Bộ câu hỏi ôn thi viên chức kế toán bệnh viện – có đáp án

Bộ câu hỏi ôn thi viên chức kế toán bệnh viện – có đáp án. CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH, Tuyển dụng vị trí: Làm công tác kế toán,(Trình độ trung cấp, cao đẳng và Đại học)

CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Tuyển dụng vị trí: Làm công tác kế toán (Trình độ trung cấp, cao đẳng và Đại học)

BỆNH VIỆN ĐA KHOA

Câu hỏi số 01: Anh (chị) hãy trình bày các tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định? Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành tài sản theo Thông tư 162/2014/TT-BTC?

          Đáp án:

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Điều 3, Thông tư 162/2014/TT-BTC:

5

1

Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên

20

2

Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình:

Tài sản cố định vô hình là nhữngtài sản không cóhình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản như: Quyền sử dụng đất;phần mềmứng dụng; quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này

15

 

Tại Khoản 2, Điều 6, Thông tư 162/2014/TT-BTC, tài sản cốđịnh theo nguồn hình thành gồm:

5

 

a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;

b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;

c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;

d) Tài sản cố định được tặng cho;

đ) Tài sản cốđịnh được hình thành từ nguồn khác.

20

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 02: Anh (chị) hãy nêu nội dung các khoản chi không thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP?

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Khoản 2, Điều 15, Nghị định 43/2006/NĐ-CP, các khoản chi không thường xuyên gồm:

5

 

a) Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

5

 

b) Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức

5

 

c) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

5

 

d) Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định

10

 

đ) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định

5

 

e) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

5

 

g) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có)

5

 

h) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

5

 

i) Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài

5

 

k) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết

5

 

l) Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

5

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 03: Tài khoản 461 dùng để làm gì? Các đơn vị hành chính sự nghiệp không sử dụng tài khoản này trong trường hợp nào?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/ 2006 của Bộ Tài chính về việc Ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

5

 

Tài khoản 461- Nguồn kinh phí hoạt động dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hoạt hoạtđộng củađơn vị HCSN, nhằm duy trì vàđảm bảo sự hoạtđộng theo theo chức năng của các cơ quan, đơn vị HCSN.

20

 

Cácđơn vị hành chính sự nghiệp không sử dụng tài khoản này trong trường hợp:

 

 

1

1) Các khoản thu phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính.

20

2

2) Các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án đã nhận nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính.

20

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 04: Anh (chị) hãy cho biết nguyên giá của tài sản cố định hữu hình hình thành từ mua sắm và đầu tư xây dựng được xác định như thế nào theo Thông tư 162/2014/TT-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

TạiĐiểm a, Khoản 1, Điều 8, Thông tư 162/2014/TT-BTC:

5

 

Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xácđịnh bằng công thức:

Nguyên giá TSCĐ do mua sắm

=

Giá trị ghi trên hóa đơn

Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá (nếu có)

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại

+

Chi phí khác (nếu có)

 

15

 

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8, Thông tư 162/2014/TT-BTClà:

5

 

Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theoquy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành.

 

10

 

Trường hợp tài sảnđãđưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ghi sổ và hạch toán kế toán tài sản cốđịnh kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ hạch toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tựưu tiên sau:

+ Giá trị đề nghị quyết toán;

+ Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

+ Giá trị dự toán Dựánđã được phê duyệt.

 

 

20

 

Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị thực hiệnđiều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được duyệt

10

 

Cộng

65

Câu hỏi số 05:Anh (chị) hãy trình bày nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định của đơn vị kế toán theo Thông tư 162/2014/TT-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Điều 11, Thông tư 162/2014/TT-BTC, nguyên tắc tính hao mòn TSCĐqui định như sau:

5

1

Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn:

a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất

b) Tài sản cố định đặc biệt được quy định tại Điều 5 Thông tư này

c) Tài sản cố định đơn vị đang thuê sử dụng

d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước

đ) Các tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được

e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.

30

2

Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế toán hoặc bất thường. Phạm vi tài sản cốđịnh phải tính hao mòn là tất cả tài sản cốđịnh hiện có (trừ các tài sản cố định quy định tại Khoản 1 Điều này) tínhđến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn

15

3

Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cốđịnhtheo chủ trương của Nhà nước thì hao mòn tài sản cốđịnhđược tính tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

15

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 06: Anh (chị) hãy cho biết tài sản dự án được quy định như thế nào tại Thông tư 198/2013/TT-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

TạiĐiều 3, Thông tư 198/2013/TT-BTC:

5

1

Tài sản phục vụ công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện dự án (sau đây gọi chung là tài sản phục vụ công tác quản lý dự án), bao gồm:

a) Trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm cả phần diện tích đất được giao để phục vụ công tác quản lý, thi công của dự án

b) Phương tiện đi lại

c) Máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ công tác quản lý dự án

25

2

Tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án

5

3

Tài sản phục vụ hoạt động của các chuyên gia nước ngoài, các nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài khi dự án kết thúc, các chuyên gia, nhà thầu chuyển giao tài sản cho phía Việt Nam (sau đây gọi chung là tài sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam)

20

4

Tài sản là vật tư thu hồi trong quá trình thực hiện dự án

10

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 07: Anh (chị) hãy cho biết một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước theo Thông tư 71/2006/TT-BTC?

