Những ngày thi đại học cận kề đã khiến cho rất nhiều học sinh có tâm lý hoang mang và lo lắng. Trong chúng ta ắt hẳn ai cũng đã từng gặp trường hợp bạn bè của mình không cần “cày đêm”, đi học “các lò luyện”, các lớp học thêm mỗi ngày, có thời gian tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa mà vẫn luôn đạt kết quả cao trong học tập, xếp hạng cao trong các kỳ thi.
Cùng ngolongnd tìm hiểu ngay nhé!

Nội dung chính:
Lộ trình ôn thi Đại học theo từng giai đoạn
Dưới đây là cụ thể từng giai đoạn trong lộ trình ôn thi toàn diện áp dụng cho mọi khối thi Đại học mà bạn có thể tham khảo qua:
1. Giai đoạn xây dựng nền tảng
Ở giai đoạn xây dựng nền tảng của lộ trình ôn thi Đại học, sĩ tử cần xác định được các yếu tố liên quan đến mục tiêu, nội dung, tài liệu, thời gian, cách học cụ thể như sau:
- Mục tiêu: Ở giai đoạn đầu tiên của lộ trình ôn thi Đại học, mục tiêu hướng đến là nắm vững các kiến thức nền tảng cơ bản nhất.
- Nội dung học, tài liệu: Nội dung chính cần ôn tập là toàn bộ tài liệu trong sách giáo khoa, chủ yếu là học và hiểu các kiến thức căn bản nhất, ghi nhớ khái niệm, định nghĩa, công thức,…
- Thời gian học: Khoảng 2 tháng hoặc càng sớm càng tốt, tại thời điểm tốt nhất là tháng 12.
- Cách học: Ở giai đoạn này cách học chủ yếu hướng đến học ôn kiến thức và làm hết các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập cơ bản nhất. Đồng thời, cần tổng kết lại toàn bộ kiến thức bằng cách học qua sơ đồ tư duy.
Khi xây dựng được nền tảng vững chắc, ôn tập và nắm được các kiến thức quan trọng cơ bản, các bạn hoàn toàn có thể giải quyết được các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình xuất hiện trong đề thi. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lộ trình ôn thi Đại học.

