Thứ 2. Các b ko nên bỏ sót bất cứ nội dung nào ở CĐ 16 lẫn 17, có cả DNNN, kinh tế đối ngoại, quản lý công sản và Dịch vụ công.
Thứ 3. Chỉ cần nắm chắc 4 loại luật, nhưng cũng phải xem thêm thông tư. Vì TNCN cũng có hỏi vào Bản Quyền là các loại bản quyền gì? Rồi TNDN thì nêu 5 TH khấu hao TSCĐ không được trừ chẳng hạn.
Nội dung chính:
Đề thi + đáp án xét tuyển công chức thuế chính thức 2016
1,Nguyên tắc Tập trung DC trong QL NSNN, chứng minh qua phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi?
2, Vị trí chức năng của TCT? TCT có được ban hành thông tư về QLT ko? Tại sao?
3. Điều kiện khấu trừ thúê GTGT đầu vào?
Đáp án:
Thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trước hết là việc ban hành các quy định của pháp luật để điều chỉnh về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân quyết định, đó là Quốc hội. Nguyên tắc tập trung dân chủ còn thể hiện từ việc phân cấp ngân sách của trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương cũng phân theo 3 cấp là tỉnh, huyện và xã. Các cấp ngân sách có tính độc lập tương đối với nhau, do đó căn cứ vào nguồn dự toán thu, chi hằng năm được quốc hội quyết định ở trung ương và hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương. Việc quản lý, sử dụng ngân sách từng cấp được áp dụng phù hợp theo nhiệm vụ, yêu cầu và phù hợp từng cấp quản lý và đúng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc công khai minh bạch là nguyên tắc có tính chi phối và ngự trị trong tất cả các hoạt động về ngân sách nhà nước. Thể hiện ở những khâu như: lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách, chế độ về kiểm toán và công tác thanh kiểm tra. Tất cả đều được sự giám sát kiểm tra của nhân dân thông qua cơ quan đại diện đó là quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp trong việc chấp hành ngân sách. điều 13 luật ngân sách nhà nước 2002 quy định: “Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai. Quy trình, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, hoàn lại các khoản thu, cấp phát và thanh toán ngân sách phải được niêm yết rõ ràng tại nơi giao dịch”.
VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP: TỈNH, HUYỆN, XÃ ỔN ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 53/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp (tỉnh, huyện, xã)
1. Các khoản thu ngân sách các cấp hưởng 100%:
a) Ngân sách cấp tỉnh;
Tiền đền bù thiệt hại đất (do cấp tỉnh quản lý);
Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu;
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho Ngân sách cấp tỉnh;
Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa;
Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện thu;
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện;
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh xử lý;
Các khoản thu khác nộp ngân sách cấp tỉnh: thu bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh quản lý, trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính; thu hồi các khoản chi năm trước và các khoản thu khác nộp ngân sách tỉnh do các đơn vị cấp tỉnh nộp;
Thu từ hoạt động Xổ số kiến thiết;
Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp tỉnh từ năm trước chuyển sang;
Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương;
Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh.
b) Ngân sách cấp huyện;
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện;
Lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện thu;
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện;
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc huyện xử lý;
Các khoản thu khác nộp ngân sách cấp huyện: thu bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc huyện quản lý, trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính; thu hồi các khoản chi năm trước và các khoản thu khác nộp ngân sách cấp huyện;
Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh;
Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cho ngân sách cấp huyện;
Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện từ năm trước chuyển sang;
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
c) Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Các khoản phí và lệ phí phần nộp ngân sách xã theo quy định của pháp luật do các đơn vị thuộc cấp xã nộp.
Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp xã;
Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện;
Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp xã quản lý;
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc xã xử lý;
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các đơn vị cấp xã thực hiện;
Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện;
Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp xã từ năm trước chuyển sang;
Các khoản thu khác nộp ngân sách cấp xã: thu hồi các khoản chi năm trước và các khoản thu khác nộp ngân sách cấp xã;
Thu kết dư ngân sách cấp xã.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách tỉnh, huyện, xã:
a) Các khoản thu từ lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh như: Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt;
b) Thuế tài nguyên ở tất cả các lĩnh vực thu;
c) Thu khác từ khu vực doanh nghiệp nhà nước; ngoài quốc doanh;
d) Thuế thu nhập cá nhân;
đ) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất (trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật Ngân sách nhà nước 2015);
g) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;
h) Lệ phí trước bạ;
i) Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đối với giấy phép do UBND tỉnh cấp).
Câu 2: Xem ở đây
Câu 3: Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào