Kinh nghiệm làm bài tập thuế GTGT- ôn thi đại lý thuế 2018 do anh Trịnh Duy Phong. Admin cùng ôn thi thuế chia sẻ. Các bạn có thể xem các bài tập và tài liệu khác của ôn thi đại lý thuế ở đây.
Nội dung chính:
Kinh nghiệm làm bài tập GTGT:
Bài tập GTGT thường được từ 2,5-3 điểm. Nó quyết định khá lớn tới việc đậu hay trượt của mọi người. Để có thể tự quyết được bài này, những điểm sau mọi người nên nằm lòng:
1. Thuế suất:
Đây là phần khó nhất của bài tập GTGT, nhất định mọi người phải nằm lòng các Đối tượng không chịu thuế GTGT, Đối tượng không kê khai nộp thuế GTGT, Đối tượng chịu thuế suất 5% (Đối tượng chịu thuế suất 0% thì dễ cho mọi người rồi)…
Ví dụ có các nghiệp vụ sau trong đề thi:
– Làm thủ tục nhập khẩu 1 lô thuốc thực phẩm chức năng, giá nhập khẩu (giá CIF) là 300 triệu đồng, Công ty đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
– Bán 1 lô sách chuyên ngành khoa học kỹ thuật cho công ty cổ phần An Đông giá chưa thuế GTGT 380.000.000đ.
– Mua 5.000 tấn hạt điều moi qua sơ chế ( làm khô thông thường) của doanh nghiệp B tự trồng giá chưa thuế 300/tấn . Xuất bán 2.000 tấn hạt điều cho doanh nghiệp X3 với giá chưa có thuế là 400/ tấn . Còn lại là rang muối
Đối với từng nghiệp vụ mọi người phải tự phân nó vào Đối tượng nào… Không nằm lòng về Các đối tượng thì khỏi thi :v
2. Kỹ năng lập tờ khai bổ sung:
Đây cũng là nghiệp vụ chắc chắn có trong bài thi… Với những người chưa va chạm nhiều, thuần sách vở, phần này cũng dễ chết…
Ví dụ: Quý 1/2017 Công ty bạn có số thuế GTGT phải nộp là 300tr. Tới Quý 4/2017, phát hiện sai sót số học, dẫn tới tăng số thuế GTGT khấu trừ của Quý 1 là 400tr. Bạn phải tự bik lập tờ khai bổ sung quý 1 như nào, tờ khai quý 4 điền số liệu như nào…
3. Thành thạo cách phân bổ thuế GTGT đầu vào dùng chung cho cả hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT…
Nếu bạn giải quyết được ba vấn đề trên, xem như bạn qua được bài tập GTGT không mấy khó khăn…
p/s: Kinh nghiệm chém gió của một người chưa từng thi Đại lý thuế, tin hay không tùy mọi người