          Đáp án:

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Tại điểm e, khoản 2, mục VII, Thông tư 71/2006/TT-BTC, một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước gồm:

5

 

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

5

 

Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc

5

 

Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động

5

 

Chế độ công tác phí nước ngoài

5

 

Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam

5

 

Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia

5

 

Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

5

 

Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có)

5

 

Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

5

 

Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

10

 

Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và công nghệ.

5

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 8: Anh (chị) hãy cho biết kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung nào theo Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

TạiĐiểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV, kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung:

5

 

Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động

5

 

Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng

15

 

Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân… ), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi

25

 

Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập

15

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 9: Anh (chị) hãy cho biết thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế theo Thông tư số 02 /2012/TTLT-BYT-BNV-BTC?

Đáp án:

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Điều 3, Thông tư số02 /2012/TTLT-BYT-BNV-BTC, biết thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế:

5

1

Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

10

2

Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;

10

3

Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;

10

4

Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

10

5

Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.

10

6

Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 10: Anh (chị) hãy cho biết quy định về việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nào tạiThông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

TạiĐiểm c, Khoản 9, Điều 3, Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:

5

 

Cử cán bộ, công chức và người lao động đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, khoán phương tiện đi lại cho những trường hợp thường xuyên phải đi công tác

10

 

Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm trong các Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương thuộc cơ quan

10

 

Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng đơn vị trong cơ quan; tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán cước phí điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan

15

 

Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu theo từng Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương thuộc cơ quan

10

 

Quản lý và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng

10

 

Nội dung chi, mức chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù

5

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 11: Anh (chị) hãy cho biết quy định về tiền lương, tiền công (trừ đơn vị có thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ) theo Thông tư 71/2006/TT-BTC?

 

          Đáp án:

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Khoản 3, mục VIII, Thông tư 71/2006/TT-BTC, tiền lương, tiền công thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và được hướng dẫn như sau:

5

 

a) Đối với những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao; hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định

15

 

b) Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng, có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo đơn giá quy định

Đối với sản phẩm nhà nước đặt hàng chưa có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm, thì tiền lương, tiền công của người lao động đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định

 

15

 

 

 

 

10

 

 

 

c) Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị không thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc và hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ; thì chi phí tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định

20

 

Cộng

65

 

 

 

Câu hỏi số 12: Anh (chị) hãy trình bày nội dung phụ cấp thu hút đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn tại Nghị định số 64/2009/NĐ-CP?

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Tại Điều 6, Nghị định số 64/2009/NĐ-CP, phụ cấp thu hút đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:

5

1

Cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y hiện đang công tác hoặc được điều động đến công tác tại các cơ sở y tế thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

20

2

Thực hiện cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Thời điểm các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thu hút được xác định như sau:

10

 

a) Tính từ ngày nhận quyết định điều động đối với các cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y được điều động từ các địa phương khác đến kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

15

 

b) Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với các cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

15

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 13: Anh (chị) hãy trình bày nội dung phụ cấp ưu đãi và nguồn kinh phí chi trả đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 64/2009/NĐ-CP?

Đáp án:

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Điều 5, Nghị định số 64/2009/NĐ-CP, nội dung phụ cấp ưu đãi:

5

 

Cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y đang công tác tại các cơ sở y tế thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

20

 

Theo Điều 4, Nghị định số 64/2009/NĐ-CP, nguồn kinh phí chi trả:

5

1

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này từ nguồn ngân sách nhà nước, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước

15

2

Nguồn thu của các cơ sở y tế hoạt động theo chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập

10

3

Nguồn kinh phí hợp pháp khác

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 14: Anh (chị) hãy cho biết thời hạn chi, tạm ứng ngân sách theo Thông tư 108/2008/TT-BTC ?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Khoản 1, Mục I, Thông tư 108/2008/TT-BTC, thời hạn chi, tạm ứng ngânsách :

 

 

Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách (kể cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản) đối với các nhiệm vụ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12

20

 

Thời hạn đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư) gửi hồ sơ, chứng từ rút dự toán chi ngân sách, tạm ứng ngân sách đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch chậm nhất đến hết ngày 30 tháng 12

20

 

Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12, thì thời hạn chi ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau; thời hạn đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả chủ đầu tư) gửi hồ sơ, chứng từ chi ngân sách (kể cả thanh toán các khoản tạm ứng) theo chế độ quy định đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 01 năm sau

25

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 15: Anh (chị) hãy cho biết việc lập chứng từ kế toán được quy định như thế nào theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, lập chứng từ kế toán được quy định như sau:

 

 

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

15

 

Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

5

 

Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt

5

 

Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số

5

 

Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau

20

 

Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán

15

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 16: Anh (chị) hãy nêu trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

1

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

a. Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán

10

 

b. Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có)

10

 

c. Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán

10

 

d. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

5

2

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

a. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán

10

 

b. Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; Đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan

10

 

c. Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 17: Anh (chị) hãy trình bày cách phân loại hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định gồm 7 loại, từ Loại 1 đến Loại 6 là các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và Loại 0 là các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản

20

 

Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân

5

 

Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2)

15

 

Tài khoản cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 thể hiện Tài khoản cấp 3)

15

 

Tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản được đánh số từ 001 đến 009

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 18: Anh (chị) hãy cho biết tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được xây dựng theo nguyên tắc nào? Nhằm mục đích gì? Và bao gồm những loại tài khoản nào?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Nguyên tắc:

Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hóa của hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản kế toán nhà nước

15

 

Mụcđích:

– Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ ngân sách nhà nước, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị hành chính sự nghiệp

15

 

– Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực, phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động

15

 

– Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công (hoặc bằng máy vi tính…) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ quan quản lý Nhà nước

10

 

Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp gồm các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 19: Anh (chị) hãy phân biệt tài khoản trong bảng cân đối và tài khoản ngoài bảng cân đối theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Về nội dung:

– Các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo các đối tượng kế toán gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản và quá trình sử dụng tài sản tại đơn vị hành chính sự nghiệp.

– Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản phản ánh những tài sản hiện có ở đơn vị nhưng không thuộc quyền sở hữu của đơn vị (như tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, nhận gia công, tạm giữ…), những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý, như: Giá trị công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, nguyên tệ các loại, dự toán chi hoạt động được giao…

15

 

 

 

 

 

 

 

20

 

Về nguyên tắc ghi sổ:

– Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi kép” nghĩa là khi ghi vào bên Nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào bên Có của một hoặc nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại

– Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi đơn” nghĩa là khi ghi vào một bên của một tài khoản thì không phải ghi đối ứng với bên nào của các tài khoản khác

 

15

 

 

 

 

15

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 20: Anh (chị) hãy cho biết trước khi mở sổ kế toán bằng tay để sử dụng, phải hoàn thiện thủ tục pháp lý của sổ kế toán như thế nào theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Đối với sổ kế toán đóng thành quyển:

+ Ngoài bìa (góc trên bên trái) phải ghi tên đơn vị kế toán, giữa bìa ghi tên sổ, ngày, tháng năm lập sổ, ngày, tháng, năm khoá sổ, họ tên và chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị, ngày, tháng, năm kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác.

+ Các trang sổ kế toán phải đánh số trang từ một (01) đến hết trang số… và giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.

+ Sổ kế toán sau khi làm đầy đủ các thủ tục trên mới được coi là hợp pháp

 

 

 

         15

 

 

 

 

 

         10

 

         10

 

Đối với sổ tờ rời:

+ Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên đơn vị, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên của người giữ sổ và ghi sổ kế toán.

+ Các sổ tờ rời trước khi sử dụng phải được Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào Sổ đăng ký sử dụng thẻ tờ rời.

+ Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo an toàn và dễ tìm

 

 

       10

 

 

 

       10

 

       10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 21: Anh (chị) hãy cho biết theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC thìmở sổ kế toán được quy định như thế nào?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Đầu năm phải mở sổ kế toán cho năm ngân sách mới để tiếp nhận số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm ngân sách mới từ ngày 1/1

15

 

Đối với sổ kế toán tổng hợp: đầu năm phải chuyển toàn bộ số dư của các tài khoản trên Sổ Nhật ký- Sổ Cái hoặc Sổ Cái của năm cũ sang sổ Nhật ký- Sổ Cái hoặc Sổ Cái của năm mới

15

 

Đối với sổ kế toán chi tiết:

+ Sổ kế toán chi tiết ghi tay có thể sử dụng cho nhiều năm, cuối mỗi năm gạch một đường ngang sổ để bắt đầu theo dõi cho năm mới. Khi nào dùng hết sổ sẽ chuyển sang sổ kế toán chi tiết mới;

+ Đối với các sổ liên quan đến thu, chi ngân sách: Số liệu trên các sổ này không phải chuyển sang sổ mới mà để nguyên trên sổ năm cũ để hạch toán tiếp các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh trong thời gian chỉnh lý, quyết toán và theo dõi cho đến khi quyết toán năm trước được phê duyệt

 

 

15

 
  

 

 

 

 

 

20

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 22: Anh (chị) hãy cho biết việc kiểm tra, đối chiếu trước khi khoá sổ kế toán được quy định như thế nào theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu đã ghi sổ và giữa các sổ kế toán với nhau. Tiến hành cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết

25

 

Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ

10

 

Tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái đảm bảo số liệu khớp đúng và bằng tổng số phát sinh ở Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (Đối với đơn vị áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ) hoặc số Tổng cộng ở cột số phát sinh trên Nhật ký- Sổ Cái (Đối với đơn vị áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái). Sau đó tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khoá sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi khớp đúng

30

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 23: Anh (chị) hãy cho biết đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, các loại sổ kế toán của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp từ “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ dùng để phân loại, hệ thống hoá và xác định nội dung ghi Nợ, ghi Có của nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh

20

 

Việc ghi sổ kế toán dựa trên cơ sở Chứng từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt:

+ Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.

+ Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ Cái

25

 

Các loại sổ kế toán của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:

+ Chứng từ ghi sổ

+ Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ

+ Sổ Cái

+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

20

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 24: Anh (chị) hãy cho biết nội dung và trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ. Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thường xuyên, có nội dung kinh tế giống nhau được sử dụng để lập “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại”. Từ số liệu cộng trên “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” để lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Cái

25

 

Cuối tháng sau khi đã ghi hết Chứng từ ghi sổ lập trong tháng vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, kế toán tiến hành khoá Sổ Cái để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản. Trên Sổ Cái, tính tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. Căn cứ vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu thì sử dụng để lập “Bảng cân đối số phát sinh” và báo cáo tài chính

20

 

Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết: Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc các Chứng từ kế toán kèm theo “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” được sử dụng để ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng khóa các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết, lấy số liệu sau khi khoá sổ để lập “Bảng tổng hợp chi tiết” theo từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng các số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” của các tài khoản được sử dụng để lập báo cáo tài chính

20

 

Cộng

65

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi số 25: Anh (chị) hãy trình bày nội dung và trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị có mở Sổ, Thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

25

 

Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khoá Sổ Cái và các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khoá sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập “Bảng Cân đối số phát sinh” và báo cáo tài chính

25

 

Về nguyên tắc “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên Sổ Nhật ký chung cùng kỳ

15

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 26: Anh (chị) hãy cho biết quy định về kỳ hạn lập báo cáo quyết toán ngân sách và thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán ngân sách

Báo cáo quyết toán ngân sách lập theo năm tài chính là báo cáo tài chính kỳ kế toán năm sau khi đã được chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo qui định của pháp luật

20

 

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách nămcủa đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương nộp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kê đồng cấp chậm nhất vào cuối ngày 01 tháng 10 năm sau; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I qui định cụ thể

25

 

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách nămcủa đơn vị dự toán cấp I của ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định cụ thể; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định cụ thể.

20

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 27: Anh (chị) hãy cho biết số liệu, nội dung của Sổ cái, Sổ nhật ký phải phản ánh được những gì theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Số liệu trên Sổ Nhật ký phản ảnh tổng số các hoạt ðộng kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán.

10

 

Sổ Nhật ký phải có đầy đủ các nội dung sau:

+ Ngày, tháng ghi sổ

+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ

+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

 

5

 

5

 

5

 

5

 

Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.

10

 

Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

+ Ngày, tháng ghi sổ

+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ

+ Tóm tắt nội dung chủ yếu của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo từng nội dung kinh tế (Ghi vào bên Nợ, bên Có các tài khoản).

 

5

 

5

 

5

 

 

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 28: Anh (chị) hãy cho biết quy định về sổ, thẻ kế toán chi tiết theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh được

15

 

Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc quản lý trong nội bộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.

15

 

Sổ kế toán chi tiết có các nội dung sau:

+ Tên sổ

+ Ngày, tháng ghi sổ

+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ

+ Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

+ Các chỉ tiêu khác căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt mà mỗi mẫu sổ kế toán có những chỉ tiêu quản lý và kết cấu riêng

 

5

 

5

 

5

 

5

5

 

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 29: Anh (chị) hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa phương pháp cải chính và phương pháp ghi số âm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Giống nhau: đều sửa chữa sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán bằng tay

5

 

Khác nhau:

Cách dùng:

+ Phương pháp cải chính: Dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa

+ Phương pháp ghi sốâm: Dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.

Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

10

 

 

 

 

5

 

Trường hợpáp dụng:

+ Phương pháp cải chính : Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản; sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

+ Phương pháp ghi sốâm: Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính; phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền; sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng

 

 

15

 

 

 

 

15

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 30: Anh (chị) hãy cho biết cách tính mức lương, phụ cấp theo lương theo Thông tư 07/2013/TT-BNV?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Tại điều 3, Thông tư 07/2013/TT-BNV, cách tính mức lương, phụ cấp:

5

 

a) Công thức tính mức lương:

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013

=

Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng

x

Hệ số lương hiện hưởng

 

15

 

 b)Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013

=

Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/háng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

 

20

 

Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013

=

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013

+

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 (nếu có)

+

Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 (nếu có)

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

 

25

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 31: Anh (chị) hãy cho biết tại Nghị Định 17/2015/NĐ-CP, mức lương tăng thêm được tính như thế nào? Kinh phí chủ yếu để thực hiện của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Điều 3, Nghị Định 17/2015/NĐ-CP:

5

 

Mức tiền lương tăng thêm hàng tháng

=

Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh

X

Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng

x

8%

 

15

1

Kinh phí để thực hiện của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:

Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) của cơ quan, đơn vị

15

2

Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí, lệ phí được để lại theo chế độ năm 2015 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; đối với số thu dịch vụ sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế)

15

3

Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất và khoản 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2015 so với dự toán năm trước sau khi đảm bảo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng còn dư).

