Trong những bạn bè mình quen biết có học đại học, thì hiện tại có tới 40 % trong số đó đã vứt tấm bằng đại học để đi bán hàng online hay kinh doanh hầm bà lằng đủ thứ nào là mở tiệm bánh, makeup, thời trang, du lịch, nhiếp ảnh, v…v. 30% đi làm nghề tự do ko hề liên quan gì đến ngành học ở trường đại học kiểu freelancer – ví dụ học xây dựng ra xong đi môi giới bất động sản hay làm thiết kế nội thất, photoshop. Chỉ có khoảng 30 % còn lại là theo đuổi dc ngành nghề của mình đã học.
Do đó, mình khuyên thật các bạn trẻ cần phải xem lại mục đích thật sự của việc học đại học để làm gì ?. Nếu đã xác định học đại học thì phải có đam mê và có kiến thức thật sự. Bằng ko thì nên tự khởi nghiệp, tự đi học nghề mình yêu thích, thiết lập mối quan hệ trong công việc, tự học các kĩ năng mềm còn hơn. Vì bạn mất 4,5 năm học đại học kiểu chống đối, miễn cưỡng, chỉ để lấy cái bằng thì khi ra trường bạn cũng chả có kiến thức gì, lương lúc đó cũng chỉ 2,3 triệu ( khi đó bạn sẽ lại phải tìm việc khác để mưu sinh thôi).
Học càng cao, cơ hội thất nghiệp của bạn càng nhiều và cơ hội kiếm tiền càng ít.:
Xã hội VN hiện nay đang trong cơn quay cuồng của tâm lí sính bằng cấp do đó cả xã hội đua nhau đi học để lấy cái bằng. Học xong đại học ko biết làm gì nhiều người còn cố học lên thạc sỹ hy vọng để kiếm cái bằng dễ xin việc, nhiều cơ hội. Ai ngờ ngày càng nhiều thạc sỹ thất nghiệp, lúc đó họ lại kêu ca đổ tại, trong khi đó bản thân họ ko tự nhận ra rằng việc học thạc sỹ là hoàn toàn sai lầm với mục đích kiếm tiền ban đầu của mình.
Nói cho chính xác Thạc sỹ là bậc học dành cho những người muốn đi theo con đường nghiên cứu và giảng dậy ở đại học. Như thế khi học thạc sỹ bạn sẽ dc học những kiến thức chuyên sâu, thuần lý thuyết ko có tính thực tế để làm bước đệm cho mai sau học lên tiếp tiến sĩ.
Thời gian 2-3 năm học thạc sỹ hoàn toàn phí phạm đối với sinh viên mới ra trường. Bởi trong thời gian đó sinh viên ko có kinh nghiệm thực tế lại phải đi học 1 mớ kiến thức vô bổ, vô tác dụng.Trong khi đó xã hội ngày nay họ ko trả tiền cho bạn theo bằng cấp, mà họ trả tiền cho bạn dựa theo sản phẩm bạn làm ra được.
Do đó, các công ty khi tuyển người họ ko muốn tuyển, ko muốn nhận những người có bằng cấp thạc sỹ, hay tiến sĩ. Vì đối với họ nhận tiến sỹ, hay thạc sỹ để làm gì trong khi yêu cầu lương bổng của những người này cao, nhưng kiến thức, kĩ năng thực tế hoàn toàn là zero ? Khi làm trong 1 công ty nếu tiến sĩ, thạc sĩ bị trả lương ngang bằng với cử nhân, kĩ sư. Tất yếu những ng này sẽ tự sinh tâm lý “uất ức” và đòi hỏi rằng ” Tại sao tao học cao thế này bao nhiêu năm đèn sách mà lương lại chỉ bằng thằng tốt nghiệp đại học ” ? Hay lúc bị giám đốc, trưởng phòng “chỉ bảo” thì mấy ng này lại tự ái kiểu “Tao bằng cấp cao hơn mày, mà mày dám dạy bảo tao à” ?
Bởi vậy, có ng làm ở phòng nhân sự Uniliver kể với mình rằng khi tuyển người tất cả ứng viên có bằng thạc sỹ, tiến sĩ họ xếp hết ra 1 bên cho vào máy cắt giấy để loại. Còn lại chỉ tuyền sinh viên có bằng đại học, cử nhân loại khá, giỏi nhưng có bằng Toeic, có quá trình học nghiệp vụ thực tế chuyên môn mà thôi.
Như vậy, sinh viên mới ra trường thay vì phí công đi học thạc sỹ, hãy dành thời gian đó học tiếng Anh để có điểm TOEIC thật cao, cũng có thể học tiếng Nhật (vì giờ Nhật trả lương rất cao) hay học thêm các lớp nghiệp vụ chuyên môn. Nếu là kiến trúc sư hãy đi học 3ds max, học các chương trình đồ họa, nếu là kĩ sư công nghệ thông tin hãy đi học ngôn ngữ lập trình web hiện đại. Nếu là sinh viên ngành kinh tế, ngân hàng hãy đi học nghiệp vụ ngân hàng, kiểm toán v…v. Có vô vàn những kiến thức để học giúp cho công việc thực tế hàng ngày . Tất cả đó là những kỉ năng rất cần thiết giúp chúng ta hoàn thành công việc và tạo ra sản phẩm thực tế.
Nên nhớ rằng, chúng ta học để giải quyết thực tế và làm ra sản phẩm, chứ đừng học vì bằng cấp. Vì càng học cao, thì nguy cơ thất nghiệp và làm loser của bạn lại càng nhiều hơn mà thôi.
Hoàng anh chuối