190 câu trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi công chức 2020- Phần 1

190 câu trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi công chức 2020. Tổng hợp chính thức từ Những vấn đề cơ bản về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay., Nền hành chính và cải cách hành chính nhà nước. Chế độ công vụ và quản lý cán bộ, công chức.
 
Câu 1. Điều lệ Đảng hiện hành quy định về sinh hoạt định kỳ đối với đảng bộ cơ sở như thế nào?
A.   Mỗi tháng 1 lần. B.    Mỗi quý 1 lần.
C.   Mỗi năm 1 lần. D.   Mỗi năm 2 lần.
 
Câu 2. Điều lệ Đảng hiện hành quy định cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh là?
A. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. B. Thường trực Tỉnh ủy.
C. Ban Thường vụ Tỉnh ủy. D. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
 
Câu 3. Điều lệ Đảng hiện hành quy định giữa 2 kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là?
A. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. B. Thường trực Tỉnh ủy.
C. Ban Thường vụ Tỉnh ủy. D. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
 
Câu 4. Tổ chức cơ sở Đảng theo Điều lệ Đảng hiện hành bao gồm:
A. Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở.
B. Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở, các Ban Cán sự Đảng.
C. Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở, các Đảng đoàn.
D. Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở, các Ban Cán sự Đảng, các Đảng đoàn.
 
Câu 5. Mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam như thế nào?
A. Xây dựng nước Việt Nam trở thành nước XHCN và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa.
B.  Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
C.  Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
D.  Xây dựng nước Việt Nam độc lập và cuối cùng là nước xã hội chủ nghĩa.
 
Câu 6. Nhiệm kỳ đại hội chi bộ cơ sở là bao nhiêu năm?
A.  5 năm /2 lần B.   5 năm / 1 lần
C.   6 năm D.  7 năm
 
Câu 7. Tổ chức Đảng nào dưới đây không được lập cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy?
A. Cấp Trung ương B. Cấp tỉnh. C. Cấp huyện D. Cấp xã
 
Câu 8. Nội dung nào được coi là vấn đề cấp bách nhất về công tác xây dựng Đảng được Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đề ra?
A. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
B. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương.
C. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. 
D.  Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
 
Câu 9. Nội dung nào không phải là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ?
A.  Bằng cương lĩnh, chiến lược, nghị quyết, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn.
B.  Bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra.
C.  Bằng sự phối hợp, hợp tác bình đẳng.
D.  Bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
 
Câu 10. Điều lệ Đảng hiện hành quy định nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên tắc nào?
A- Tự phê bình và phê bình;
B- Tập trung dân chủ; 
C- Đảng hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật;
D- Cả 3 phương án trên.
 
Câu 11. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “tuyên truyền là…”
A. Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
B. Giới thiệu nghị quyết của Đảng cho nhân dân.
C. Làm cho nhân dân hiểu và tin vào Đảng
D. Đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm
 
Câu 12. Cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay thuộc lĩnh vực nào sau đây?
A. Lĩnh vực kinh tế.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực văn hóa.
D. Ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống tư tưởng xã hội 
 
Câu 13. Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định chính thức là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng tại Đại hội nào?
A. Đại hội lần thứ VI (12/1986). B. Đại hội lần thứ VII (6/1991).
C. Đại hội lần thứ VIII (6/1996). D. Đại hội lần thứ IX (4/2001).
 
Câu 14. Chỉ đạo, định hướng hoạt động công tác báo chí thuộc chức năng nhiệm vụ của cơ quan đơn vị nào sau đây?
A. Hội nhà Báo. B. Sở Thông tin Truyền thông.
C. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. D. Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Câu 15. Công tác nào sau đây không thuộc bộ phận cơ bản cấu thành của công tác tư tưởng?
A. Công tác nghiên cứu lý luận.
B. Công tác tuyên truyền.
C. Công tác điều tra dư luận xã hội.
D. Công tác cổ động
 
Câu 16. Chuyên đề nào sau đây là chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020?
A. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.
B. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
C. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụ vụ nhân dân.
D. Tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 
Câu 17. Tác phẩm nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đưa vào nghiên cứu, học tập rộng rãi trong Đảng và nhân dân?
A. Di chúc
B. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
C. Đường cách mệnh.
D. Cả 3 phương án còn lại.
 
