Nguyên nhân trẻ chậm nói

Trẻ nhỏ có biểu hiện thờ ơ, ít nói, nói không rõ từ, không phản ứng với những âm thanh, lời nói xung quanh; trẻ được 2 tuổi nhưng chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép, chưa thể dùng lời nói để biểu đạt mong muốn của bản thân. Đây có thể là dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, cần được thăm khám sớm và can thiệp phù hợp. Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!

Nguyên nhân trẻ chậm nói
Nguyên nhân trẻ chậm nói

Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ chậm nói hay còn được gọi là chậm phát triển ngôn ngữ gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chậm nói có thể là một trong những triệu chứng của sự trì trệ của ngôn ngữ trên não bộ cho dù tâm lý và trí tuệ trẻ vẫn bình thường hoặc trẻ mắc tự kỷ hoặc cũng có nhiều trường hợp trẻ chậm nói là do bị bệnh bại não, ngoài ra chậm phát triển trí tuệ cũng dẫn đến chậm nói. Thậm chí những trẻ nghe kém cũng sẽ dẫn tới tình trạng chậm nói hoặc không có ngôn ngữ.

Về mặt thể chất, trẻ chậm nói có thể do cấu trúc giải phẫu bất thường trong vòm miệng, ở lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ở lưỡi bị ngắn cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói. Thính giác của trẻ có vấn đề cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc chậm nói, vì vậy các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên kiểm tra thính lực cho bé ngay sau khi sinh. Trẻ khó nghe hoặc không nghe được cũng sẽ gặp khó khăn trong việc bắt chước, học và sử dụng ngôn ngữ.

Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì?
Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì?

Về mặt tâm lý, những hành động như tiếp xúc với điện thoại thông minh và xem ti vi quá nhiều cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm nói. Những chiếc tivi hay điện thoại thông minh hiện nay khiến trẻ bị thu hút và đồng thời cũng là phương tiện dỗ dành các trẻ rất hiệu quả nhưng lại có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Xem điện thoại, tivi nhiều khiến cho não trẻ không cần suy nghĩ, dần dần sẽ tạo thói quen lười nói và ngại giao tiếp với người khác.

Hội chứng Einstein

Triệu chứng nhận biết trẻ chậm nói gây ra bởi hội chứng Einstein, ví dụ như trí nhớ tốt, trẻ có sở thích có tính chọn lọc và có khả năng phân tích xuất sắc. Đây là những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết được trẻ chậm nói nhưng rất thông minh. Lúc này về mặt di truyền hệ thống não của trẻ đã được lập trình sẵn cho việc học tập và đặc biệt là học ngôn ngữ. Ngôn ngữ đó được hình thành từ rất nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là sự kích thích từ môi trường xung quanh. Do vậy, khi cha mẹ hiểu được rõ về chức năng và cách vận động của não bộ thì sẽ có những việc làm giúp cho trẻ cải thiện tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ.

Hội chứng tự kỷ

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc: Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không? Thực tế, trẻ chậm nói không chỉ đơn thuần là chậm nói, nó cũng là biểu hiện của nhiều vấn đề khác và phổ biến nhất đó là hội chứng tự kỷ. Cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần quan tâm và theo dõi trẻ. Đồng thời nên có sự hiểu biết nhất định về hội chứng tự kỷ, khi phát hiệu các dấu hiệu thì cần đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp và sớm nhất cho trẻ.

Chẩn đoán trẻ chậm nói

Chậm nói ở trẻ có thể được phát hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ. Một đứa trẻ bình thường có thể bắt đầu phát âm và học các từ đơn giản vào khoảng 12 tháng tuổi, phát triển khả năng ghép từ thành cụm ngắn ở giai đoạn 18-24 tháng, và bắt đầu tham gia các cuộc hội thoại ngắn ở độ tuổi từ 2 – 3 tuổi.

Chẩn đoán trẻ chậm nói
Chẩn đoán trẻ chậm nói

Nếu nhận thấy trẻ không đạt được các giai đoạn phát triển này, hoặc có các dấu hiệu chậm nói rõ rệt như không phản ứng với lời nói, không bập bẹ hay không thể nói được những từ đơn nào khi hơn 1 tuổi, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán tình trạng chậm nói.”

Một số cách chẩn đoán trẻ chậm nói thường được bác sĩ sử dụng như:

  • Kiểm tra tình trạng vòm miệng.
  • Kiểm tra thính giác.
  • Đánh giá khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ.

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ có thể xuất hiện đơn độc ở trẻ, hoặc là một trong nhiều triệu chứng của các rối loạn giao tiếp và rối loạn phát triển khác. Vì vậy, khi cha mẹ cần lưu ý phát hiện các bất thường khác đi kèm, bao gồm:

  • Những bất thường về hàm mặt, về bộ máy phát âm.
  • Khả năng nghe hiểu của trẻ: Trẻ kém phản ứng với âm thanh, hoặc không hiểu lời nói, không hiểu mệnh lệnh. Trẻ cần kiểm tra thính lực (sức nghe) trong những trường hợp bất thường về phát triển ngôn ngữ.
  • Kém các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội: Gọi ít đáp ứng, giảm nhìn mắt, thờ ơ, ít chơi với các bạn cùng lứa, không biết khoe mách hoặc chia sẻ mối quan tâm, không có các cử chỉ như chỉ ngón, vẫy tay chào, gật/ lắc đầu…
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • Các hành vi bất thường: động tác chơi tay, vẫy tay bất thường, đi kiễng chân, quay tròn người, cuốn hút quá mức vào một đồ vật, sự việc nào đó…
  • Hoạt động nhiều quá mức, rất khó ngồi yên, khó duy trì sự tập trung chú ý trong vài phút.
  • Những cơn cáu giận vô cớ, xuất hiện thường xuyên, cường độ mạnh.

Những biện pháp hỗ trợ trẻ chậm nói

Không bắt chước ngôn ngữ

Trẻ chậm nói đa phần phát âm sai cách không được chuẩn, thậm chí một số trẻ còn nói ngọng. Nguyên tắc đầu tiên mà cha mẹ cần áp dụng đó là không được bắt chước cách nói của trẻ, bởi vì điều này sẽ khiến cho trẻ hình thành thói quen khó sửa, lâu dần sẽ khiến trẻ nói sai và nói ngọng nhiều hơn.

Giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt

Trong quá trình giao tiếp, cha mẹ hãy gọi tên trẻ, đồng thời yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt. Điều này sẽ giúp gây sự chú ý của trẻ và tăng tương tác mắt, cũng như tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Ngoài ra, cha mẹ thường xuyên thể hiện hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu được hoạt động giao tiếp. Từ đó có thể tạo ra những phản ứng tích cực cho trẻ trong khi giao tiếp. Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ nói chậm, rõ ràng, dễ hiểu, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt. Một số nguyên tắc áp dụng cho trẻ chậm nói đó là:

  • Dạy trẻ học nói từng âm cho đến khi trẻ học được được. Bắt đầu bằng những nguyên âm, sau đó đến các phụ âm.
  • Khi giao tiếp với trẻ hãy thực hiện theo nguyên tắc 2/1/2. Có nghĩa là ngắt câu chậm và theo nhịp như 2/1/2 ví dụ như: Lấy/cho bà/cái/bát. Hoạt động này sẽ giúp cho trẻ hiểu được yêu cầu và có phản ứng tốt hơn trong quá trình giao tiếp cũng như thực hiện yêu cầu.

Dùng đồ chơi dạy trẻ chậm nói

Sử dụng đồ chơi để làm công cụ dạy cho trẻ chậm biết nói bằng cách mua cho trẻ những món đồ chơi như các con thú, hay các con vật dưới nước. Cha mẹ vừa chơi cùng trẻ, đồng thời chỉ vào các con thú, sau đó đọc tên chúng lên, từ đó giúp cho trẻ kết nối được với ngôn ngữ nhanh hơn, vừa có thể ghi nhớ hình dáng con vật và cả tên gọi của chúng. Đây chính là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản nhất mà mang lại hiệu quả cao.

Những biện pháp hỗ trợ trẻ chậm nói
Những biện pháp hỗ trợ trẻ chậm nói

Dùng thẻ học kích thích bé chậm nói

Mẹ có thể sử dụng thẻ học gồm có các loại quả, các con vật, các loại hoa,… vừa chỉ tay và đọc to cho trẻ nghe, rồi dạy trẻ nói các từ đơn ví dụ như: gà, cá, cây cối, quả, nhà,… Cách học này sẽ giúp kích thích và giúp trẻ hứng thú hơn bởi vì thẻ học có nhiều màu sắc bắt mắt.

Để trẻ tự xử lý thông tin

Khi cha mẹ đưa ra yêu cầu đối với trẻ cần cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin. Cùng chờ đợi phản ứng trong thời gian khoảng 5-10 giây, nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Lặp lại nhiều lần như vậy trong những tình huống và các trường hợp khác nhau.

Nên cho trẻ đi lớp, nhà trẻ

Ở lớp học, trẻ phải tự lực nhiều thứ chẳng hạn như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và trẻ bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ để hòa nhập với các bạn khác. Khi đó, chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được.

Không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, iPad, điện thoại,… Bởi vì đây chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, làm cho trẻ bị chậm nói.

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Cách đơn giản nhất để giúp trẻ cải thiện khả năng nói đó là trò chuyện với trẻ nhiều hơn hoặc đọc truyện cho trẻ nghe. Cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian để chơi đồ chơi cùng trẻ, tranh thủ cho trẻ tìm hiểu những điều mới lạ xung quanh. Bởi vì làm như vậy sẽ giúp trẻ học được kỹ năng giao tiếp và hạn chế được tình trạng chậm nói ở trẻ.

Tóm lại, trẻ chậm nói là một tình trạng khá phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, việc biết nói sớm hay muộn không hề có ảnh hưởng tới sự thông minh của trẻ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như tự kỷ, hội chứng Einstein,… Vì vậy, khi thấy trẻ chậm biết nói hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và được tư vấn biện pháp can thiệp sao cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);