15

 

Cộng

65

Câu hỏi số 32: Anh (chị) hãy cho biết quy định về điều kiện, thời hạn; thủ tục thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm theo Thông tư 141/2011/TT-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Khoản 2, Điều 4, Thông tư 141/2011/TT-BTC:

2.1. Điều kiện, thời hạn thanh toán:

a. Tiền phương tiện đi nghỉ phép hàng năm chỉ được thanh toán mỗi năm một lần

b. Cán bộ, công chức đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ư và được thanh toán tiền nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 141/2011/TT-BTC

5

 

 

10

 

 

 

 

20

 

2.2. Thủ tục thanh toán:

Ngoài các chứng từ theo quy định tại khoản 1 tại Điều 4 Thông tư số 141/2011/TT-BTC, người đi nghỉ phép năm phải có các giấy tờ sau làm căn cứ thanh toán:

a) Giấy nghỉ phép năm do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp.

b) Đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư số 141/2011/TT-BTC: Phải có đơn và được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà, hoặc bị chết (không kể cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên và ngược lại)

 

 

5

 

 

10

 

 

 

15

 

Cộng

65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi số 33: Anh (chị) hãy cho biết điều kiện không được thanh toán và được thanh toán, mức thanh toán và cách thức chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, số lần chi trả trong năm?

 

          Đáp án:

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Tại Điểm b, khoản 2, điều 2 TT 141/2011/TT-BTC:

* Điều kiện không được thanh toán:

Cán bộ, công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

* Điều kiện được thanh toán:

Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép. Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm

5

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

Điểm b, khoản 2, điều5 TT 141/2011/TT-BTC

* Mức thanh toán:

Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.

* Số lần chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước

5

 

 

 

10

 

 

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 34: Anh (chị) hãy trình bày kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 111 – Tiền mặt?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Bên Nợ:
– Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ
– Số tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
– Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).

 

5

 

5

 

5

 

Bên Có:
– Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ
– Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
– Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ)

 

5

 

5

 

5

 

Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt.

 

15

 

Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
– Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
– Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.

5

5

 

5

 

 

5

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 35: Anh (chị) hãy trình bày kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 332 – Các khoản phải nộp theo lương?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Bên Nợ:
– Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý (bao gồm cả phần đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải nộp);

– Số BHXH phải trả cho công chức, viên chức.

 

10

 

 

 

5

 

Bên Có:
– Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn tính vào chi phí của đơn vị
– Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà công chức, viên chức phải nộp được trừ vào lương hàng tháng (Theo tỷ lệ % người lao động phải đóng góp)

– Số tiền BHXH được cơ quan BHXH thanh toán về số BHXH đơn vị đã chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm của đơn vị

– Số lãi phải nộp về phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội.

 

5

 

5

 

 

 

5

 

5

 

Số dư bên Nợ:
– Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn còn phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan công đoàn

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số tiền BHXH xã đã chi trả cho công chức nhưng chưa được cơ quan BHXH thanh toán

 Tài khoản 332- Các khoản phải nộp theo lương, có 4 tài khoản cấp 2

  – Tài khoản 3321- Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội theo quy định.

  – Tài khoản 3322- Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội theo quy định.

  – Tài khoản 3323- Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn theo quy định.

– Tài khoản 3324- Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

 

10

 

 

5

 

 

 

 

 

 

15

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 36: ( Đvt: Ngàn đồng)

  1. Ngày 15/2 GBC 0042 Thu sự nghiệp bằng TGKB: 75.500
  2. Ngày 16/2 PT 0036 Thu hộ cấp dưới bằng tiền mặt 53.000.
  3. Ngày 18/2 PT 0037 Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt : 25.360
  4. Ngày 19/2 PC 0038 Chi tạm ứng kinh phí bằng tiền mặt cho cán bộ đi công tác, số tiền 50.000
  5. Ngày 20/2 Số thu phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước là 40.000

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1/ Ngày 15/2:

Nợ TK 1121             75.500

     Có TK 5118         75.500

13

 

2/ Ngày 16/2:

Nợ TK 1111             53.000

     Có TK 342           53.300

13

 

3/ Ngày 18/2:

Nợ TK 1111             25.360

     Có TK 5111         53.300

13

 

4/ Ngày 19/2:

Nợ TK 312              50.000

     Có TK 1111         50.000

13

 

5/ Ngày 20/2:

Nợ TK 5111               40.000

     Có TK 3332           40.000

13

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 37: (Đvt: Ngàn đồng)

  1. Rút DTKP hoạt động thường xuyên về nhập quỹ tiền mặt: 200.000
  2. Chi tiền mặt trả tiền điện dùng cho hoạt động thường xuyên: 10.000
  3. Mua văn phòng phẩm phục vụ chuyên môn không qua nhập kho bằng tiền mặt: 2.000
  4. Chi lương đợt 1 cho cán bộ viên chức trong ĐV: 120.000
  5. Nộp cho Nhà nước các khoản thu phí, lệ phí :40.000 bằng tiền mặt

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1/ Rút DTKP hoạt động thường xuyên về nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 1111             200.000

     Có TK 46121     200.000

     Có TK 0081   200.000

13

 

2/Chi tiền mặt trả tiền điện dùng cho hoạt động thường xuyên

Nợ TK 66121             10.000

Có TK 1111   10.000

13

 

3/ Mua văn phòng phẩm chi bằng tiền mặt

Nợ TK 661212.000

Có TK 11112.000

13

 

