Review buổi thi tuyển Vietcombank chi tiết, cụ thể

Review buổi thi tuyển Vietcombank chi tiết, cụ thể. Các bạn chuẩn bị thi Vietcombank nhưng chưa tưởng tượng ra được quy trình thi tuyển mình sẽ trải qua như thế nào khi bước vào phòng thi? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây để biết được cách thức thi thật thuận lợi cho mình nhé!

Review buổi thi tuyển Vietcombank chi tiết, cụ thể
Review buổi thi tuyển Vietcombank chi tiết, cụ thể

 

Review buổi thi tuyển Vietcombank

1/ Hình thức thi

Thi online trên máy tính trong 1 buổi sáng hoặc chiều (Là đủ cho cả 2 môn). Mỗi bạn sẽ được nhắn trước mã ID của mình qua gmail. Mật khẩu đăng nhập thường lấy theo số CMND/Hộ chiếu của mỗi bạn.

Đề thi online Vietcombank thống nhất trên toàn quốc, tức cả nước dùng chung kho đề được quản lý bởi phòng IT Hội sở. Chỉ đến hôm thi đề mới mở và nhập mật khẩu để mở. Trong phòng thi có 4 giám thị và 2 giám thị ngoài hành lang. Ngoài ra 4 góc tường còn có nhiều camera soi từng nhất cử nhất động của các bạn trong phòng thi.

2/ Trình tự tại hôm thi

Thường có 2 ca buổi sáng và 2 ca buổi chiều.

VD Ca 1 sáng như sau:

  • 7h 00 sáng: tập trung tại Chi nhánh/Hội trường do VCB thông báo qua gmail. Các bạn có mặt tại sảnh sẽ nhìn thấy số báo danh và thông tin của mình dán tại bảng tin và phân ra các phòng thi.
  • 7h 30 sáng: Check in và gọi tên các bạn vào phòng thi. Mỗi bạn đến ngồi vào 1 máy tính theo số báo danh và phấn đã ghi trên bàn chỗ máy tính đó. Đặt CMND lên mặt bàn. Để toàn bộ túi xách, điện thoại… lên bục giảng.
  • 7h45 sáng: Khai mạc và phát biểu, thông báo hội đồng trông thi…. Hướng dẫn về cách thức sử dụng máy tính, nói chung không có gì. À, chỉ có 1 điều là: Khi bạn login bằng ID theo số CMND sẽ thấy lịch sử các bài làm trước đây của bạn vào Vietcombank có lưu, bạn sẽ thấy các bài thi trước của mình.
  • 8h sáng: Anh IT đọc mật khẩu để các bạn mở bài thi đầu tiên là Nghiệp vụ (50 câu trong 45 phút). Dù ngồi cạnh nhưng mỗi bạn một đề vì máy tính bốc ngẫu nhiên 50 câu trong ngân hàng đề theo giỏ nghiệp vụ định sẵn => Nên xác định “tự lực cánh sinh”, không hỏi được bất kỳ ai!
  • 8h 50 phút: Hết giờ bài nghiệp vụ. Ấn nộp bài thi xong sẽ hiện điểm số luôn trên máy. Giây phút HỒI HỘP nhất trong cuộc đời! Nộp bài và nghỉ giải lao 10 phút. 
  • 9h sáng: Bài thi Anh văn được mở và các bạn lại tiếp tục làm bài thi Anh văn (50 câu trong 45 phút). Cũng mỗi bạn 1 đề.
  • 9h 50 phút: Hết giờ bài Anh văn. Ấn nộp bài thi xong sẽ hiện luôn điểm số bài Anh văn.

Bạn phải nhanh chóng ra khỏi phòng thi để cho Ca 2 tiếp tục vào thi (Từ 10h – 12h)

Hành trang khi thi:

  • Máy tính F(x) Casio: Để phục vụ 1 số câu tính toán ngắn
  • Chứng minh nhân dân: Để check in và xem mặt trước khi vào phòng thi.
  • Không cần mang nháp vì sẽ được phát và bị thu trước khi hết giờ làm bài.

