện lúc 9 tháng tuổi: Ở tháng thứ 9, bé có thể hiểu được một vài từ cơ bản như “xin chào”, “tạm biệt”. Bé có thể tập sử dụng những từ cơ bản này cho một số tình huống ở cuộc sống.
Dạy trẻ tập nói qua các giai đoạn
Dạy trẻ tập nói qua các giai đoạn
  • Bé nói chuyện lúc 12 – 18 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, hầu hết các bé có thể nói một vài từ cơ bản như Baba và Mama rõ ràng. Ngoài ra, trẻ có thể hiểu được những mẫu câu ngắn của bạn như “Con hãy cầm nó đi”.
  • Bé nói chuyện lúc 18 tháng tuổi: Ở 18 tháng tuổi, trẻ có thể nói một số từ đơn giản như tên người, tên đồ vật và các bộ phận trên cơ thể của bé. Bé có khả năng bắt chước những âm thanh được phát ra từ bạn.
  • Bé nói chuyện lúc 2 tuổi: Đến 2 tuổi, các bé đã có khả năng xâu chuỗi các từ đơn lại với nhau thành câu ngắn như “Mẹ ơi, tạm biệt” hoặc “Con, đói”. Trẻ cũng tập tành lắng nghe và bổ sung các từ đơn khác vào trí nhớ của mình.
  • Bé nói chuyện lúc 3 tuổi: Khi trẻ 3 tuổi, vốn từ vựng được mở rộng nhanh chóng. Bé có thể hiểu được các từ vựng mang ý nghĩa về không gian như “bây giờ”, “hôm nay” và các từ mô tả cảm xúc như “buồn”, “vui”.

Cách dạy trẻ tập nói tại nhà

Thường xuyên nói chuyện cùng trẻ

Một trong những cách dạy con tập nói hiệu quả nhất đó là thường xuyên trò chuyện với trẻ. Việc thường xuyên trò chuyện này nên được thực hiện từ khi trẻ còn trong bụng mẹ và kéo dài trong suốt hành trình lớn lên của con.

Tuy khoảng thời gian còn trong bụng mẹ và lúc mới sinh, trẻ chưa thể nói chuyện nhưng đã có thể thể hiện cảm xúc hay tâm trạng thông qua những cử chỉ như khóc, nhăn mặt, vận động chân tay. Bố mẹ chỉ có thể lắng nghe và thấu hiểu trẻ thông qua những ngôn ngữ hình thể.

Thường xuyên nói chuyện cùng trẻ
Thường xuyên nói chuyện cùng trẻ

Khi được 3 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu biết quan sát và lắng nghe giọng nói của mọi người khi trò chuyện cùng bé. Cùng với đó, trẻ cũng rất thích thú trong việc lắng nghe những âm thanh và giọng nói trong môi trường xung quanh.

Trong quá trình chăm sóc và trò chuyện cùng trẻ, bố mẹ có thể nói chuyện với bé bằng giọng điệu vui vẻ, đồng thời giao tiếp bằng mắt để tương tác với con tốt hơn. Bởi theo các chuyên gia y khoa, khi bố mẹ trò chuyện cùng trẻ nhiều, trẻ sẽ có xu hướng biết nói sớm hơn so với những trẻ có ba mẹ ít trò chuyện.

Đặt câu hỏi cho trẻ

Song song với việc trò chuyện, ba mẹ nên bắt đầu đặt những câu hỏi nhiều hơn cho trẻ khi con được từ 6 tuần tuổi trở lên.

Ba mẹ có thể bắt đầu với những câu hỏi đơn giản ví dụ như: “Con có muốn uống sữa không?”, “Con có muốn đi chơi không?”,… Mặc dù ở thời điểm này trẻ nghe không hiểu, nhưng bằng việc quan sát ngôn ngữ cơ thể trẻ có thể cảm nhận được ba mẹ đang tương tác đến con và giúp con có hứng thú hơn trong việc phản hồi lại bằng nụ cười hoặc những cử động tay/chân…

Khi trẻ lớn dần lên và não bộ bắt đầu nhận biết và ghi nhớ được hình ảnh của những người thân, màu sắc…, ba mẹ có thể trò chuyện với trẻ về sự vật hay con người xung quanh trẻ nhiều hơn, chẳng hạn như: “Ông nội ở kia”, “Con nhìn xem, đằng kia có một chiếc xe ô tô.”,…

Sao chép âm thanh của trẻ

Đến giai đoạn khoảng 3 – 4 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ phát âm được vài âm thanh khác nhau như dada, baba,… nhiều hơn. Lúc này, ba mẹ hãy tăng cường việc tương tác với con bằng việc thử lặp lại những âm thanh mà trẻ phát âm. Điều này sẽ khuyến khích trẻ phát âm nhiều hơn, đồng thời cũng là bước khởi đầu cho quá trình dạy trẻ tập nói.

