LỖI THƯỜNG THẤY CỬA HÀNG TẠP HOÁ Ở QUÊ

Hầu hết các cửa hàng có điểm chung là tối om, thiếu sức sống. Giai đoạn trước (cách đây khoảng 10 năm) cạnh tranh không lớn như bây giờ, cung – cầu cân bằng nhau, nên cơ hội kinh doanh tạp hoá theo kiểu truyền thống vẫn còn cửa để tồn tại và sinh lời khá lớn.

1. Thiếu ánh sáng

Chưa xét góc độ có xây dựng mô hình kinh doanh hiện tại (dạng mart) hay là cửa hàng tạp hoá truyền thống thì đa phần các cửa hàng tạp hoá hay bị thiếu ánh sáng.
 
Hầu hết các cửa hàng có điểm chung là tối om, thiếu sức sống. Giai đoạn trước (cách đây khoảng 10 năm) cạnh tranh không lớn như bây giờ, cung – cầu cân bằng nhau, nên cơ hội kinh doanh tạp hoá theo kiểu truyền thống vẫn còn cửa để tồn tại và sinh lời khá lớn.
 
Nhưng hiện tại thì nhu cầu mua sắm cao nhưng kèm theo đó cũng là sự đòi hỏi cao hơn từ các cửa hàng kinh doanh. Chẳng nói to tát dịch vụ mà ngay với ánh sáng cửa hàng cũng tác động không nhỏ tới cảm xúc mua hàng của người tiêu dùng.
 

2. Hàng hoá bừa bộn, bụi bặm

Có thể do làm mô hình này quá vất vả, một người phải làm toàn bộ công việc từ nhân viên tới chủ mà không có thời gian lau dọn, sắp xếp hàng hoá.
 
Tuy nhiên điều khá lạ là càng cửa hàng vắng khách thì hàng hoá lại càng bụi, mà vắng khách thì thường sẽ có nhiều thời gian để lau dọn, trưng bày hàng hoá chứ nhỉ?
 

3. Mọi giao dịch hầu hết diễn ra tại quầy thu ngân

Lý giải cho nguyên nhân cửa hàng tạp hoá tại sao lợi nhuận thấp cũng chính bởi “cách” bán hàng này.
 
Đa phần khách đứng ngoài cửa, hoặc vào bàn thu ngân kêu sản phẩm họ có nhu cầu mua và chủ cửa hàng lại “lon ton” chạy vào lấy cho khách, phục vụ nhiệt tình trong trường hợp này chỉ khiến cho cửa hàng mất các doanh thu bởi các sản phẩm liên quan.
 
Không bỗng dưng mà việc lên Layout siêu thị nó quan trọng vậy, bởi các sản phẩm, ngành hàng cần logic với nhau, kích thích khách hàng mua thêm các sản phẩm mà họ chưa có nhu cầu ngay từ đầu.
 
Thậm trí quá nhiều cửa hàng ở quê còn dùng các tủ kính chắn hết lối vào cửa hàng, trong kinh doanh tạo miệng phễu khách hàng tiềm năng càng rộng thì cơ hội gia tăng doanh số càng lớn, nhưng đa phần lại làm ngược lại.
 

4. Sai lầm bởi cách kinh doanh sa đà quá nhiều vào cạnh tranh

Nhất là các cửa hàng mở mới, việc sa đà quá nhiều vào việc làm sao cạnh tranh với các cửa hàng cũ, lớn hơn mình, lâu năm hơn mình đó chính là một động thái khiêu khích đối thủ.
 
Giai đoạn đầu kinh doanh với việc chưa có lợi thế gì? Từ việc thiếu kiến thức, kinh nghiệm, hàng hoá chưa tối ưu, phù hợp mà khiêu khích đối thủ khiến cho cuộc cạnh tranh diễn ra nhanh hơn và quyết liệt hơn, và tỷ lệ chiến thắng thường cực thấp thậm trí không có cửa.
 

5. Thay vì lo đầu vào thì hãy tìm đầu ra

Tại một thời điểm không thể làm được quá nhiều việc, hãy tập trung tối ưu đầu ra (tìm kiếm khách hàng) thay vì nghĩ cách làm sao nhập hàng giá tốt nhất.
 
Khi có lượng khách hàng ổn định, doanh số có, đồng nghĩa với việc bạn có “ngân quỹ” để làm việc, đàm phán với nhà cung cấp, hay nói cách khác là có tiếng nói.
 
