Vai trò của sở kế hoạch đầu tư- kiến thức thành lập doanh nghiệp

Vai trò của sở kế hoạch đầu tư- kiến thức thành lập doanh nghiệp Với người làm kinh doanh thì : Sở kế hoạch đầu tư, đầu tư nước ngoài, fdi .. là những khái niệm vô cùng quan trọng và thiết thực. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu chức năng vai trò của sở kế hoạch đầu tư, sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, Sở kế hoạch đầu tư TPHCM. Mỗi khái niệm nhỏ gộp lại giúp chúng ta nắm bắt được những kiến thức làm kinh doanh- thành lập doanh nghiệp.

Nhiệm vụ và chức năng của sở kế hoạch đầu tư được quy định như sau Thông tư liên tịch Số: 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV:

Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính;

b) Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh;

c) Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh;

d) Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đ) Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;

e) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

c) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp.

3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

4. Về quy hoạch và kế hoạch

a) Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định;

b) Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;

c) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt;

d) Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.

5. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật;

c) Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.

6. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ:

a) Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

b) Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.

7. Về quản lý đấu thầu:

a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;

b) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.

8. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:

a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;

b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

9. Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân:

a) Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành;

c) Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;

d) Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

14. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

15. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

16. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

17. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội

Sở kế hoạch là nơi mà vai trò quản lý vốn và phê duyệt đầu tư được thể hiện rõ ràng nhất. Những công việc sau doanh nghiệp thường hay làm ở sở kế hoạch đầu tư các tỉnh thành phố trong quá trình hoạt động:

– Đăng kí thành lập doanh nghiệp

– Làm lại con dấu

– Thay đổi đăng kí kinh doanh

-Đăng kí bổ sung tài khoản ngân hàng

-Thủ tục giải thể doanh nghiệp …v.v
Những khó khăn khi làm việc tại các sở kế hoạch:

– Khó khăn về thủ tục, nhiều lần bị tố hành doanh nghiệp- cách giải quyết- hỏi han tình hình, lắng nghe ý kiến người đi trước, thuê tư vấn.v.v.

– Khó khăn về thái độ phục vụ.. căn bệnh nan y – không thể chữa được- its Viet Nam

– Khó khăn về cò và chi phí bôi trơn (được phản ánh trên mạng rất nhiều)

Có thể bạn quan tâm:

One thought on “Vai trò của sở kế hoạch đầu tư- kiến thức thành lập doanh nghiệp

  1. Pingback: buy Viagra online

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);