Phương pháp học đại học dành cho sinh viên năm nhất

LỘ TRÌNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT.Học ở đại học như thế nào,
Học đại học như thế nào cho hiệu quả,
Tự học ở đại học,
Kỹ năng học tập bậc đại học,
Phương pháp học đại học dành cho sinh viên năm nhất,
Tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học,
Cách qua môn ở đại học,
Quá trình học tập của sinh viên hiện nay,

Phương pháp học đại học dành cho sinh viên năm nhất,
Phương pháp học tập của sinh viên năm nhất,
Tiểu luận về phương pháp học tập của sinh viên,
4 phương pháp học tập hiệu quả,
Phương pháp học đại học PDF,
Nghiên cứu về phương pháp học tập của sinh viên,
Phương pháp tự học cho sinh viên đại học,
Tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học Phương pháp học ở đại học. Đây là một bài viết rất hữu ích của cựu sinh viên Học viện Tài chính, page TOP Sinh Viên chia sẻ lại cho các bạn tham khảo nhé!

 

Phương pháp học cho sinh viên năm nhất- lộ trình học hay cho sinh viên
Phương pháp học cho sinh viên năm nhất- lộ trình học hay cho sinh viên

Nếu coi đỗ đại học là chiến thắng thì sau ngày nhập học ở khu vực hội trường 700 thì cuộc đời nhiều bạn có nhiều lối rẽ khác nhau. Có những bạn ngủ quên trên chiến thắng với hậu quả là nằm trong danh sách đến cả trăm sinh viên được gửi trả về cho bố mẹ. Một sự định hướng tốt sẽ giúp bản thân bước đi tốt hơn về sau. 4 năm ở ĐH sẽ là những năm thay đổi bản thân rất nhiều so với 18 năm sống trước đấy bởi ở tuổi này hội tủ đủ yếu tố về thể lực và trí lực. Anh đã viết một bài về làm sao để giỏi tại ĐH ở đây: https://goo.gl/A9arpz. Bây giờ, cụ thể hơn, đối với các bạn sinh viên năm nhất thì nên có một lộ trình phù hợp để đảm bảo được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết. Thiếu đi một tầm nhìn, một định hướng thì tương lai khi đứng trước cơ hội lại không nắm bắt được. Lộ trình này được dựa trên chính những gì anh trải qua và có điều chỉnh.

Chú ý: bài này có thể phù hợp và không phù hợp, mọi thứ được viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và nếu cho anh làm lại cuộc đời thì anh sẽ vạch ra cho mình mấy thứ như dưới đây 

Nội dung chính:

 Năm 1:

– Học tập: giữ vững kết quả tối thiểu 7,5/10. Tìm hiểu về con đường nghề nghiệp tương lai của mình bằng cách tiếp xúc với các anh chị khóa trên, tham gia hội thảo. Tìm hiểu về các chứng chỉ quốc tế gắn với ngành nghề của mình hoặc định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Bằng ĐH thôi chưa đủ.
– Học tiếng Anh: tập trung vào học ngữ pháp, ngữ âm để củng cố nền tảng. Có thể tự học hoặc đến trung tâm học. Chú ý: phải học ngữ pháp vì sau này làm việc trong lĩnh vực tài chính phải đọc, dịch tài liệu rất nhiều. Một số phương pháp học tiếng Anh họ bảo không học ngữ pháp là do họ chỉ chuyên sâu về mảng âm. Nên nhớ là mình học để dùng, để làm việc sau này.
– Học tin học: những thứ cơ bản như đánh máy bằng mười ngón tay hay xử lý văn bản hay tính toán excel thì năm nhất có nhiều thời gian rảnh, tranh thủ mà học thôi. Các kỹ năng này có càng sớm thì cũng bổ trợ cho quá trình học tập về sau rất nhiều.
– Tham gia CLB hoặc đi làm thêm để phát triển kỹ năng. Về chọn CLB hoặc chỗ làm thêm thì chú ý xem đam mê của mình nó nằm ở đâu. Đừng chày cố chui vào CLB nào đấy xong vài hôm lại lặn mất tăm. Kiên trì là bí quyết của thành công. Còn về chọn chỗ làm thêm thì chú ý chọn chỗ vì môi trường thế nào sẽ ảnh hưởng đến con người của mình. Cho dù là CLB hay đi làm thêm thì hãy đặt mục tiêu cho mình trở thành sếp/trưởng nhóm; mục tiêu này sẽ giúp trong các em luôn có tư tưởng học hỏi hoàn thiện bản thân mình và vượt qua những khó khăn. Cho dù có đi làm ở đâu thì cũng nhớ phải tránh xa đa cấp hoặc những chỗ mình cho rằng không phù hợp với đạo đức kinh doanh.

