Chia sẻ nguyên tắc vàng soạn slide Powerpoint của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn

Chia sẻ nguyên tắc vàng soạn slide Powerpoint của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn. Gửi tới các bạn kĩ năng trình bày , soạn slide thuyết trình Powerpoint của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn. Cuối bài là một video hướng dẫn đầy đủ mình làm về tư duy và cách dựng, làm hiệu ứng cho silde. Các bạn muốn tìm gì thì để học thì cứ gõ vào mục tìm kiếm, có rất nhiều chủ đề học hành cho các bạn sinh viên, các bạn mới ra trường.v.v
Chia sẻ nguyên tắc vàng soạn slide Powerpoint của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Chia sẻ nguyên tắc vàng soạn slide Powerpoint của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn

Chia sẻ nguyên tắc vàng soạn slide Powerpoint

Trong channel chia sẻ kiến thức mình đã hướng dẫn khá nhiều về cách làm slide PowerPoint, tuy nhiên ở một cách tiếp cận đầy đủ và có phẩm chất khoa học nhìn nhận logic, uyên thâm hơn, xin giới thiệu đến các bạn phần bài viết sau cực kì đầy đủ và sâu sắc của GS Nguyễn Văn Tuấn:
 
Trong một hội nghị khoa học 3 ngày, một khán giả trung bình phải nhìn và nghe từ 300 đến 500 slide.  Đó là một số lượng rất lớn, và rất khó nhớ hết.  Mục tiêu của chúng ta, tác giả, là phải giúp cho người nghe lĩnh hội vấn đề nhanh, “tiêu hóa” thông tin nhanh, và chú ý vào bài báo cáo của mình.  Nguyên tắc chung là càng ít chữ, càng tốt.  Ít chữ có nghĩa là người nghe tập trung vào những gì tác giả nói (thay vì viết).  Cố nhiên, tác giả không bao giờ đọc slide.
 
 

1.  Cẩn thận với PowerPoint

 
Nếu chúng ta có 20 hộp sơn, chúng ta không tự nhiên trở thành họa sĩ.  Tương tự, nếu chúng ta có 20 slides, chúng ta không hẳn có một bài báo cáo – mà chỉ là một loạt slides.  Để có một báo cáo tốt, tác giả đòi hỏi phải thực tập rất nhiều.
Một trong những vấn đề của PowerPoint là tính đồng dạng.  Ba đặc điểm sau đây làm cho báo cáo khó theo dõi:
1.    Những slide đều có một format giống nhau
2.    Dùng điểm bullet trong mỗi slide
3.    Dùng một màu nền duy nhất
4.    Mỗi slide cần phải có một tựa đề
Đặc điểm 1-3 có thể làm cho người theo dõi mệt mỏi, vì lặp đi lặp lại nhiều lần.  Nếu được, cố gắng sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong bài nói chuyện; nếu không có nhiều màu nền, thì chỉ dùng màu nền hết sức đơn giản.
Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường.  Bảng chỉ đường dẫn dắt câu chuyện một cách logic và lí thú.  Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách đặt tựa đề cho mỗi slide sao cho đơn giản nhưng đủ để khán giả biết mình đang ở đâu trong câu chuyện.  Sau đây là vài hướng dẫn cho cách soạn slide.

2.  Mỗi slide chỉ nên trình bày một ý tưởng

 
Đây là điều quan trọng: một slide chỉ nên trình bày một ý tưởng, không nên nhồi nhét hơn một ý tưởng vào một slide.  Do đó, tất cả những bullet, dữ liệu, hoặc biểu đồ trong slide chỉ nên dùng để yểm trợ cho ý tưởng chính.
Ý tưởng của slide có thể thể hiện qua tựa đề của slide.  Nếu tựa đề slide không chuyển tải được ý tưởng một cách nhanh chóng, thì diễn giả sẽ phải tốn thì giờ giải thích, và có thể làm loãng hay làm cho khán giả sao lãng vấn đề.
 

3.  Slide trình bày theo công thức n by n

 
Một slides có quá nhiều chữ (text) sẽ làm khán giả khó theo dõi và ý tưởng bị loãng.  Mỗi slide, nếu chỉ có chữ, thì nên tuân thủ theo công thức “n by n”.  Công thức này có nghĩa là nếu quyết định mỗi slide có 5 dòng chữ thì mỗi dòng chỉ nên có 5 chữ.  Một slide không nên có quá 6 dòng chữ (n < 7).
 

4.  Viết slide theo công thức telegraphic

 
Giữa đọc và nghe, cái nào làm cho khán giả dễ theo dõi hơn? Câu trả lời là đọc,  bởi vì đọc đòi hỏi ít nỗ lực hơn là nghe.  Nếu diễn giả soạn slide với quá nhiều chữ, thì khán giả sẽ đọc chứ không nghe.  Nhưng diễn giả cần khán giả phải nghe hơn là đọc (vì họ có thể đọc bài báo hay báo cáo khoa học chi tiết hơn).  Do đó, soạn slide ngắn gọn sẽ giúp khán giả tiêu ra ít thì giờ đọc và dành nhiều thì giờ lắng nghe diễn giả.
Cách viết slide tốt nhất là cách viết telegraphic.  Đó là cách viết ngắn gọn, như phóng viên đặt tựa đề bản tin.  Nói cách khác, đó là cách viết không tuân theo văn phạm Anh ngữ, không cần phải có một câu văn hoàn chỉnh. Cụ thể là tránh dùng mạo từ (the, a/an) và cố gắng viết ngắn, bỏ những chữ không cần thiết.
Ngoài ra, cố gắng chọn những chữ ngắn nhất, những câu văn ngắn nhất (nếu có thể).  Chẳng hạn như:
Thay vì viết
Thì nên viết
Regarding
On
However
But
Furthermore
Also
Consequently
So
Necessary
Needed
Có thể lấy vài ví dụ để minh họa cho cách viết ngắn như sau:
Thay vì viết
Thì nên viết
We needed to make a comparison of x and y
We needed to compare x and y
There is a possibility that X will fail
X may fail
Evaluating the component
Evaluating components
The user decides his/her settings
Users decide their settings
The activity of testing is a laborious process
Testing is laborious
No need for the following
No need for
Various methods can be used to solve this problem such as
Methods:
 