Câu 18. Quan điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là gì?
A. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm cốt.
B. Đảng cộng sản Việt Nam là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C. Đảng cộng sản phải xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
D. Đảng phải thường xuyên tăng cường mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
 
Câu 19. Uỷ ban Kiểm tra cấp tỉnh do ai bầu ra?
A. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.
B. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
C. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
D. Uỷ ban Kiểm tra cấp huyện
 
Câu 20. Tổ chức Đảng nào không có thẩm quyền kỷ luật đảng viên vi phạm:
A. Chi bộ
B. Ủy ban Kiểm tra đảng ủy cơ sở
C. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và tương đương
D. Cấp ủy, Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương
 
Câu 21.  Ban Dân vận có chức năng tham mưu về công tác nào ?
A. Về công tác dân vận (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo).
B. Về công tác dân vận và tuyên giáo.
C. Về công tác tuyên vận của đảng.
D. Cả 3 phương án còn lại.
 
Câu 22.    Quan hệ giữa Ban Dân vận với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp là:
A. Cấp dưới đối với cấp trên.
B. Quan hệ cấp trên đối với cấp dưới.
C. Quan hệ phối hợp.
D. Cả 3 phương án còn lại.
 
Câu 23.   Phong trào thi đua Dân vận khéo hiện nay được triển khai với những cơ quan, tổ chức nào ?
A. Ngành dân vận toàn quốc
B. Cả hệ thống chính trị
C. Chính quyền các cấp
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội.
 
Câu 24.  Ban Nội chính Trung ương được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tái thành lập ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 26 tháng 11 năm 2011. B. Ngày 28 tháng 11 năm 2011.
C. Ngày 26 tháng 12 năm 2012. D. Ngày 28 tháng 12 năm 2012.
 
Câu 25. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) đề ra nhiệm vụ thành lập cơ quan nào?
A. Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành uỷ.
B. Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương.
C. Ban Kinh tế Trung ương và Ban Nội chính các tỉnh, thành uỷ.
D. Ban Nội chính Trung ương; Ban Nội chính các tỉnh, thành uỷ và Ban Kinh tế Trung ương.
 
Câu 26. Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan nội chính?
A. Tòa án nhân dân tối cao. B. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
C. Thanh tra Chính phủ. D. Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
 
Câu 27. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Hiến pháp quy định chính thức từ năm nào?
A. 1980 B. 1992 C. 2000 D. 2013
 
Câu 28. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự nguyện. B.  Hiệp thương dân chủ.
C. Phối hợp và thống nhất hành động.           D. Cả 3 phương án còn lại.
 
Câu 29. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành năm nào?
A. 1980 B.  1999 C. 2000 D.  2009
 
Câu 30. Tổ chức nào sau đây là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp Trung ương?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Quốc hội.
C. Chính phủ. D. Tòa án nhân dân tối cao. 
 
Câu 31. Hiệp thương dân chủ là nguyên tắc tổ chức, hoạt động đặc thù của tổ chức nào sau đây:
A. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
B.  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 
C.  Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
D.  Hội Cựu chiến binh Việt Nam
 
Câu 32. Tổ chức nào không là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
A.  Đảng Cộng sản Việt Nam.
B.  Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C.  Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
D.  Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
 
Câu 33. Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện không theo nguyên tắc nào?
A.  Hiệp thương dân chủ.          B.  Đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau.
C.  Tập trung dân chủ.          D.  Phối hợp và thống nhất hành động.
 
Câu 34.  Công đoàn Việt Nam không tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? 
A. Tập trung dân chủ.
B. Liên hệ mật thiết với người lao động.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
D. Phù hợp với trình độ của đông đảo người lao động
 
Câu 35. Công đoàn Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào? 
  A. Ngày 28/7/1929   B. Ngày 28/7/1930
  C. Ngày 28/7/1931   D. Ngày 28/7/1932
 
Câu 36. Điều mấy trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định riêng về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam ?
A. Điều 9. B. Điều 10. C. Điều 11. D. Điều 12.
 
Câu 37. Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?
A. Ngày 01/01/2013 B. Ngày 01/5/2013
C. Ngày 01/7/2013 D. Ngày 01/12/2013
 
Câu 38. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là?
A. Đại hội Đại biểu toàn quốc.
B. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mính.
C. Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
 
