Nhiều người vì quên hoặc quá lười biếng nên không đổ nhiên liệu cho xe trước khi bình nhiên liệu cạn. Có thể họ nghĩ rằng điều đó không có gì quá nghiêm trọng, nhưng thói quen xấu này đã được chứng minh sẽ làm giảm tuổi của động cơ và làm hỏng nhiều chi tiết của xe.
Nội dung chính:
Bình nhiên liệu
Đây là bộ phận bị hư hỏng nặng nhất khi chạy xe đến cạn nhiên liệu. Việc kiểm tra mức nhiên liệu trước khi khởi hành là rất cần thiết. Nếu cứ cố gắng lái xe bằng những giọt nhiên liệu cuối cùng thì bình nhiên liệu chắc chắn sẽ bị hư hỏng rất nghiêm trọng.
Ít ai biết rằng, một phần cặn nhiên liệu cũng sẽ được hút vào buồng đốt thay vì bị giữ lại ở bộ lọc khi xe hết nhiên liệu.
Nếu việc này diễn ra thường xuyên, lớp cặn sẽ dính vào bình nhiên liệu, động cơ, các bộ phận khác của ô tô và lâu dần sẽ ăn mòn chúng.
Do bình nhiên liệu được làm bằng kim loại, nên nó sẽ hút và giữ cặn nhiên liệu lại, dẫn đến hiện tượng ăn mòn và làm hỏng xe.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng và hay xảy ra đối với nhiều ô tô cũ.
Hệ thống phun nhiên liệu
Hệ thống phun nhiên liệu cũng là một bộ phận dễ bị hư hỏng do cặn. Theo lý thuyết, hệ thống này sẽ vận chuyển nhiên liệu từ bình chứa đến buồng đốt. Đây là lý do tại sao nó là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống bơm nhiên liệu.
Tuy nhiên, việc lái xe khi bình xăng đã cạn sẽ tác động trực tiếp không chỉ đến hệ thống phun nhiên liệu mà còn cả hệ thống lọc nhiên liệu, vì cặn trong bình chứa cũng sẽ được đưa vào hệ thống phun nhiên liệu.
Trên thực tế, những cặn bẩn này sẽ bị giữ lại trên bộ lọc gây cản trở cho việc lưu thông của nhiên liệu.
Do đó, ngay cả khi được bơm, nhiên liệu cũng không thể nào đến được buồng đốt. Vì vậy, người lái sẽ không thể khởi động xe trong trường hợp này.
Bơm nhiên liệu
Trong điều kiện bình thường, bơm sẽ được làm mát bằng chính nhiên liệu.
Để vận chuyển nhiên liệu đến động cơ sẽ cần một bơm nhiên liệu hoạt động như một motor điện.
Quá trình đi qua bơm nhiên liệu để tới động cơ, nhiên liệu sẽ làm mát các cuộn dây đồng.
Nếu tiếp tục lái xe với bình nhiên liệu cạn, không khí sẽ thay chất lỏng qua bơm nhiên liệu và phải đảm nhiệm công việc làm mát cho cuộn dây đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng không thể loại bỏ nhiệt khỏi cuộn dây một các hiệu quả, dẫn đến motor điện có thể bị quá nhiệt và hư hại.
Kết luận
Đầy bình cũng khổ, cạn bình còn hại tiền hơn nha các bác, chạy xe với bình nhiên liệu cạn bộ phận nào hư hỏng nặng nhất.
Tuyệt đối không được lái xe khi mức nhiên liệu trong bình đã cạn. Khi xe sắp hết nhiên liệu, người lái phải nạp nhiên liệu ngay lập tức, không nên cố gắng chạy tiếp với lượng xăng ít ỏi còn lại. Để trở thành người lái xe thông thái, chủ xe nên chú ý lượng xăng hiển thị trên bảng điều khiển và nạp nhiên liệu trước khi mức nhiên liệu đạt đến chữ E.