4/ Chi lương đợt 1 cho cán bộ viên chức trong ĐV

Nợ TK 3341120.000

     Có TK 1111     120.000

13

 

5/ Nộp cho Nhà nước các khoản thu phí, lệ phí

Nợ TK 333240.000

Có TK 1111     40.000

13

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 38: (Đvt: Ngàn đồng)

  1. Nhận Quyết định giao dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan tài chính duyệt cho năm N số tiền 80.000
  2. Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên về nhập quỹ tiền mặt: 30.000
  3. Chi trả lương cho viên chức bằng tiền mặt 17.000; phụ cấp lương 2.000
  4. Chi mua vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động HCSN số tiền 10.000
  5. Thu học phí của sinh viên, số tiền 135.000

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1/ Nhận Quyết định giao dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan tài chính duyệt

Nợ TK 008180.000

13

 

2/ Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên về nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 1111                 30.000

       Có TK 46121           30.000

Có TK 0081: 30.000

13

 

3/ Chi trả lương và phụ cấp khác cho viên chức bằng tiền mặt

Nợ TK 3341   19.000

Có TK 111119.000

13

 

4/ Chi mua vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động HCSN

Nợ TK 15210.000

Có TK 1111     10.000

13

 

5/ Thu học phí của sinh viên

Nợ TK 1111135.000

     Có TK 5111     135.000

13

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 39: (Đvt: Ngàn đồng)

  1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng số tiền 50.000
  2. Chi tạm ứng kinh phí cho cán bộ đi công tác, số tiền 12.000
  3. Chi trả tiền điện thoại, tiền điện 5.540 từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên
  4. Chi mua tài liệu phục vụ hoạt động HCSN nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên là 10.850
  5. Chi hoạt động nghiệp vụ và chuyên môn từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên: 9.800

Yêu cầu định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1/ Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng

Nợ TK 1121 50.000

Có TK 111150.000

13

 

2/ Tạm ứng kinh phí cho cán bộ đi công tác

Nợ TK 31212.000

Có TK 111112.000

13

 

3/ Chi trả tiền điện thoại, tiền điện

Nợ TK 66121 5.540

Có TK 1111 5.540

13

 

4/ Chi mua tài liệu phục vụ hoạt động HCSN

Nợ TK 66121 10.850

Có TK 111110.850

13

 

5/ Chi hoạt động nghiệp vụ và chuyên môn

Nợ TK 66121 9.800

Có TK 11119.800

13

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 40:

  1. Rút dự tóan chi hoạt động nhập quỹ tiền mặt 10.000.000
  2. Chi tiền mặt mua CCDC dùng cho hoạt động HCSN, giá mua 800.000, thuế GTGT 10%
  3. Chi tiền mặt trả tiền dịch vụ dùng cho hoạt động HCSN 550.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%)
  4. Chi tiền mặt tạm ứng cho CCVC đi công tác 1.000.000
  5. Thu phí bằng tiền mặt 18.000.000

Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1/ Rút dự tóan chi hoạt động nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 1111             10.000.000

     Có TK 46121       10.000.000

Có TK 0081: 10.000.000

13

 

2/ Chi tiền mặt mua CCDC dùng cho hoạt động HCSN

Nợ TK 153     880.000

Có TK 1111880.000

13

 

3/ Chi tiền mặt trả tiền dịch vụ dùng cho hoạt động HCSN

Nợ TK 66121   550.000

Có TK 1111550.000

13

 

4/ Chi tiền mặt tạm ứng cho CCVC đi công tác

Nợ TK 312   1.000.000

Có TK 1111     1.000.000

13

 

5/ Thu phí bằng tiền mặt

Nợ TK 1111               18.000.000

Có TK 5111 18.000.000

13

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 41:

  1. Chi tiền mặt nộp vào NS tại KBNN 18.000.000, chưa nhận được giấy báo. Sau đó đã nhận được giấy báo của KBNN
  2. Chi tiền mặt để mua 01 TSCĐ HH dùng cho hoạt động HCSN có giá mua là 10.000.000, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 200.000
  3. Chi tiền mặt trả tiền sũa chữa nhỏ TSCĐ dùng cho hoạt động HCSN là 80.000

Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1a/ Chi tiền mặt nộp vào NS tại KBNN 18.000.000, chưa nhận được giấy báo

Nợ TK 11318.000.000

Có TK 11118.000.000

13

 

1b/ Sau đó đã nhận được giấy báo của KBNN

Nợ TK 112     18.000.000

Có TK 11318.000.000

13

 

2/ Ghi tăng TSCĐ

Nợ TK 211                 112.000.000

       Có TK 111         112.000.000

Đồng thời ghi tăng nguồn KP

Nợ TK 66121   112.000.000

Có TK 466112.000.000

13

 

 

 

13

 

3/ Chi tiền mặt trả tiền sũa chữa nhỏ TSCĐ dùng cho hoạt động HCSN

Nợ TK 66121   80.000

Có TK 111180.000

13

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 42:

  1. Nhập kho vật liệu và CCDC dùng cho hoạt động HCSN, đã trả bằng tiền mặt:

-Vật liệu có giá mua 5.000.000, thuế GTGT 10%

-CCDC có giá mua 1.000.000, thuế GTGT 10%

-Tiền vận chuyển số vật liệu và CCDC này là 220.000 đã bao gồm thuế GTGT 10%

  1. Chi tiền mặt trả lương cho CNV 3.000.000
  2. Dùng tiền gửi kho bạc để thanh tóan tiền dịch vụ cho hoạt động sự nghiệp là 2.200.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%)
  3. Chuyển tiền gửi kho bạc để cấp kinh phí cho cấp dưới 3.000.000

Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1.1/ Mua Vật liệu

Nợ TK 152             5.500.000

Có TK 1115.500.000

15

 

1.2/ Mua CCDC

Nợ TK 153             1.100.000

     Có TK 111       1.100.000

10

 

1.3/ Vận chuyển (chi phí phát sinh)

Nợ TK 66121   220.000

Có TK 111220.000

10

 

2/ Chi tiền mặt trả lương cho CNV

Nợ TK 33413.000.000

Có TK 11113.000.000

10

 

3/ Dùng tiền gửi kho bạc để thanh tóan tiền dịch vụ cho hoạt động sự nghiệp

Nợ TK 661212.200.000

     Có TK 112     2.200.000

10

 

3/ Dùng tiền gửi kho bạc để thanh tóan tiền dịch vụ cho hoạt động sự nghiệp

Nợ TK 341: 3.000.000

Có TK 112 (KB) 3.000.000

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 43: Tại một đơn vị sự nghiệp T, nguồn kinh phí hoạt động TX được sử dụng quý II/N: 3.200.000.000đ. Tổng hợp chi hoạt động thường xuyên tháng 4,5/N: 2.500.000.000đ. Chi hoạt động thường xuyên tháng 6/N được tập hợp như sau:

  1. Tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên 100.000.000đ
  2. Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ đã hoàn thành 31.000.000đ

Chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên quý II/N X đồng, đơn vị T tiến hành tính và chi trả tiền mặt tăng thêm cho cán bộ nhân viên 25%, trích quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp 15%, quỹ khen thưởng 25%.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1.1/ Tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên

Nợ TK 661    100.000.000

Có TK 334100.000.000

15

 

1.2/ Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ đã hoàn thành

Nợ TK 66131.000.000

Có TK 241331.000.000

15

 

Chênh lệch thu chi Quý II: 3.200.000.000 – 2.500.000.000 – 100.000.000 – 31.000.000 = 569.000.000

5

 

– Tiền thu nhập tăng thêm: 569.000.000 x 25% = 142.250.000

– Quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp: 569.000.000 x 15% = 85.350.000

– Quỹ khen thưởng: 569.000.000 x 25% = 142.250.000

15

 

Nợ TK 661:             369.850.000

      Có TK 334:       142.250.000

      Có TK 4314:     85.350.000

Có TK 4311:   142.250.000

15

 

Cộng

65

 

 

 

Câu hỏi số 44: Anh (chị) hãy cho biết kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên, đơn vị được sử dụng theo trình tự như thế nào đối với đơn vị sự nghiệp công do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Điểm a, khoản 3, điều 15 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP:

Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

5

 

 

5

 

Trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

10

 

Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định

10

 

Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 01 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị

10

 

Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật

10

 

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định mức trích vào các quỹ cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

15

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 45: Anh (chị) hãy cho biết nghĩa vụ tài chính, quản lý tài sản Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi phí hoạt động theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Điều 17,Nghị định số 16/2015/NĐ-CP:

5

1

Đơn vị sự nghiệp công có hoạt động dịch vụ thực hiện đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

15

2

Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

15

3

Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, gửi cơ quan quản lý cấp trên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Quy chế, trường hợp Quy chế có quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại cho phù hợp.

Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không có ý kiến, đơn vị triển khai thực hiện theo Quy chế, đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

 

 

 

15

 

 

 

 

15

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 46:Anh (chị) hãy cho biết tại Thông tư 108/2008/TT-BTC hạch toán, quyết toán nguồn thực hiện cải cách tiền lương và đối chiếu số thu, chi ngân sách được quy định như thế nào?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

1) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương thuộc ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao năm nào thì được chi và quyết toán vào năm ngân sách đó. Trường hợp chưa chi hoặc chưa chi hết thì được xử lý theo quy định tại Tiết b Điểm 3 Mục I Thông tư này

20

 

2) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị không phải là nguồn thu của ngân sách nhà nước (như thu nhập từ hoạt động dịch vụ của đơn vị sự nghiệp có thu sau khi đã nộp thuế theo chế độ quy định) thì không được hạch toán, quyết toán vào ngân sách nhà nước

20

 

3) Đối chiếu số số thu, chi ngân sách: Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và cơ quan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền số tạm thu, tạm giữ để nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn và số thu, chi ngân sách các cấp thuộc phạm vi quản lý (kể cả số thu, chi bổ sung giữa ngân sách các cấp và số phát hành và thanh toán trái phiếu, tín phiếu – nếu có) đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết theo Chương, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước trước khi lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm

25

 

Cộng

65

 

 

 

 

Câu hỏi số 47: Anh (chị) hãy cho biết nội dung tạm ứng theo Thông tư 161/2012/TT-BTC?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 6, Thông tư 161/2012/TT-BTC, nội dung tạmứng gồm:

5

 

– Tạm ứng bằng tiền mặt: nội dung tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản chi của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc nội dung được phép chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo quy định.

