Các cơ quan trong Bộ Tài Chính đứng đầu về cải cách hành chính

Các cơ quan trong Bộ Tài Chính đứng đầu về cải cách hành chính Các chỉ số thành phần của Bộ Tài chính cũng được đánh giá ở mức khá. Cụ thể: Chỉ số cải cách tài chính công đạt 99,2%; chỉ số cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đạt 93,19%; chỉ số chỉ đạo điều hành CCHC đạt 87,5%; chỉ số hiện đại hóa hành chính đạt 74,44%; chỉ số cải cách thủ tục hành chính đạt 70,53%…
Các cơ quan trong Bộ Tài Chính đứng đầu về cải cách hành chính
Các cơ quan trong Bộ Tài Chính đứng đầu về cải cách hành chính

 

(TBTCVN) – Ngày 2/5/2018, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ công bố bảng xếp hạng chỉ số CCHC (Par Index) năm 2017 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều bộ phận của cơ quan hải quan không tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, Bộ Tài chính xếp thứ 3 “chung cuộc” với số điểm 84,42%, thấp hơn cơ quan đứng thứ 2 chưa tới 2%.

Hướng đi mới trong CCHC của Bộ Tài chính

Nhìn vào bảng xếp hạng năm nay có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn giữ vững phong độ, dẫn đầu với điểm số là 92,36%; kế đó là Bộ Thông tin và Truyền thông 86,13% và Bộ Tài chính đạt 84,42%. 3 đơn vị xếp cuối bảng là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư với số điểm 72,61%; Ủy ban Dân tộc 72,13%;  Bộ Y tế 72,4%.

Không chỉ nằm trong “top” các cơ quan trung ương có chỉ số CCHC cao nhất, các chỉ số thành phần của Bộ Tài chính cũng được đánh giá ở mức tích cực. Cụ thể: Chỉ số cải cách tài chính công đạt 99,2%; chỉ số cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đạt 93,19%; chỉ số chỉ đạo điều hành CCHC đạt 87,5%; chỉ số hiện đại hóa hành chính đạt 74,44%; chỉ số cải cách thủ tục hành chính đạt 70,53%…

Nhìn vào bảng chỉ số CCHC trong 4 năm qua của 19 bộ, ngành có thể thấy, thứ hạng của Bộ Tài chính đã có nhiều bước cải thiện. Nếu như năm 2012 (năm đầu tiên chấm điểm) Bộ Tài chính chỉ xếp vị trí thứ 8 thì năm 2013 đã lên vị trí thứ 4 và liên tục giữ vị trí thứ 2 trong năm 2014, 2015, 2016. Năm 2017, tuy “tụt” một bậc so với những năm trước, song có thể hiểu phần nào là do dư địa cải cách của ngành Tài chính đã thu hẹp dần ở lĩnh vực thủ tục hành chính và hiện đại hóa, sau một thời gian công tác này được quyết liệt triển khai. Điều này thể hiện qua việc chỉ số cải cách thủ tục hành chính và chỉ số hiện đại hóa hành chính có phần giảm đi so với 2016. Tuy nhiên, đổi lại, chỉ số chỉ đạo điều hành CCHC, chỉ số cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và chỉ số cải cách tài chính công vẫn ở mức cao, thể hiện hướng đi mới trong CCHC của Bộ Tài chính.

Chia sẻ trong một buổi trả lời báo chí mới đây, hướng đi này đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu ra khá rõ. Đó là tập trung cải cách tổ chức bộ máy, qua đó tinh giản biên chế, hạn chế sự tiếp xúc giữa cán bộ với người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, đối với hệ thống kho bạc nhà nước, trước mắt giải thể và sáp nhập 43 phòng giao dịch kho bạc các tỉnh về kho bạc tỉnh, giảm 43 đầu mối. Với hệ thống thuế, năm 2018, sẽ sắp xếp 327 chi cục thuế quận, huyện, thị xã thành 154 chi cục thuế khu vực, giảm 173 chi cục. Năm 2019, tiếp tục sắp xếp 53 chi cục thành 25 chi cục, giảm 28 chi cục. Đến năm 2020, ngành Thuế tiếp tục sắp xếp 168 chi cục thuế quận, huyện thành 78 chi cục, giảm 90 chi cục. Con số này có thể còn nhiều hơn trong quá trình triển khai thực tế.

Thứ hạng là một cách đánh giá, nhưng sự ghi nhận của cộng đồng xã hội vẫn là điều quan trọng nhất để thể hiện nỗ lực cải cách của Bộ Tài chính. Điều này được chứng minh thông qua số điểm điều tra xã hội học đứng thứ 2 trong số 19 cơ quan, đạt 30,47%, thấp hơn đơn vị dẫn đầu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1,81%. Thực tế, Bộ Tài chính là cơ quan đa ngành với nhiều lĩnh vực nhạy cảm, thường nhận về nhiều phản ánh của người dân và doanh nghiệp. Tuy vậy, qua 4 năm chấm điểm CCHC, chỉ số điều tra xã hội học của Bộ Tài chính luôn đứng trong “top” dẫn đầu khối các bộ, ngành. Kết quả đó đồng nghĩa rằng, cải cách của ngành Tài chính đã thực sự đi vào cuộc sống và nhận được phản hồi tích cực từ xã hội. Nếu so sánh, hiện nay, chỉ số điều tra xã hội học của Bộ Tài chính vẫn còn cao hơn khá nhiều bộ, ngành, thậm chí có những bộ phận không còn tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp. Đó là một kết quả đáng khích lệ.

Cải cách đi vào thực chất

Việc Bộ Tài chính nhiều năm có mặt trong “top” đầu bảng xếp hạng CCHC, trước hết phải kể tới sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với công tác CCHC trong toàn ngành. Bộ Tài chính coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của toàn hệ thống. Hàng tháng thực hiện giao ban, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, gắn hiệu quả công tác CCHC với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; ban hành kịp thời kế hoạch triển khai các nghị quyết của Chính phủ…

Bên cạnh đó, các đơn vị hệ thống cũng nghiêm túc thực hiện kế hoạch CCHC theo đúng lộ trình đặt ra. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Bộ Tài chính thực hiện đầy đủ báo cáo kết quả cũng như kiến nghị với Chính phủ, Ban Chỉ đạo CCHC để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Hàng năm, Bộ Tài chính cũng đưa việc thanh tra công tác CCHC vào kế hoạch chung cùng với việc cử một số đoàn công tác về kiểm tra tại một số đơn vị hải quan, thuế, kho bạc địa phương để nắm bắt thực tế triển khai. Qua đó, toàn ngành nhân rộng những điển hình thực hiện tốt và kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế.

Đặc biệt, sau mỗi lần Bộ Nội vụ công bố chỉ số CCHC, Bộ Tài chính đều thực hiện đánh giá lại các điểm số đạt được, các điểm số bị trừ, nguyên nhân chủ quan, khách quan và kiến nghị giải pháp để giữ vững và phấn đấu tăng chỉ số trong năm tiếp theo. Ngoài ra, để công tác CCHC thực sự là nhiệm vụ thường xuyên, lan tỏa tới từng đơn vị, bắt đầu từ năm 2015, Bộ Tài chính đã phê duyệt bộ Chỉ số CCHC nội bộ để có cơ sở đánh giá, chấm điểm CCHC hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc. Bộ chỉ số được ví như “kim chỉ nam” để các đơn vị trong ngành Tài chính nhận thức, xác định rõ các nhiệm vụ cần triển khai để nâng cao chất lượng công tác CCHC của đơn vị mình và để CCHC đi vào thực chất.

Theo: thoibaotaichinhvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);