 

3/ Các môn thi

– Nghiệp vụ chuyên ngành: 50 câu / 45 phút

Gồm lẫn lộn khoảng 5 mảng kiến thức (Mỗi mảng 5 câu): Kinh tế học, Tín dụng, Hiểu biết chung, Kế toán tài chính, Kỹ năng bán hàng, Tin học văn phòng…

Mỗi vị trí thì sẽ có nhóm các mảng kiến thức riêng

 

A) Vị trí CV QHKH (Tín dụng)

 

Nghiệp vụ

  • Kinh tế học (10 câu)
  • Hiểu biết chung hoặc Kế toán ngân hàng (10 câu)
  • Tín dụng (trung bình) (20 câu)
  • Tín dụng (khó) (10 câu)

Anh văn

  • Chọn từ đúng nhất (Nhiều từ vựng và Ngữ pháp) (40 câu)
  • Tìm lỗi sai (10 câu)

 

B) Vị trí Giao dịch viên (Dịch vụ khách hàng)

 

Nghiệp vụ

  • Kinh tế học (10 câu)
  • Kế toán ngân hàng (20 câu)
  • Tín dụng (dễ) (10 câu)
  • Kỹ năng bán hàng, sản phẩm VCB,… (10 câu)

Anh văn

  • Chọn từ đúng nhất (Nhiều từ vựng và Ngữ pháp) (40 câu)
  • Tìm lỗi sai (10 câu)

 

C) Vị trí Kế toán

 

Nghiệp vụ

  • Kinh tế học (10 câu)
  • Kế toán ngân hàng (dễ) (10 câu)
  • Kế toán ngân hàng (trung bình) (10 câu)
  • Kế toán ngân hàng (khó) (10 câu)
  • Excel, tín dụng… (10 câu)

Anh văn

  • Chọn từ đúng nhất (Nhiều từ vựng và Ngữ pháp) (40 câu)
  • Tìm lỗi sai (10 câu)

 

D) Vị trí Ngân quỹ

 

Nghiệp vụ

  • Kinh tế học (10 câu)
  • Nghiệp vụ Ngân quỹ (30 câu)
  • Kế toán ngân hàng, Excel…. (10 câu)

Anh văn

  • Không thi Anh Văn

 

E) Vị trí Phê duyệt tín dụng – KSNB

 

Nghiệp vụ

  • Kinh tế học (10 câu)
  • Tín dụng (dễ) (10 câu)
  • Tín dụng (trung bình) (10 câu)
  • Tín dụng (khó) (10 câu)
  • Excel, Kế toán ngân hàng… (10 câu)

Anh văn

  • Chọn từ đúng nhất (Nhiều từ vựng và Ngữ pháp)
  • Tìm lỗi sai
  • Anh văn Chuyên ngành TCNH

Tự luận

  • Một câu tự luận dạng phát biểu cảm nghĩ (15 phút) (Viết ra giấy được phát sẵn)

 

4/ Phỏng vấn

Đến vòng này thì số thí sinh còn lại cỡ 1/3. Thường bài nghiệp vụ 7đ, Anh văn 5đ thì xác suất bạn vào phỏng vấn đến 99%. Thời gian gọi PV tầm sau 1 tuần kể từ khi kết thúc bài thi Test trên máy tính.

VCB chỉ phỏng vấn tiếng Việt với các vị trí nhân viên/chuyên viên bình thường. Thường không hỏi nghiệp vụ. PV rất nhanh, chủ yếu xoay quanh lý do nghỉ việc với người đã đi làm. Làm ở đâu? Công ty nào? Có thành tích gì không?

Và hỏi lý do vì sao chọn VCB, các hoạt động gì ở trường với các bạn sinh viên mới ra trường.

