Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

Quá trình nuôi con luôn là một quá trình vất vả, cần rất nhiều nỗ lực của cha mẹ. Trong quá trình từ sơ sinh đến lớp mẫu giáo, trẻ cần được theo dõi sát sao hơn cả. Có vậy, những vấn đề sức khỏe và tinh thần mới được phát triển kịp thời. Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!

Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là một tình trạng chậm trễ trong việc đạt được mốc phát triển về ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói, phản ứng lại với lời nói của người khác, chậm nói, không ghép được các từ thành câu, vốn từ ít, diễn đạt câu vụng về… Thông thường, một trẻ được coi là chậm nói khi tới 2 tuổi vẫn chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép (câu 2 từ).

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Đa số trẻ sẽ bắt kịp đà phát triển khi 4 tuổi nếu được can thiệp sớm và tích cực. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn những khó khăn về ngôn ngữ sau 4 tuổi, vì vậy vẫn cần những biện pháp can thiệp lâu dài.

Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Một số yếu tố nguy cơ của chậm phát triển ngôn ngữ:

  • Trẻ em trai mắc nhiều hơn trẻ em gái khoảng 3 lần.
  • Gia đình có người bị chậm phát triển ngôn ngữ (cha mẹ, anh chị).
  • Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân khi sinh, có biến chứng khi sinh.

Dấu hiệu của trẻ chậm nói đơn thuần

Kĩ năng nói và ngôn ngữ bắt đầu từ tiếng ê a khi trẻ còn ở độ tuổi sơ sinh. Sau vài tháng, những tiếng ê a vô nghĩa bắt đầu phát triển thành những từ có nghĩa. Trẻ chậm nói là khi con không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ phát triển với tốc độ khác nhau. Việc trẻ chậm nói một chút không có nghĩa là có vấn đề gì bất thường. Trừ khi theo thời gian, trẻ xuất hiện thêm các biểu hiện khác liên quan đến phát triển ngôn ngữ.

Dấu hiệu của trẻ chậm nói đơn thuần
Dấu hiệu của trẻ chậm nói đơn thuần

Thông thường, một đứa trẻ 3 tuổi có thể đạt được mốc phát triển sau về ngôn ngữ:

  • Sử dụng khoảng 1.000 từ.
  • Xưng được tên mình và gọi được tên người khác.
  • Dùng danh từ, tính từ và động từ trong câu có 3 – 4 từ trở lên.
  • Dùng từ chỉ số nhiều.
  • Hỏi các câu hỏi.
  • Kể chuyện, ngân nga một giai điệu, hát một bài hát.

Cha mẹ, người chăm sóc hoặc những người gần gũi trẻ có thể hiểu trẻ tốt nhất. Khoảng 50 – 90 % trẻ 3 tuổi có khả năng diễn đạt để người lạ hiểu. 

Phân biệt trẻ chậm nói và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều bậc phụ huynh là ngầm hiểu chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ là giống nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này thực sự có những điểm khác biệt rõ ràng.

Trẻ chậm nói là tình trạng trẻ bị hạn chế khả năng phát âm từ ngữ, nhưng vẫn có khả năng hiểu ngôn ngữ và biết cách giao tiếp thông qua cử chỉ, ánh mắt hoặc hành động. Chẳng hạn, trẻ có thể hiểu những gì người lớn nói và yêu cầu, nhưng không thể đáp lại bằng lời. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về khả năng phát âm hoặc vận động cơ miệng, chứ không phải về khả năng tiếp thu ngôn ngữ.

Phân biệt trẻ chậm nói và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Phân biệt trẻ chậm nói và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Ngược lại, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng phức tạp hơn vì trẻ không chỉ gặp khó khăn trong việc phát âm mà còn gặp trở ngại trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Một số hoạt động giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp

  • Âu yếm và vỗ về trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được quan tâm.
  • Nói chuyện, đọc sách và hát giúp trẻ tiếp xúc với nhiều từ, tăng vốn từ và hiểu được ngôn ngữ.
  • Dành thời gian cho trẻ vận động, tương tác với mọi người và đồ vật xung quanh mỗi ngày.
  • Tìm cách hiểu được tâm trạng của trẻ để lựa chọn thời điểm giao tiếp phù hợp. Tạo không gian an toàn cho trẻ khám phá.
  • Trò chuyện khi đối diện và ở ngang tầm mắt của trẻ, hãy nhìn vào mắt trẻ.
  • Hãy chờ đợi trẻ đáp ứng, cho trẻ thời gian để hiểu và bật âm.
  • Cho trẻ giúp làm việc nhà đơn giản và khích lệ trẻ.

Trẻ nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói. Hướng dẫn, khuyến khích trẻ giao tiếp và dành nhiều thời gian lắng nghe, trò chuyện với trẻ là lời khuyên hữu ích nhất cho các bậc phụ huynh. Hãy cân bằng công việc, các mối quan hệ, gác lại những mệt mỏi của cuộc sống để bên con nhiều hơn nữa!

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);