15

 

– Tạm ứng bằng chuyển khoản: nội dung tạm ứng bằng chuyển khoản cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm:

+ Chi mua vật tư văn phòng

+ Chi hội nghị (trừ các khoản thanh toán cho cá nhân được phép tạm ứng bằng tiền mặt)

+ Chi thuê mướn (thuê nhà, thuê đất, thuê thiết bị….)

+ Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

+ Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên.

+ Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

5

 

 

5

5

 

5

 

5

 

10

 

 

10

 

Cộng

65

 

Câu hỏi số 48: Anh (chị) hãy trình bày kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333 – Các khoản phải nộp nhà nước?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Bên Nợ:

Các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào Ngân sách Nhà nước

10

 

Bên Có:
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

10

 

Số dư bên Có:
Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước

15

 

Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 6 tài khoản cấp 2

– Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp

– Tài khoản 3332 – Phí, lệ phí

– Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

– TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân

– Tài khoản 3337 – Thuế khác

– Tài khoản 3338 – Các khoản phải nộp khác

30

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 49: Anh (chị) hãy trình bày kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 661 Chi hoạt động?

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Kế toán sử dụng tài khoản 661 – Chi hoạt động dùng để phản ánh các khoản chi mang tính chất hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi ngân sách đã được duyệt trong năm tài chính.

Đồng thời kế toán còn sử dụng tài khoản 008 – Dự toán chi hoạt động để theo dõi kinh phí cấp phát và sử dụng cho mục đích chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên.

 

10

 

 

 

 

10

 

Bên Nợ:

Chi hoạt động phát sinh tại đơn vị

5

 

Bên Có:
– Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi sai không được phê duyệt phải thu hồi

– Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán được duyệt.

10

 

Số dư bên Nợ:
Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt .

TK 661 chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2

– TK 6611 -Năm trước: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc kinh phí năm trước chưa được quyết toán.

+ TK 66111: Chi thường xuyên

+ TK 66112: Chi không thường xuyên

– TK 6612 -Năm nay: Phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc năm nay

+ TK 66121: Chi thường xuyên

+ TK 66122: Chi không thường xuyên

– TK 6613 -Năm sau: Phản ánh các khoản chi cho thuộc năm sau

+ TK 66131: Chi thường xuyên

+ TK 66132: Chi không thường xuyên

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

 

Cộng

65

 

 

Câu hỏi số 50: Tổng quỹ lương phải trả trong kỳ số tiền là: 65.000.000đ

(Trong đó phụ cấp chức vụ: 3.000.000; phụ cấp khu vực: 8.000.000đ; phụ cấp thâm niên vượt khung: 2.000.000đ; phụ cấp ưu đãi ngành: 10.000.000đ; lương chính: 42.000.000đ). Hãy tính toán và định khoản tiền lương thực lĩnh và thu qua bảng lương, các khoản đóng góp, BHXH 8%; BHYT 1,5%; BHTN 1%. Biết rằng mức thu các khoản đóng góp = ( lương chính + phụ cấp chức vụ+ phụ cấp thâm niên vượt khung), đơn vị trả lương và bảo hiểm trực tiếp bằng chuyển khoản kho bạc.

 

          Đáp án:

 

TT

Nội dung các ý cần trình bày/thực hiện

Điểm

 

Tính các khoản trích theo lương:

Tính tiền BHXH 8% =( 42.000.000đ + 3.000.000đ + 2.000.000đ) x 8% =   3.760.000đ

Tính tiền BHYT 1,5% =( 42.000.000đ + 3.000.000đ + 2.000.000đ) x 1,5% = 705.000đ

Tính tiền BHTN 1% =( 42.000.000đ + 3.000.000đ + 2.000.000đ) x 1% = 470.000đ

Tổng các khoản phải thu qua lương: 4.935.000 đ

Vật phần tiền lương phải trả:

65.000.000 – 4.935.000 = 60.065.000đ

 

5

 

5

 

5

 

5

 

5

 

 

1/ Tiền lương phải trả và BH trích từ lương:

Nợ TK 66121             65.000.000đ

     Có TK 3341           65.000.000đ

Đồng thời ghi:

Nợ TK 3341               4.935.000 đ

     Có TK 3321           3.760.000đ

     Có TK 3322           705.000đ

     Có TK 3324           470.000đ

 

 

10

 

 

 

 

10

 

1/ Trả lương và bảo hiểm trực tiếp bằng chuyển khoản kho bạc

Nợ TK 3341             60.065.000đ

Nợ TK 3321             3.760.000đ

Nợ TK 3322             705.000đ

Nợ TK 3324             470.000đ

     Có TK 4621         65.000.000đ

20

 

Cộng

65

 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);