Các câu hỏi phỏng vấn Vietcombank tham khảo:

I. PHỎNG VẤN THÔNG TIN CÁ NHÂN

 

  1. Hãy giới thiệu đôi điều về bạn?
  2. Em đã biết gì về ngân hàng chúng tôi?
  3. Em đã từng sử dụng sản phẩm của ngân hàng chúng tôi chưa? Cảm thấy thế nào?
  4. Em biết gì về các sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng chúng tôi?
  5. Em có hiểu biết gì về BIDV?
  6. Nêu 3 điểm nổi bật mà BIDV hơn những ngân hàng khác?
  7. Tại sao em lại muốn ứng tuyển vào ngân hàng BIDV?
  8. Em có hiểu biết gì về Vietinbank?
  9. Theo em thấy thì Vietinbank đang mạnh nhất ở mảng sản phẩm tín dụng nào?
  10. Em nhận thấy 3 điểm nào nổi bật của LienVietPostBank (Ngân hàng Bưu điện Liên Việt) so với các ngân hàng khác?
  11. Em có biết mã cổ phiếu niêm yết của Vietinbank là mã nào không? Hiện đang giao dịch giá trị khoảng bao nhiêu?
  12. Em đã biết gì về vị trí Tín dụng cá nhân này?
  13. Em biết gì về vị trí Tín dụng cá nhân? Em thấy mình có điểm nào phù hợp vị trí này?
  14. Vì sao em chọn vị trí Tín dụng cá nhân? (Mà không phải vị trí Tín dụng doanh nghiệp, hay Giao dịch viên)
  15. Lý do nào em dự thi vào vị trí Quan hệ khách hàng cá nhân của NH Công thương (Vietinbank)? Em đã chuẩn bị gì trước khi đến dự thi?
  16. Em có biết về áp lực ở vị trí Quan hệ khách hàng cá nhân tại NH Công thương (Vietinbank) chưa?
  17. Em có định hướng gì trong nghề tín dụng chưa?
  18. Em là sinh viên mới ra trường, nhưng kiến thức lý thuyết trái ngược với kiến thức thực tế thì em sẽ làm thế nào?
  19. Em thấy mình có Điểm yếu nào không?
  20. Nếu ngân hàng chỉ trả một mức lương thấp, công việc lại áp lực liệu em có chấp nhận không?
  21. Theo em để làm tốt vị trí Tín dụng cần những Tố chất nào? Cái nào là quan trọng và cần thiết nhất?
  22. Theo em để làm tốt vị trí Tín dụng cần những Kỹ năng nào? Cái nào là quan trọng nhất?
  23. Công việc nơi em đang làm khác với tại Vietinbank như thế nào?
  24. Cho anh/chị biết về kết quả làm việc ở công ty cũ của em. Bao nhiêu khách hàng? Bao nhiêu hợp đồng?
  25. Em từng làm vị trí tư vấn, vậy hãy đóng vai người tư vấn giới thiệu sản phẩm bên công ty cũ của em.
  26. Liệu em tin rằng mình có thể đưa về bao nhiêu khách hàng cá nhân; bao nhiêu khách hàng doanh nghiệp cho chi nhánh; doanh số huy động trong 02 tháng đầu thử việc?
  27. Em hãy thuyết phục Hội đồng tuyển dụng rằng: Hãy nhận em?
  28. Bố mẹ em bán hàng tạp hoá à? Ở nhà em có giúp bố mẹ em không?
  29. Em mong muốn một công việc như thế nào tại ngân hàng chúng tôi?
  30. Em có chấp nhận học việc 2 tháng không lương tại ngân hàng không?
  31. Nếu được tuyển thì em sẽ làm như thế nào để nhanh chóng hòa nhập với công việc và hoàn thành chỉ tiêu được giao?
  32. Bạn yêu cầu mức lương như thế nào thì sẽ chấp nhận làm việc?
  33. Trong công việc điều em cảm thấy vui nhất là gì?
  34. Em bàn giao công việc tại ngân hàng cũ như thế nào trước khi xin nghỉ làm?
  35. Hình thức và Trình độ chuyên môn? Theo em cái nào là quan trọng hơn với 1 Cán bộ Quan hệ khách hàng?
  36. Em là trưởng nhóm nhưng có thành viên trong nhóm có tuổi nghề, tuổi đời nhiều hơn em. Vậy em sẽ làm gì để quản lý nhóm tốt nhất?
  37. Các thành viên trong nhóm làm việc không quan tâm tới công việc mà sắp hết thời hạn, bạn sẽ làm như thế nào?
  38. Em có biết uống rượu không? Có biết “hư” khi làm tín dụng là gì không?
  39. Nếu công việc nhàm chán em sẽ làm gì? Em có đề xuất gì với cấp trên?
  40. Em cảm thấy khi nhận một công việc mới tại ngân hàng mới, em gặp Điều khó khăn nhất là gì?
  41. Điều em quan tâm nhất ở một công việc là gì?
  42. Em có thấy ngại sự thay đổi không?
  43. Làm tín dụng có lúc sẽ rất mệt và áp lực, em sẽ làm gì để cân đối giữa Gia đình – Công việc – Bạn bè?
  44. Trong cuộc họp với đối tác, khi bên ngân hàng mình rơi vào thế yếu thì em sẽ xử lý thế nào?
  45. Sau khi đọc xong CV của bạn, tôi có một chút thắc mắc: “Dựa vào đâu mà bạn nói rằng bạn có Kỹ năng giao tiếp tốt?”
  46. Xem hồ sơ của em, anh/chị thấy có một số môn học của em không đạt kết quả cao. Em có thể nói nguyên nhân?
  47. Em đã từng thất bại bao giờ chưa? Hãy kể về thất bại lớn nhất mà em đã trải qua?
  48. Em đã bao giờ gặp điều gì bất hạnh chưa? Lúc đó em suy nghĩ như thế nào?
  49. Em đã học được gì từ những sai lầm?
  50. Em có quen ai làm việc tại ngân hàng chúng tôi không?
  51. Ngoài xin việc ở đây em còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào?