5.  Dùng bullet

 
Bullet thường hay được sử dụng trong các bài nói chuyện bằng powerpoint, nhưng cần phải cân nhắc không nên dùng quá nhiều bullet trong một bài nói chuyện.  Nguyên tắc căn bản là không lặp lại những từ trong các bullet.  Ví dụ, thay vì viết
The advantages of using this system are
it will enable researchers to limit the time needed in the laboratory
it will help researchers to find the data they need
it will permit researchers to produce more accurate results
thì nên viết ngắn gọn hơn như sau:
Advantages for researchers:
limits lab time
finds relevant data
produces more accurate results
hay thậm chí đơn giản và chuyên nghiệp hơn:
The system enables researchers to
 limit lab time
 find relevant data
 produce more accurate results
 

6.  Dùng biểu đồ và hình ảnh

 
Người xưa có câu “một hình có giá trị bằng hàng vạn chữ” để nói lên tầm quan trọng của biểu đồ.  Thật vậy, chúng ta thường nhớ biểu đồ hơn là nhớ những bảng số liệu chi chít.  Chúng ta cũng dễ cảm nhận và có ấn tượng với biểu đồ hơn là con số.  Biểu đồ có giá trị rất lâu, và người ta thường trích dẫn biểu đồ trong các hội nghị khoa học.  Do đó, cần phải đầu tư thời gian để suy nghĩ về cách trình bày biểu đồ một cách có ý nghĩa.
Có nhiều dạng biểu đồ và mỗi dạng chỉ có thể áp dụng cho một tình huống cá biệt.  Một số hướng dẫn chung có thể tóm lược như sau:
 
Loại biểu đồ
Mục đích
Tối đa
Hình tròn (Pie chart)
Phần trăm, cơ cấu
3 – 5  slides
Biều đồ thanh (bar chart)
Dùng để so sánh, tương quan, xếp hạng
5 – 7 slides
Biểu đồ tán xạ (scatter plot)
Mô tả biến đổi theo thời gian, mối tương quan
1 – 2 slides
Bảng số liệu
So sánh số liệu
3 cột và 5 dòng
Hình ảnh cartoons
Minh họa
1 – 2 slides
Trong mỗi biểu đồ hay bảng số liệu, cần phải chú ý định danh và đơn vị của trục hoành và trục tung.  Biểu đồ hay bảng số liệu nên được thiết kế một cách đơn giản và “chiến lược” (tức nhắm vào điểm cần trình bày), không nên quá tham vọng và làm loãng chủ đề hay điểm chính của bài nói chuyện.
Nên tránh dùng hình hoạt họa, vì những hình ảnh này có thể làm giảm sự trang trọng của bài nói chuyện.  Hình hoạt họa dùng không đúng chỗ và đúng cách cũng làm cho người xem cảm thấy khó theo dõi thông điệp chính của bài nói chuyện.
 

7.  Font và cỡ chữ

Có hai nhóm font chữ chính: nhóm chữ không có chân (sans serif) và nhóm có chân. Nhóm sans serif bao gồm Arial, Comic Sans, Papyrus, v.v. Nhóm font chữ có chân bao gồm Times New Roman, Courier, Script, v.v. Nhiều nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng font chữ sans serif thường dễ đọc. Người đọc tiêu ra ít thời gian để đọc các font chữ như Arial hơn là Times hay Times New Roman. Chính vì thế mà các “đại gia” internet như Google, yahoo, Firefox, Amazon, YouTube, v.v. đều dùng font chữ Arial, hay các font tương tự.Về cỡ chữ (size), phần lớn các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cỡ (size) từ 18 trở lên.Nếu dùng font chữ với cỡ chữ hoa như THIS IS THE A TEST , chữ viết hoa được hiểu là la hét hoặc thiếu lịch sự, ngoài ra khó theo dõi, chỉ nên in nghiêng hay tô đậm (bold-faced), nhưng đừng nên lạm dụng những cách viết này. Chỉ dùng gạch đít khi cần nhấn mạnh một điều gì quan trọng; nếu không thì nên tránh cách viết này
 

8. Chọn màu

 

Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật.  Màu đỏ và màu cam là màu “high-energy” nhưng rất khó tập trung.  Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý.  Màu đỏ và xanh lá cây có thể khó thấy đối với những người với hội chứng mù màu.

Cách chọn màu còn tùy vào bối cảnh và môi trường.  Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu nền (background color).  Tựu trung lại, kinh nghiệm cho thấy:
Nếu hội trường nhỏ hay giảng dạy (lecture): chọn chữ màu tối trên nền sáng.  Ví dụ như chữ màu đen hay màu xanh đậm và nền trắng;
Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng / vàng trên nền xanh đậm.
Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây), vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này.  Nói chung tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “high energy” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);