Sao chép âm thanh của trẻ
Sao chép âm thanh của trẻ

Hành động hào hứng và vui vẻ nếu trẻ nói

Đến 6 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu nhận biết được sự tức giận hay kích động trong giọng nói của ba mẹ. Cũng nhờ đó, trẻ sẽ biết cách để gây thu hút sự chú ý của ba mẹ khi bé khó chịu hoặc đói bằng việc khóc, đôi khi là bập bẹ ở miệng, hay bày tỏ cảm xúc qua những âm thanh không có nghĩa do bé phát ra.

Khi trẻ bắt đầu nói chuyện với những âm điệu khác nhau, bố mẹ nên ủng hộ, tạo cảm giác hào hứng và vui vẻ cho trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy được khuyến khích và làm điều đó nhiều hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên hướng dẫn và rèn luyện trẻ nói những từ ngữ mới để xây dựng vốn từ cho bé.

 Hát cho bé nghe

Những bài hát thiếu nhi luôn là trợ thủ giúp ba mẹ tập nói cho bé cực kỳ hiệu quả. Với sự kết hợp giữa ngôn từ và giai điệu âm nhạc sẽ giúp trẻ tập trung lắng nghe, cũng như giúp ích cho quá trình học cách phát âm của trẻ.

Và ở thời điểm này, bé sẽ không để tâm tới việc bạn hát hay hay hát dở, mà bé chỉ thích nghe âm thanh có giai điệu từ bố mẹ mà thôi. Do đó, ba mẹ có thể hát bất kỳ bài hát nào, nhạc thiếu nhi hay nhạc dân gian, miễn là có nhịp phách cuốn hút một chút để thu hút sự chú ý của trẻ.

Dùng từ ngữ ngắn gọn và đơn giản

Đến giai đoạn khoảng 9 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu hiểu được một số từ ngắn gọn, đơn giản như: Không, tạm biệt,… và từ 12-18 tháng tuổi là bé đã có thể nói được những từ đơn giản như “mama” và “baba”… Đồng thời, trẻ cũng đã biết sử dụng phụ âm và điều chỉnh âm điệu của giọng nói.

Ở thời điểm này, ba mẹ hãy bắt đầu dạy trẻ phát âm những từ đơn giản. Sử dụng những câu ngắn gồm 1 hoặc 2 từ để bé dễ nhớ và bắt chước.

Làm mẫu cho bé

Không chỉ trò chuyện, trong quá trình giao tiếp với trẻ ba mẹ hãy cố gắng nói làm mẫu trước để bé làm theo. Hãy bắt đầu bằng những từ đơn dễ phát âm như là: bà, ba… Kế đến khi trẻ đã có thể nói được nhiều từ đơn hơn hãy lồng một số từ ghép cùng câu ngắn vào như: đi chơi, xem tivi, con ngồi xuống ….để trẻ học theo.

Mở rộng vốn từ vựng

Giai đoạn từ 18 tháng tuổi trở đi, về cơ bản trẻ có thể bắt chước và nói được khá nhiều từ cùng câu ngắn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm não bộ phát triển thần tốc đáp ứng nhu cầu học của trẻ, nên trẻ sẽ học rất nhanh. Do đó, đây chính là thời gian lý tưởng để tăng vốn từ vựng phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách thêm một vài từ mới trong những câu bé nói. Bé sẽ biết nhận diện thêm từ mới và biết cách liên kết các từ với nhau. Có thể sẽ mất nhiều thời gian để bé nói được một câu dài, nhưng đây chính là khoảng thời gian “vàng” để dạy trẻ nói, nên ba mẹ cần có sự kiên nhẫn để giúp bé luyện tập. 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);