Câu 39. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thuộc loại hình tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức chính trị B. Tổ chức chính trị – xã hội
C. Tổ chức xã hội D. Tổ chức xã hội đặc thù
Câu 40. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
A. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động
B. Hiệp thương dân chủ 
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ
D. Đoàn kết, chân thành, tôn trọng lẫn nhau. 
Câu 41. Trong Điều lệ Đảng, Đảng ta đã xác định chức năng của Đoàn là?
A.Người giúp sức cho Đảng
B. Là đội dự bị tin cậy của Đảng.
C.Là tổ chức hoạt động theo đường lối chủ trương của Đảng.
D.Là cánh tay đắc lực của Đảng
Câu 42. Báo Tiền phong là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào?
A. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
B. Đảng cộng sản Việt Nam
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
D. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Câu 43. Luật Thanh niên có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?
A. Ngày 01 tháng 7 năm 2005  B. Ngày 01 tháng 7 năm 2006
C. Ngày 01 tháng 7 năm 2007 D. Ngày 01 tháng 7 năm 2008
Câu 44. Hội Nông dân Việt Nam được tổ chức theo mấy cấp?
A. 3 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và cấp huyện.
B. 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; và cấp xã, phường, thị trấn. 
C. 5 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; cấp cơ sở và cấp ấp, khu vực.
D. 6 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; cấp cơ sở; cấp ấp, khu vực và cấp tổ Hội.
Câu 45. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức vào năm nào?
A. Năm 1987               B. Năm 1988 C. Năm 1989 D. Năm 1990
Câu 46. Nhiệm kỳ Đại hội Hội Nông dân từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở là mấy năm?
A. 5 năm B. 4 năm C. 3 năm D.  2,5 năm
Câu 47. Trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay, lực lượng nào giữ vị trí là chủ thể?
A. Phụ nữ. B. Thanh niên. C. Công nhân. D. Nông dân.
Câu 48. Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức mang tính chất nào sau đây?
A. Chính trị – nghề nghiệp.
B. Xã hội – nghề nghiệp.
C. Xã hội từ thiện.
D. Chính trị – xã hội. 
Câu 49. Hội Nông dân là tổ chức Chính trị – Xã hội chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ai?
A. Cấp uỷ cùng cấp. 
B. Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
C. Ban Dân vận cùng cấp.
D. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
Câu 50. Mối quan hệ giữa tổ chức Hội Nông dân Việt Nam các cấp với Ủy ban nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Phối hợp công tác B. Hiệp thương dân chủ
C. Tham mưu, đề xuất D. Chỉ đạo công tác
Câu 51. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016-2020 là bao nhiêu?
A. Từ 15% trở lên B. Từ 20% trở lên
C. Từ 25% trở lên D. Từ 30% trở lên
Câu 52. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 có bao nhiêu bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ? 
A. Từ 80% trở lên B. Từ 85% trở lên
C. Từ 90% trở lên D. Trên 95% trở lên
Câu 53. Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, quy định tỷ lệ nữ cần đảm bảo tham gia vào các khóa đào tạo tại các trường chính trị, quản lý hành chính nhà nước là:
A. Từ 30% trở lên.B. Trên 15%
C.  50%D.  35%
Câu 54. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022 là lần thứ mấy?
A. Lần thứ I B. Lần thứ II. C. Lần thứ V. D. Lần thứ VI
Câu 55.  Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập năm nào?
A.  1987 B. 1988 C. 1991. D.1989
Câu 56. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận Hội Cựu chiến binh Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm nào?
A.  1987 B. 1988 C. 1991. D.1990
Câu 57. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Cựu Chiến binh ngày tháng năm nào?
A. 7 tháng 10 năm 2006
B. 7 tháng 10 năm 2004
C. 7 tháng 10 năm 2007
D. 7 tháng 10 năm 2005
Câu 58. Đâu là nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008? 
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
B. Đảm bảo sự kết hợp giữa con người và chức danh, vị trí việc làm.
C. Đảm bảo sự công bằng, dân chủ.
D. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 59.  Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định một trong các quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương là?
A. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
B. Chỉ được hưởng tiền làm thêm giờ. 
C. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, không được hưởng công tác phí.
D. Được hưởng tiền làm thêm giờ và công tác phí, không được hưởng tiền làm đêm.
Câu 60. Nội dung nào trong các nội dung sau là những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ theo quy định Luật cán bộ, công chức năm 2008?  
A. Tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội  
B. Bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học
C. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
D. Hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
Câu 61. Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định một trong những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước?
A.Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức
B.Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
C.Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định.
D. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị công tác.
Câu 62. Nội dung nào dưới đây là một trong các mục tiêu của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011? 
 A. Đổi mới cơ cấu, tổ chức bộ máy của các cơ quan trong nền hành chính nhà nước.
 B. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
 C. Đảm bảo tính cạnh tranh.
 D. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
Câu 63. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính và tương đương thì được xếp vào công chức loại nào ?
A. Loại A B. Loại B                    C. Loại C                      D. Loại D
Câu 64. Đâu là những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008? 
A. Phân biệt, đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
B. Có tác phong lịch sự
C. Giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
D. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân.
Câu 65. Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008, phân biệt công chức theo ngạch được bổ nhiệm, công chức gồm có các loại nào sau đây?
A. Loại A, B B. Loại A, B, C
C. Loại A, B, C, D D. Loại A, B, C, D, E
Câu 66. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý như thế nào?
A. Giải quyết thôi việc.
B. Bố trí công tác khác.
C. Giáng chức.
D. Hạ bậc lương.
Câu 67. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài mấy tháng?
A. 3 tháng. B. 6 tháng. C. 9 tháng. D. 12 tháng.
Câu 68. Công chức loại C có thời gian tập sự là mấy tháng?
A. 9 tháng. B. 12 tháng. C. 18 tháng. D. 24 tháng.
Câu 69. Công chức loại D có thời gian tập sự là mấy tháng?
A. 6 tháng. B. 9 tháng. C. 12 tháng. D. 18 tháng.
Câu 70. Thời gian tập sự của công chức có được tính vào thời gian xét nâng bậc lương hay không?
A. Có.
B. Không.
C. Có, nhưng với điều kiện phải hoàn thành tốt nhiệm vụ.
D. Cơ quan quản lý công chức có thể xem xét quyết định, tùy từng trường hợp cụ thể.
Câu 71. Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài là bao nhiêu?
     A. 12 tháng                                                      B.  9 tháng
     C. 6 tháng                                                         D. 3 tháng
Câu 72. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm, thì thời hạn nâng lương bị kéo dài là bao nhiêu:
A. 12 tháng                B. 9 tháng                C. 6 tháng                      D. 3 tháng
Câu 73. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo đối với những trường hợp nào?
A. Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
B. Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
C. Là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
D. Cả 3 phương án còn lại.
 
