Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?

Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài. Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?

Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói

Hiện vẫn chưa có những nghiên cứu chính xác về nguyên nhân chậm nói ở trẻ. Tuy nhiên, căn cứ vào đa số các ca bệnh, các chuyên gia xếp trẻ chậm nói vào 3 nhóm nguyên nhân chính: do bệnh lý, do môi trường và do tự kỷ.

Do bệnh lý

Trẻ gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng, hoặc cơ quan chỉ huy gặp vấn đề (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…)

  • Khả năng nghe kém: khả năng nghe kém ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nói. Vì trẻ học nói từ việc bắt chước lại những âm thanh xung quanh nó. Bên cạnh đó, những bệnh lý về tai như viêm nhiễm tai cũng khiến thính giác của trẻ gặp vấn đề. Việc này kéo theo lời nói của trẻ bị bóp méo, nói ngọng, nói lịu… lâu dần khiến trẻ chậm hình thành ngôn ngữ nói.
  • Trẻ sinh thiếu tháng: một số trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ chậm nói. Nguyên nhân là trẻ sinh non, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, hệ thống miễn dịch kém. Não bộ cũng chưa phát triển đầy đủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nói của bé. Cha mẹ cần bổ sung nhiều vitamin cho con phát triển não bổ sung để con phát triển kịp tốc độ bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói
Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói

Do môi trường

Trẻ chậm nói có thể do tác động từ môi trường bên ngoài như biến cố gia đình, biến cố xã hội, hoặc do cha mẹ không có nhiều thời gian bên cạnh con cái.

  • Do cú shock tâm lý: bố mẹ cãi nhau, bỏ bê còn,… có thể khiến trẻ khép mình từ bé, không muốn chia sẻ suy nghĩ của mình với bên ngoài. Lâu dần vốn từ ngữ cũng ít đi, có thể mất khả năng ngôn ngữ.
  • Do tiếp xúc với TV, điện thoại từ sớm: chăm chăm nghịch điện thoại khiến trẻ chỉ xem mà không nói, không chỉ khiến trẻ sớm bị các tật về mắt mà còn hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc với bên ngoài: trẻ quá được bao bọc sẽ cự tuyệt giao tiếp với người ngoài. Điều này hạn chế khả năng ngôn ngữ của trẻ, đồng thời khiến trẻ nhút nhát, khó gần hơn.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ

Không phải trẻ chậm nói nào cũng bị tự kỷ. Tuy nhiên, cha mẹ đừng chủ quan mà hãy theo dõi sát sao con mình. Bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất là nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ chuyên gia để được chẩn đoán chính xác nhất.

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ?

Tình trạng trẻ chậm nói rất phổ biến, trung bình cứ có 10 trẻ thì sẽ có trẻ chậm nói. Khi gia đình có trẻ bị chậm nói cha mẹ thường sẽ rất lo lắng và băn khoăn không biết liệu bé chậm nói có kém thông minh không. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ sẽ khác nhau.

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ?
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ?

Vì vậy, việc biết nói sớm hay muộn không hề có ảnh hưởng tới sự thông minh của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải phân định rõ trong trường hợp trẻ được chẩn đoán là chậm phát triển thì trẻ có thể kèm theo chậm biết nói hoặc chậm biết đi. Đối với trường hợp nếu trẻ chỉ chậm biết nói nhưng vẫn biết bò và biết đi thì không có nghĩa trẻ bị chậm phát triển hoặc kém thông minh.

Trẻ chậm nói không phải là vấn đề nghiêm trọng, vì vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu như trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau cha mẹ cần đưa trẻ ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:

  • Trẻ không có phản ứng gì hay hành động đáp lại cụ thể nào khi được gọi tên. Trẻ đã 18 tháng tuổi chỉ giao tiếp bằng cử chỉ và không thích nói chuyện.
  • Thường xuyên gặp khó khăn trong việc lặp lại từ ngữ khi cha mẹ nói. Trẻ đã 2 tuổi nhưng không thể tự nói ra một câu hay một cụm từ, chỉ bắt chước được hành động và lời nói của cha mẹ.
  • Trẻ không thể nghe theo các chỉ dẫn đơn giản từ cha mẹ hoặc người thân.
  • Trẻ có giọng nói bất thường.

Các phương pháp dạy trẻ tập nói

Trẻ thường nghe và hiểu lời nói của người lớn trước khi biết nói. Lúc đầu, các bé chỉ nói được một vài từ, trong khi chúng có thể hiểu từ 25 từ trở lên. Bạn có thể giúp bé học nói nếu bạn:

  • Quan sát: Em bé thể hiện mong muốn qua hành động như dơ 2 cánh tay lên muốn nói rằng bé muốn được ôm, đưa cho bạn một món đồ chơi để nói bé muốn chơi, gạt tay khỏi đĩa thức ăn để muốn nói rằng trẻ đã ăn đủ. Các bậc phụ huynh nên mỉm cười, giao tiếp bằng mắt và trả lời để khuyến khích những nỗ lực nói chuyện đầu đời của trẻ.
Các phương pháp dạy trẻ tập nói
Các phương pháp dạy trẻ tập nói
  • Nghe: Phụ huynh nên chú ý đến tiếng nói bập bẹ của bé rồi nói lại chính xác cho bé nghe và phát âm theo. Bé sẽ cố gắng bắt chước tiếng nói của cha mẹ và thay đổi cao độ và âm sắc để phù hợp với từ ngữ nghe được. Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với bé.
  • Khen ngợi: Bạn nên mỉm cười và tán thưởng những nỗ lực nói chuyện của bé. Qua động lực mà bố mẹ mang lại, bé sẽ tập nói nhanh hơn.
  • Bắt chước: Các bé rất thích nghe giọng nói của bố mẹ. Việc nghe những lời nói của bố mẹ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Khi nói chuyện với bé, bạn nên dùng những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản nhưng chính xác.
  • Chi tiết: Nếu bé chỉ vào bàn và gây ồn ào, đừng chỉ cho bé ăn thêm thức ăn. Thay vào đó, bạn nên chỉ vào thức ăn và nói: “Con có muốn ăn thêm không? Con muốn ăn với món khác, phải không?”
  • Tường thuật: Nói về những thứ liên quan khi bạn rửa bát, mặc đồ, cho ăn và những thay đổi trên cơ thể bé như “Mẹ mang đôi tất chân màu xanh cho con nhé” hoặc “Mẹ đang cắt thịt gà nấu cho con ăn”. Việc làm này có thể giúp bé nghe được nhiều hơn.
  • Kiên nhẫn: Ngay cả khi bạn không hiểu bé nói gì, hãy tiếp tục cố gắng. Nhẹ nhàng lặp lại những gì bạn nghĩ là bé đang nói và hỏi xem điều đó có đúng không. Ngoài ra, bạn nên thể hiện tình yêu thương để bé cảm thấy được khen ngợi và tiếp tục cố gắng.
  • Chủ động: Trong giờ chơi, hãy theo dõi sự chú ý và sở thích của bé để thấy rằng giao tiếp là một trò chơi hai chiều nói và nghe, dẫn dắt và làm theo.
  • Chơi: Khuyến khích trẻ chơi, giả vờ và tưởng tượng thành tiếng để phát triển các kỹ năng bằng lời nói khi chúng đến độ tuổi tập đi.
  • Đọc lớn tiếng: Những đứa trẻ ham đọc là trẻ cảm thấy việc đọc sách thú vị và cảm thấy thư giãn.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);