Năm 2:

– Học tập: vẫn giữ vững mức tối thiểu 7,5/10. Bắt đầu học các chứng chỉ quốc tế mà mình chọn. Có điều kiện thì đi học ở trung tâm, không có điều kiện thì tìm nguồn tự học. Nên học chậm mà chắc để tạo nền tảng.
– Học tiếng Anh: với nền tảng từ năm nhất, đi sâu hơn về mảng giao tiếp bằng cách tiếp xúc với người nước ngoài thông qua việc dắt tour cho họ đi tham quan Hà Nội (ai không biết mối ở đâu thì contact anh). Đừng có ra Bờ Hồ hay bảo tàng chặn họ lại để nói chuyện. Có người thì thích, có người thì không nhưng nói chung là không hay. Cứ cảm tưởng mình là khách nước ngoài đang đi dạo cứ vài bước chân lại có một nhóm chặn lại hỏi. Ngoài ra, dắt tour thì sẽ nói chuyện sâu hơn và được chỉ dạy nhiều thứ hay ho hơn.
– Tin học: năm nhất học đủ rồi thì năm hai chỉ ứng dụng nó thôi.
– CLB, đi làm thêm: tầm này chắc được giao trọng trách làm trưởng nhóm hay sếp gì đấy rồi. Tiếp tục phát huy và tích lũy thêm kinh nghiệm.

 Năm 3:

– Học tập: nhiệm vụ của năm 3 là đưa điểm học tập lên mức Giỏi (7.8/10). Thời điểm này đã học chuyên ngành rồi nên chăm chỉ đọc các bài báo về chuyên ngành, tìm hiểu các quy định của pháp luật. Về chứng chỉ quốc tế năm 2 đã học nền tảng rồi, năm 3 học các môn tiếp theo và có thể tự học được để tiết kiệm chi phí.
– Học tiếng Anh: giao tiếp, phản xạ đã ổn và nền tảng đọc hiểu cũng tốt (do học chứng chỉ quốc tế). Ở năm 3 điều cần thiết là duy trì bằng cách tiếp tục dắt tour tuy nhiên tần suất giảm xuống và thay vào đấy là dành thời gian cho các kỹ năng đọc chuyên sâu và viết lách.
– CLB, đi làm thêm: nếu thấy đã đủ rồi thì phải quyết tâm hạ cánh. chuẩn bị nghĩ đến phương án “hạ cánh” để dành nhiều thời gian hơn cho học tập. Cái gì cũng thế, thấy đủ rồi thì phải biết điểm dừng. Còn đôi khi lấn sâu quá sẽ ảnh hưởng đến những thứ khác. Ngoài ra, nên tìm những công việc làm thêm gắn với nghề nghiệp của mình sẽ bổ trợ cho việc củng cố kiến thức cũng như tích lũy kinh nghiệm.

Năm 4:

– Học tập: giữ vững điểm ở mức Giỏi (7.8/10). Đảm bảo rằng mình nắm chắc được về chuyên ngành cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Đây là thứ dùng để làm cần câu cơm cho cả cuộc đời các em về sau. Xem nhẹ nó thì sau này khó phát triển.
– Tiếng Anh: đảm bảo pro về mọi mặt và hướng đến phần chuyên ngành nhiều hơn. Thường thì anh thấy các bạn nào tiếng Anh tốt lại hay hướng đến phần giao tiếp đơn thuần vì nó “thoải mái” hơn. Học về chuyên ngành thường khó. Nếu đạt được thì sau này đi làm rất “sướng”.
– CLB, đi làm thêm: tập trung vào các công việc đi làm thêm gắn với nghề của mình. Cái này không thiếu. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên những người đã có kinh nghiệm nên ngay từ thời sinh viên đã tự kiếm kinh nghiệm cho bản thân mình thì sẽ trưởng thành sớm hơn những bạn bè cùng trang lứa.
Về cơ bản là thế, còn cuộc sống có nhiều điều khác đan xen dẫn đến xao nhãng những thứ mà mình đặt ra ngay từ đầu. Những quyết định hàng ngày của các em chính là những quyết định cho cuộc đời các em về sau.
Ngoài ra, thời sinh viên rảnh rỗi thì hãy đi càng nhiều càng tốt. Đi nhiều sẽ giúp mình mở mang nhiều thứ. Tuy nhiên, cái gì cũng vậy, như uống rượu, phải biết điểm dừng phù hợp để kiên định mục tiêu ban đầu của mình.
by Trương Đức Thắng (cựu sinh viên K44 HVTC)

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);