2. Giai đoạn ôn tập toàn diện
Sau khi nắm được các kiến thức cơ bản nền tảng trong lộ trình ôn thi Đại học, các bạn cần học toàn diện, ôn tập lại tổng quan, mở rộng kiến thức.
- Mục tiêu: Ở giai đoạn này, mục tiêu chính hướng đến đó là học sinh có thể giải quyết được khoảng 80% câu hỏi trong đề thi. Đồng thời biết cách vận dụng các kiến thức nền tảng vào bài tập vận dụng cụ thể.
- Nội dung học, tài liệu: Ở giai đoạn này, các bạn phải ôn tập lại toàn bộ các kiến thức, dạng bài vận dụng kiến thức đó. Đồng thời mở rộng thêm kỹ năng cần thiết khi làm bài thi THPT.
- Thời gian học: Các bạn cần khoảng tối thiểu 4 tháng cho giai đoạn ôn tập này.
- Cách học: Ở giai đoạn này các bạn cần áp dụng cách học đào sâu vào kiến thức cơ bản ở giai đoạn 1. Chia các kiến thức học theo từng chuyên đề. Và trong quá trình học, thấy bản thân hổng kiến thức nào, phải tự ôn lại kiến thức đó để nắm vững hơn. Ngoài ra, cần phải ứng dụng thực tế kiến thức vào các dạng bài cụ thể, từ dễ đến khó trong đề thi, liệt kê, tổng kết dạng bài, phương pháp giải.
Sau khi hoàn thành giai đoạn này của lộ trình ôn thi Đại học, các bạn có thể giải quyết được các câu hỏi ở mức độ trung bình, khó, và cực khó trong đề thi.
3. Giai đoạn rèn phương pháp và kỹ năng
Đây là giai đoạn thứ 3 của lộ trình ôn thi Đại học nà, bạn cần rèn luyện phương pháp và kỹ năng chuyên sâu để chinh phục triệt để các dạng câu hỏi trong đề thi.
- Mục tiêu: Chinh phục và hạ gục mọi dạng bài trong đề thi THPT.
- Nội dung học, tài liệu: Luyện tập, ứng dụng kiến thức và kỹ năng thông qua các dạng bài, dạng đề thi chuẩn theo cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thời gian học: Bắt đầu từ 3-4 tháng trước khi kỳ thi diễn ra.
- Cách học: Luyện đề thi, bấm thời gian tạo áp lực như trong thời gian thi thật. Đồng thời tìm ra các phương pháp tổng kết, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm từ những lỗi sai trong quá trình làm đề. Từ đó tự đánh giá năng lực của bản thân sau quá trình ôn luyện đề.
Sau khi học xong giai đoạn này, các bạn hoàn toàn có thể xác định chính xác năng lực và khả năng của bản thân. Từ đó, có kế hoạch dự tuyển vào các trường phù hợp.
Học nhóm – cách ôn thi hiệu quả
Trong thời gian ôn thi, ngoài việc dành thời gian tự học ở nhà, các bạn có thể rủ bạn bè học nhóm. Thông qua học nhóm, mọi người có thể dễ dàng trao đổi, thảo luận với nhau về các vấn đề gặp phải trong bài học, cùng nhau tìm ra đáp án của những bài toán khó, cùng nhau bàn luận về những câu văn hay.
Từ đó có thể góp ý, sửa sai cho nhau và tiếp cận vấn đề theo những góc nhìn đa dạng. Việc học nhóm cùng những người bạn giỏi hơn hoặc học kèm cùng thầy cô giáo cũng là một cách học hiệu quả, thành tích học tập của bạn có thể được cải thiện. Phương pháp này cũng là một cách ôn thi hiệu quả cho sinh viên. Đừng ngần ngại học nhóm, vì giảng bài hay thảo luận cùng các bạn khác trong nhóm cũng là một cách giúp bạn ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Tự học mỗi ngày
Một trong những cách ôn thi hiệu quả khác là dành thời gian tự học ở nhà mỗi ngày bên cạnh thời gian học trên lớp và các lớp học thêm, ôn luyện thi. Việc tự học giúp các bạn ôn luyện kiến thức cũ, ghi nhớ kiến thức mới.
Hãy dành thời gian xem lại, giải lại những bài toán khó, đọc thêm những bài văn hay hoặc tự note lại kiến thức, những việc làm nhỏ này có thể sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ trong kỳ thi của bạn đấy!
Xác định và phân chia thời gian ôn thi hợp lý
Bạn cần xác định còn bao lâu nữa bạn nước vào các kỳ thi, xác định xem mình đã học được đến mức nào, các môn trong chương trình thi đã đều nhau hay chưa. Nếu thấy phần nào, môn nào chưa ổn cần phải bổ sung ngay. Nắm chắc toàn bộ kiến thức đừng nghĩ đến chuyện học tủ.

