Nội dung chính:
Cách làm bài đọc hiểu và Bộ đề đọc hiểu có đáp án
Hướng dẫn cách làm dạng bài đọc hiểu Tiếng Anh
Điều đầu tiên cần nhớ là không phải câu nào trong bài đọc hiểu cũng khó và cần nhiều hiểu biết
về ngữ pháp – từ vựng đâu nhé. Sẽ luôn có những câu kiểm tra kiến thức ở mức độ cơ bản, hãy
cố gắng không làm sai những câu này.
Điều thứ hai, đó là ĐỪNG BAO GIỜ CỐ DỊCH HẾT CẢ BÀI, thay vào đó hãy đọc lướt, đọc
câu hỏi đọc các câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn, và các câu có từ in đậm thôi nhé.
4 bước làm bài đọc hiểu rất hữu ích nên áp dụng:
- Bước 1: Đọc lướt nắm nội dung
- Bước 2: Giải quyết câu hỏi từ vựng
- Bước 3: Xử lí các câu hỏi thông tin trong bài
- Bước 4: Làm các câu hỏi nội dung
Hầu hết trong các đề thi, các câu hỏi đọc hiểu được sắp xếp theo trình tự đoạn văn nên làm bài
theo thứ tự câu hỏi trong đề là một phương pháp tốt. Ví dụ nếu ta vừa làm 1 câu có nội dung ở
đoạn 2 thì các câu tiếp theo hãy tìm ở đoạn 3 trở đi. Điều này giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
BƯỚC 1: ĐỌC LƯỚT NẮM NỘI DUNG
Với bài đọc hiểu, bước đầu tiên là đọc tiêu đề (nếu có), sau đó, đọc đoạn đầu để biết cơ bản chủ
đề bài đọc.
Bước này hữu ích với các bạn có sẵn vốn từ vựng và có thể hiểu được 60-80% các câu trong bài
đọc. Việc nắm được bài viết nói về nội dung gì, sẽ hữu ích khi làm các câu hỏi nội dung.
Hãy đọc lướt câu đầu và câu cuối các đoạn, cố gắng rút ra nội dung cơ bản từng đoạn. Sau đó,
đọc câu hỏi và các đáp án trả lời để có định hình khái quát, loại trừ các đáp án chắc chắn sai. Ở
bước này bạn chưa nên chọn luôn đáp án, hãy chọn đáp án khi đến bước 4 (sau khi đã lướt qua
đoạn văn ít nhất 2 lần)
Với những bạn có lực học yếu hơn, có thể bỏ qua bước này và tới thẳng bước 2 luôn nhé.
BƯỚC 2: GIẢI QUYẾT CÂU HỎI TỪ VỰNG
Sau khi có cái nhìn khái quát nhất về đoạn văn, hãy nhìn lần lượt vào các câu hỏi và ưu tiên làm
các câu hỏi chi tiết trong bài về đại từ, hay từ vựng. Những câu này đòi hỏi kĩ năng “scan” (đọc
lướt tìm chi tiết). Có 2 dạng câu hỏi thường gặp là
Dạng 1: Reference Questions (câu hỏi liên hệ đến từ vựng)
What does the word “It/ they/ them/ this/ those/…” in line ” – ” refer to?
[Từ “It/ they/ them/ this/ those/…” ở dòng… ám chỉ/ thay thế cho…]Với dạng câu hỏi này, hãy đọc kỹ câu ngay trước câu có từ in đậm, sau đó có thể dễ dàng tìm
được đáp án. Đề bài có thể đánh đố bằng nhiều danh từ tương tự xuất hiện trước và sau câu có từ
in đậm. Hãy cân nhắc thật kỹ. Để chắc chắn thì hãy thay ngược đáp án vào các từ “It/ they/ them/
this/ those/…” đề xem nghĩa có thay đổi gì không nhé.
Dạng 2: Vocabulary Questions (câu hỏi về từ vựng)
The expression ” – ” in line ” – ” could best replaced by…
The word ” – ” in line ” – ” is closest/ opposite meaning to…
[Từ/ cụm từ ” – ” ở dòng ” – ” có thể được thay thế bởi từ nào?]Với dạng câu hỏi này, ta cần đọc cả câu để xác định nét nghĩa mà câu biểu đạt bởi mỗi từ có thể
có nhiều nghĩa. Từ đó cân nhắc, loại trừ để chọn được đáp án phù hợp. Sẽ có trường hợp từ được
cho là mội từ khó và mới đối với các bạn. Khi đó hãy đọc cả câu để đoán nét nghĩa cần điền vào,
hoặc ghép thử 4 đáp án vào xem cái này dùng được nha.
ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: Đọc kỹ câu hỏi xem câu hỏi cần từ gần nghĩa hay trái nghĩa, tránh bị đánh
lạc hướng và chọn nhầm đáp án.
BƯỚC 3: XỬ LÝ CÁC CÂU HỎI THÔNG TIN TRONG BÀI
Dạng 1: Factual Questions (câu hỏi lấy thông tin)
According to the first/ second/ last passage, why/ what/ how…?
[Theo như đoạn viết, tại sao? Cái gì? Thế nào?…]According to the information in paragraph 1/ 2/ 3, why/ what/ how…?
[Theo như thông tin trong đoạn 1, cái gì…?]Dạng 2: Negative factual Questions (câu hỏi lấy thông tin đối lập)
All the following sentences are true, except…
[Các thông tin dưới đây đều đúng ngoại trừ…]Which is NOT mentioned in the paragraph?
[Thông tin nào không được nhắc đến trong bài?]Which statement is LEAST likely to be true/ What is least likely to happen?
[ít có khả năng xảy ra…]Để làm được bài này, ta phải chú ý key words của câu hỏi, để không bị đánh lừa bởi các đáp án.
Từ đó xác định đoạn chứa thông tin được hỏi, đọc kĩ đoạn và câu hỏi để tìm ra đáp án chính xác.
CHÚ Ý
Hầu như đáp án đều sẽ được diễn đạt theo cách khác đi so với câu trong đoạn, nên nếu có những
đáp án chứa những từ y hệt trong đoạn nhưng diễn đạt nội dung không đúng. Thì có thể loại trừ
đáp án đó.
BƯỚC 4: CÁC CÂU HỎI NỘI DUNG
Lúc này ta đã có hiểu biết cơ bản về đoạn đọc hiểu đó, cũng như giải quyết được hết các câu hỏi
chi tiết trong bài. Bây giờ hãyđọc lướt lại bài 1 lần (skimming), xâu chuỗi lại mọi thứ. Sau đó,
đọc các câu hỏi còn lại, tìm key word và làm nốt các câu này.
Dạng 1: Main idea (câu hỏi về ý chính)
What is the topic of this passage?
[Chủ đề của bài viết là gì?]What is the main idea expressed in this passage?
[Ý chính được thể hiện trong bài là gì?]Which title best reflects the main idea of the passage?
[Nhan đề phù hợp nhất cho ý chính của bài là gì?]Những câu hỏi dạng này đòi hỏi phải cân nhắc loại trừ thật kĩ, thường thì đoạn đầu và đoạn cuối
rất hữu ích giúp ta tìm ra câu trả lời. Hãy đọc thật kỹ nhé.
Nhớ là:
Chủ đề phải là ý bao quát toàn bài đọc.
Chủ đề không thể là ý phụ hoặc ý chính của bất kỳ một đoạn văn nào trong bài văn.
Dạng 2: Inference Questions (câu hỏi suy diễn)
It is probable/ possible that…
[Có thể là/ có khả năng là…]It can be inferred from the passage that…
[Có thể suy ra từ đoạn văn là…]In the paragraph 2, the author implies/ suggests that…
[Trong đoạn 2, tác giả ngầm ám chỉ/ gợi ý rằng…]Dạng 3: Questions on author’s purpose (câu hỏi mục đích của tác giả)
Why does the author mention ____ ?
[Tại sao tác giả đề cập đến…?]The author’s main purpose in paragraph 2 is to…
[Mục đích chính của tác giả trong đoạn 2 là để…]Với câu hỏi dạng 2 và dạng 3, ta tìm đúng vị trí chứa thông tin được hỏi, đọc thật kỹ kèm đối
chiếu với đáp án để tìm ra câu trả lời.
Dạng 4: Questions on author’s attitude (câu hỏi về thái độ của tác giả)
What is the author’s opinion / attitude of ____?
[Ý kiến/ thái độ của tác giả thể hiện trong bài là gì?]Which of the following most accurately reflects the author’s opinion of ____?
[Điều nào dưới đây phản ánh chính xác nhất ý kiến/ thái độ của tác giả?]Câu hỏi về ý kiến thái độ của tác giả có lẽ là dạng khó nhất vì không những ta phải hiểu tác giả
viết về gì, còn phải xác định tác giả đồng ý hay phản đối. Một số đáp án có thể được đưa ra của
dạng câu hỏi này là: Positive (tích cực); Negative (tiêu cực); Neutral (trung lập); Supportive (ủng
hộ); Skeptical (nghi ngờ)…
Những câu hỏi nội dung có khả năng lừa rất cao nên một lần nữa mình muốn nhắc lại tip này:
“KHÔNG BAO GIỜ CHỌN 1 ĐÁP ÁN KHI CHƯA LOẠI TRỪ ĐƯỢC ÍT NHẤT 2 ĐÁP ÁN CÒN LẠ