Câu 74. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức phải thông báo cho cán bộ bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu trước bao nhiêu tháng tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu:
A. 12 tháng             B. 9 tháng                    C. 6 tháng                          D. 3 tháng
Câu 75. Thời hạn biệt phái công chức, viên chức không quá bao nhiêu năm, (trừ một số ngành, lĩnh vực đặc thù do Chính phủ quy định…)?
A. Không quá 2 năm                                         B. Không quá 3 năm
C. Không quá 4 năm                                         D. Không quá 5 năm
Câu 76. Thời hạn bổ nhiệm công chức là bao nhiêu năm (trừ trường hợp thực hiện theo pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền)?
A. 2 năm                                                           B. 3 năm
C. 4 năm                                                           D. 5 năm
Câu 77. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, “từ chức” được định nghĩa như thế nào?
A. Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. 
B. Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
C. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
D. Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Câu 78. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, “miễn nhiệm” được định nghĩa như thế nào?
A. Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
B. Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
C. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
D. Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. 
Câu 79. Theo Luật cán bộ, công chức, việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào?
A. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch.
B. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch và phù hợp với nhiệm vụ được giao.
C. Vị trí việc làm và thông qua thi tuyển.
D. Vị trí việc làm; phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển.
 
Câu 80. Hoạt động nào không nằm trong nội dung quản lý công chức?
A. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ công chức.
B. Ban hành quy chế làm việc của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
C. Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ.
D. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ,chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,công chức.
Câu 81. Công chức vi phạm quy định Luật cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ mà phải chịu một trong các hình thức kỷ luật từ thấp đến cao như thế nào ?
A. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
B. Khiển trách, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc.
C. Cảnh cáo, cách chức, giáng chức, buộc thôi việc.
D. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Câu 82. Đâu không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008? 
A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
B. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ
C. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát
D. Tận tuỵ phục vụ nhân dân
Câu 83. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong trường hợp nào? 
A. Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự.
B. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch.
C. Công chức chuyển sang ngạch tương đương. 
D. Cả 3 phương án còn lại.
Câu 84. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, từ “ngạch” được hiểu là: 
A. Tên gọi thể hiện trình độ học vấn của công chức.
B . Tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. 
C. Tên gọi thể hiện trình độ chuyên môn của công chức. 
D. Tên gọi thể hiện trình độ  và khả năng của công chức. 
Câu 85. Chế độ nào sau đây không phải chế độ công vụ?
A. Chế độ trách nhiệm. B. Chế độ kỷ luật.
C. Chế độ thụ hưởng. D. Chế độ phục vụ nhân dân. 
Câu 86. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, đâu không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?
A. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
B. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
C. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
D. Đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Câu 87. Nội dung nào không thuộc nội dung đánh giá cán bộ theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008?
A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
B. Tham gia các hoạt động đoàn thể.
C. Tinh thần trách nhiệm trong công tác.
D. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Câu 88. Nội dung nào sau đây không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ?
          A. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
          B. Có ý thức tổ chức kỷ luật.
          C. Chủ động và phới hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ.
          D. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản doanh nghiệp giao cho
Câu 89. Nội dung nào sau đây không thuộc quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ?
A. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
B. Được bảo đảm các trang thiết bị và các điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật.
C. Được tăng lương trước thời hạn.
D. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);