Trên cơ sở xác định kiến thức đã thu nhận được. Hãy phân rõ thời gian học các môn trong ngày, trong tuần để có kế hoạch cụ thể và dễ thực hiện.
Quyết tâm chính là yếu tố quan trọng nhất giúp cho học sinh ôn thi đại học cấp tốc có thể vượt qua kỳ thi đầy áp lực này. Bạn không được cho phép bản thân lơ là bất kỳ giây phút nào. Đừng bao giờ có ý định buông xuôi và hãy luôn cố gắng hết sức để không phải tiếc nuối gì về kết quả mà mình đạt được.
Chuẩn bị làm quen với thi cử và cách xử lý đề thi
– Các em cần xác định tư tưởng rằng đề thi chỉ nằm trong chương trình đã học chứ không có gì là cao siêu hay đánh đố vì thế nếu các em đã ôn luyện kỹ càng thì hãy yên tâm dự thi với tâm lý thoải mái.
– Tham gia một số kỳ thi thử để vừa tổng hợp đánh giá lại kiến thức của mình cũng là cách để làm quen với không khí thi và học cách cân đối thời gian làm bài thi hợp lý.
– Chú ý chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và dụng cụ phục vụ cho kỳ thi, đừng để quên hay sót bất cứ thứ gì.
– Và cuối cùng là hãy giữ cho mình có sức khỏe tốt và vững tin vào những kiến thức mình đã học để có thể làm bài tốt nhất.
Luyện đề thi thử
Khi đến giai đoạn nước rút, có lẽ các bạn đã nắm rõ cấu trúc đề thi các môn cũng như lượng kiến thức cần thiết để đạt được số điểm mình mong muốn. Vì vậy, việc bạn cần làm trong giai đoạn này chính là luyện đề. Hãy nhớ luyện đề càng nhiều càng tốt, giới hạn thời gian làm bài theo đúng thời gian làm bài thi đại học.

Khi bạn luyện đề như vậy, bạn sẽ dần quen với cách làm bài, chủ động phân bổ thời gian cho từng câu hỏi trong đề thi sao cho hiệu quả nhất. Luyện đề nhiều còn giúp bạn củng cố lại tất cả lượng kiến thức đã tích lũy trong thời gian ôn thi. Bạn nên tham khảo và chọn lựa các bộ đề thi chuẩn vì những đề thi đó sẽ đúng với cấu trúc cũng như lượng kiến thức trọng tâm của kì thi đại học.
Nên học vào buổi sáng
Xác định thời điểm học hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp bạn học hiệu quả hơn.
Khoảng thời gian từ 4h30 đến 7h là thời điểm ghi nhớ trí nhớ ngắn hạn tốt nhất. Từ 16h đến 18h là thời điểm ghi nhớ tốt nhất trí nhớ dài hạn.
Dựa trên những khung giờ trên, áp dụng vào việc ôn thi, nếu bạn đang ôn thi cấp tốc thì buổi sáng là thời điểm học hoàn hảo, ngược lại nếu cần học những kiến thức quan trọng, cần nhớ lâu thì lên dành ra để học vào chiều tối.
Thời điểm không tốt cho việc dung nạp và ghi nhớ kiến thức là sau 22h đêm. Vì sau một ngày làm việc mệt mỏi, não bộ căng thẳng và giảm khả năng tiếp nhận kiến thức. Tốt nhất trong thời gian này, bạn nên dành 15 phút đọc lại các kiến thức quan trọng hay kiến thức tổng quan mà bạn đã tổng hợp trong buổi sáng, não bộ sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn.
Tránh ôn đêm trước kì thi
Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Từ 4:30 sáng tới 7:00 sáng là thời điểm con người ghi nhớ tốt nhất các trí nhớ ngắn hạn, thời điểm buổi chiều từ 4:00 tới 6:00 là thời điểm tốt nhất cho các kiến thức dài hạn. Điều này chỉ ra rằng, nếu bạn đang ôn thi cấp tốc thì buổi sáng là thời điểm học hoàn hảo, nếu bạn học những kiến thức quan trọng, cần nhớ lâu thì nên học buổi chiều/ tối.

Thời điểm tồi tệ nhất để ghi nhớ là sau 10 tối, vì lúc đó gần như sau 1 ngày não bô làm việc căng thẳng và khả năng tiếp nhận thêm một khối lượng kiến thức khổng lồ rất hạn chế.
Tốt nhất vào tầm giờ này, bạn nên đọc lại các phần kiến thức quan trọng hoặc phần kiến thức tổng quan hay phần mà bạn đã ghi chú vào buổi sáng trong khoảng 15 phút, não của bạn sẽ gói ghém lượng kiến thức nhỏ đó dễ dàng vào bộ nhớ trước khi bạn đi ngủ!