BẠN ĐI LÀM VÌ CÁI GÌ? Đi làm nên chọn sếp hay chọn điều gì khác?

BẠN ĐI LÀM VÌ CÁI GÌ? Đi làm nên chọn sếp hay chọn điều gì khác? Khi đi tuyển dụng nhiều người nói chọn sếp, nhưng thế nào là sếp tốt và thế nào là sếp tồi? Thực tế thì gần như không có sếp nào tốt hẳn và cũng không có sếp nào tồi hoàn toàn cả. Ở đa phần các công ty, khi một người đã vào được vị trí là sếp của người khác thì chắc chắn người đó cũng có điểm mạnh hay gì đó hay ho để mình tham khảo, học hỏi. Bài viết này sẽ nói sâu hơn về điều đó.

Các yếu tố cần xem xét khi đi làm

Khi đi làm có 2 yếu tố cần xem xét kỹ đó là NGƯỜI QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (Có thể gọi là sếp) và TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC, còn nếu chọn thì chọn sự phù hợp. Nếu 1 trong 2 yếu tố này có vấn đề thì thường chúng ta sẽ khó tiến xa trong nghề nghiệp.

– Phù hợp với sếp: Phù hợp về tính cách, phương pháp quản lý, quan điểm về công việc để 2 bên có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng phát triển. Không phải sếp nào cũng giỏi hơn Nhân viên về mọi mặt nên 2 bên cảm thấy”hợp” nhau thì mới đi xa được. Đôi khi cần phải làm việc với sếp chưa giỏi về chuyên môn thì NV mới có cơ hội phát huy tối đa khả năng của mình.

– Phù hợp về tính chất công việc: Nếu được làm công việc đúng sở trường, đam mê của bạn thì mới có khả năng phát triển xa hơn. Ngược lại chúng ta phải làm công việc mà mình không yêu thích thì cùng lắm chúng ta chỉ có thể làm việc ở mức hoàn thành công việc chứ khó mà có kết quả vượt bậc.
Hãy nhìn vào thực trạng XH, mỗi người có lựa chọn riêng cho cách sống của mình và đừng phán xét bạn ah.

“Và đó cũng là lý do vì sao Gia Cát Lượng không chọn Tào Tháo mà chọn Lưu Bị.những người đi du học họ lại ít muốn làm cho nhà nước” ?? bởi họ không muốn làm ở nhà nước là do sếp của họ bè phái, khiến họ không được đánh giá đúng với khả năng và cống hiến của họ.

Các tổ chức thường không tuyển người bằng cách  đặt tiêu chí giỏi lên hàng đầu mà họ chọn ứng viên phù hợp, tấc nhiên giỏi cũng thường là  1 tiêu chí trong đó.
Mời bạn cùng xem bài viết sau:

BẠN ĐI LÀM VÌ CÁI GÌ?

Mỗi người chúng ta đi học rồi đi làm hoặc nghỉ học rồi đi làm do điều kiện, hoàn cảnh và ý thích của mỗi người. Quyết định gắn bó hay dời bỏ một công ty, một công việc; theo đuổi hay chuyển hướng trong sự nghiệp đôi khi cũng có những lý do rất riêng mang tên “hoàn cảnh” hay “sở thích”. Đôi khi đơn giản chỉ là “công việc chọn người”. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những quyết định, những hành động ấy là động cơ, mục tiêu nghề nghiệp mà mỗi người thường ít khi tự nhìn lại và dành thời gian đủ dài để suy ngẫm về nó. Nếu chúng ta tự hiểu được những động cơ làm việc của mình trong mỗi một thời kỳ, chúng ta sẽ tránh được những bước đi sai lầm, sẽ lựa chọn đúng công việc và môi trường làm việc để có thể gắn bó, phát triển và thành công. Dưới đây là một số động cơ làm việc thường thấy:

1. Thu nhập đủ sống và tiết kiệm cho tương lai: với những người trẻ, vừa mới ra trường và bước vào thị trường lao động, có lẽ chỉ cần vế đầu thôi. Còn khi người ta đã có những nhu cầu chi tiêu cao hơn hoặc phải chia sẻ một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm kinh tế trong gia đình thì vế thứ hai cũng không kém phần quan trọng. Nhưng trước khi bạn lựa chọn một công việc phù hợp với mục tiêu này, hãy xác định mức thu nhập tối thiểu mà bạn có thể tồn tại cùng với nó. Liệu công việc bạn định chọn có triển vọng thu nhập cao hơn mức tối thiểu đó để bạn có thể tích luỹ cho tương lai không? Hay với công việc đó, bạn có còn thời gian để làm gì đó tăng thêm thu nhập tích luỹ không? Nếu câu trả lời là có, thì đó là công việc bạn nên chọn.

2. Công việc ổn định và đảm bảo: những ai đã từng trải qua suy thoái kinh tế, là nạn nhân của thay đổi cơ cấu và bị buộc cho thôi việc vì công ty thu hẹp, giải thể hoặc thường xuyên không có đủ việc để làm, không nhận đủ lương hoặc không nhận lương đúng hạn sẽ thấm thía hơn hết tầm quan trọng của yếu tố này. Vậy tính ổn định của công việc là hết sức quan trọng. Bạn có thể chọn ngành đang có sự phát triển tốt nhưng quan trọng hơn là chọn ngành có sự phát triển bền vững dù hiện tại nó không phải là xu thế thời thượng. Sau đó, hay chọn những công ty có nền tảng tài chính vững chắc, đã có ít nhất hơn 5 năm đứng trên thị trường, quy mô không quá nhỏ, có thị trường và khách hàng ổn định và ngày càng mở rộng. Khi chọn được công ty phù hợp thuộc ngành phù hợp, bạn hãy cân nhắc tiếp đến vị trí công việc nào có tính ổn định cao. Những vị trí thực tập sinh, hợp đồng ngắn hạn, thay thế người nghỉ sinh, làm dự án… sẽ không phù hợp với bạn đâu.

3. Thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp: Bạn nên chọn những công ty đang mở rộng hoặc phát triển nhanh, những công ty có lộ trình công danh rõ ràng, ở đó có nhiều cơ hội thăng tiến cho bạn.

4. Tận hưởng nhiều trải nghiệm thú vị, đa dạng trong công việc: Nếu bạn coi đây là một yếu tố quan trọng trong công việc của mình thì bạn nên cân nhắc các công ty có quy mô nhỏ nơi một người phải đảm nhiệm nhiều vị trí, nhiều công việc khác nhau, hoặc một công ty rất lớn, mỗi vị trí có mô tả công việc thú vị, giúp bạn có cơ hội trải nghiệm nhiều (phải làm việc với nhiều bên, nhiều khách hàng khác nhau hoặc làm việc với nhiều công cụ, hay sử dụng nhiều ứng dụng về công nghệ thông tin….).

5. Theo đuổi đam mê tạo dấu ấn riêng: bạn nên tìm những công việc phù hợp tối đa với đam mê của mình và dù vì bất kỳ lý do gì, không nên thoả hiệp để chọn công việc không phù hợp. Khi chọn công việc, bạn cũng nên chọn sếp, và những người công tác cùng có khả năng chia sẻ và giúp cho bạn phát triển đam mê.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);