Chứ cửa hàng mới mở ra, ngày bán đc 2,3 triệu thì đàm phán, yêu cầu chính sách giá tốt kiểu gì? Nhưng khi doanh thu đẩy lên 8-10tr/ ngày thì câu chuyện lại khác.
 

6. Tối ưu vốn đầu tư hàng hoá

Việc tối ưu vốn hàng hoá cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp cho bạn đầu tư hàng hoá một cách tiết kiệm nhất, mà tránh được rất nhiều hàng cận, hết date sau này, hay hàng có để trên kệ mà không bán đc.
 
Có một công thức đo hiệu quả kinh doanh cửa hàng được tính theo công thức = Doanh thu/ tồn kho.
 
Nên tối ưu vốn tồn kho tiền hàng cũng chính là cách tối ưu hiệu quả kinh doanh.
 

7. Cập nhật thông tin chậm

Việc đầu tắt mặt tối vào cửa hàng sẽ khiến cho bạn thiếu thời gian dành cho gia đình, và đương nhiên là càng không có thời gian dành cho việc cập nhật kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt là các sản phẩm kinh doanh mới trên thị trường.
 
Người kinh doanh cần phải cập nhật liên tục, nghĩ cách cải thiện sản phẩm kinh doanh, xu hướng tiêu dùng, sản phẩm hot trên thị trường.
 
Kinh doanh sản phẩm cũ thì không bao giờ mang lại hiệu quả mới được. Nên cần phải biết cách kéo và giữ khách hàng tới cửa hàng và gia tăng lợi nhuận từ các sản phẩm khác mang lại lợi nhuận cao hơn, tối ưu hiệu quả kinh doanh hơn.
 
Làm mô hình tạp hoá mà không được 10% biên lợi nhuận thì cần phải xem lại quá trình kinh doanh của mình. Sức mua tại mỗi cửa hàng chỉ có hạn, nên việc tối ưu biên lợi nhuận là việc cần thiết.

8. Thiếu kỹ năng áp dụng công nghệ

Phần mềm bán hàng đa phần chỉ dùng để thay thế cách bán tay là chính mà bỏ qua những vai trò quan trọng của nó để phân tích, tính toán liên quan tới tính hiệu quả kinh doanh.
 
Ngay cả với các chuỗi siêu thị cũng bị yếu yếu tố phâm tích này, chứ ko riêng gì tạp hoá, siêu thị mini.
 

9. Bỏ xót hàng bán tốt, thiếu hàng

Cũng chính bởi đa phần kinh doanh truyền thống nên cách kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm.
 
Nên nhớ ở quy mô nhỏ thì dựa trên kinh nghiệm, nhưng ở quy mô lớn, mở rộng thì cần phải có kiến thức.
 
Và kinh nghiệm thì chỉ có hạn. Nên việc tại các cửa hàng thường diễn ra tình trạng giai đoạn đầu kinh doanh thì ngon, nhưng sau doanh thu, lợi nhuận lại cứ sụt giảm dần.
 
Có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân là thiếu hàng hoá bán được tại cửa hàng mà quên không nhập bổ sung.
 
Trí nhớ con người có hạn, bạn không thể nhớ hết những sản phẩm mình kinh doanh được, và giỏi lắm thì nhớ được mấy sản phẩm quen mắt, khách hay hỏi mua như: Dầu ăn, nước mắm, thuốc lá…
 
Bạn nhớ được thì người khác cũng nhớ được, vậy các sản phẩm khác thì sao? Các sản phẩm không phải thiết yếu nhưng vẫn có tốc độ bán, và sau thời gian ngắn các sản phẩm này dần quên vào quên lãng, cửa hàng mất một lượng doanh thu và nhóm sản phẩm này lợi nhuận thuòng cao hơn so với các sản phẩm kia.
 

10. Kinh doanh online

Online khá rộng và nhiều kênh để kinh doanh, nhưng hầu hết lại bỏ qua kênh bán hàng online cho mô hình tạp hoá, siêu thị mini.
 
Tập trung kết bạn facebook với những khách hàng tiềm năng, ít nhất là có thể có thêm lượng khách hàng từ profile cá nhân của mình.
 
P/S
Không đổ mồ hôi trên sân tập thì sẽ đổ máu ở chiến trường, kinh doanh là cả quá trình vận động không ngừng nghỉ.
 
Thay vì ngồi đó than vãn cạnh tranh, lợi nhuận thấp thì hãy cứ mạnh dạn thay đổi, học hỏi không ngừng nghỉ, không ra ngô thì sẽ ra khoai. Lo gì!

 

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);