 

II. PHỎNG VẤN KỸ NĂNG BÁN HÀNG – TÌM KHÁCH HÀNG

 

  1. Em lập kế hoạch như thế nào để tiếp thị khách hàng mới? (Không sử dụng các kênh bạn bè, người thân, người quen)
  2. Em tìm kiếm những khách hàng mới như thế nào?
  3. Là Nhân viên tín dụng, bạn sẽ phát triển khách hàng mới như thế nào?
  4. Theo em, người bán hàng cần những yếu tố nào để có thể bán hàng thành công?
  5. Bạn từng sử dụng dịch vụ nào của ngân hàng chúng tôi chưa và có nhận xét như thế nào?
  6. Nếu em thuyết phục khách hàng nhiều lần mà họ vẫn từ chối? Em sẽ xử lý như thế nào?
  7. Em có hẹn sẽ gặp bạn gái để ăn tối, thế nhưng Giám đốc lại yêu cầu em ở lại làm trễ để hoàn thành công việc. Lúc này em sẽ làm gì?
  8. Em có thể đưa ra một ví dụ về tình huống tương tự như vậy mà em đã gặp phải?
  9. Cho em chỉ tiêu tín dụng cá nhân tăng trưởng 4 tỷ đồng trong 2 tháng, em sẽ lập kế hoạch ra sao?
  10. Nếu bị áp chỉ tiêu huy động 5 hoặc 10 tỷ đồng một tháng thì em sẽ làm thế nào?
  11. Em sẽ làm gì khi gặp 1 khách hàng vô cùng tức giận?
  12. Bằng cách nào em sẽ lôi kéo khách hàng ở ngân hàng khác về ngân hàng mình?
  13. Khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của ngân hàng X, nếu bạn tiếp thị khách hàng này mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình thì bạn sẽ làm thế nào?
  14. Theo bạn, ngành nghề nào có xu hướng phát triển tại khu vực Tân Mai (thuộc Q.Hoàng Mai, Hà Nội)?
  15. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, đặc biệt là xu hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, theo bạn yếu tố mấu chốt nào mà các ngân hàng phải tập trung để tăng tính cạnh tranh?

 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);