Nhận định môn thi hành án dân sự có đáp án

Nhận định môn thi hành án dân sự có đáp án . HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ bài của Hàn Loan- Phó phòng nghiệp vụ Cục THADS Vĩnh Phúc
Nhận định môn thi hành án dân sự có đáp án
Nhận định môn thi hành án dân sự có đáp án

Nhận định môn thi hành án dân sự có đáp án

1. Luật Thi hành án dân sự quy định đương sự bao gồm những người nào?

Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định đương sự bao gồm: Người được thi hành án; Người phải thi hành án.
 
2. Theo quy định của pháp luật người được thi hành án là những ai?
Trả lời:
Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định người được thi hành án là: Cá nhân, Cơ quan, Tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
 
3Luật Thi hành án dân sự quy định quyền của người được thi hành án như thế  nào?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 7 của Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quyền của người được thi hành án được quy định như sau:
1.Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định;
2. Được thông báo về thi hành án;
3. Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
4. Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
5. Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
6. Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
7. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
8. Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
9. Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
10. Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
11. Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

4Theo quy định của pháp luật người phải thi hành án là những ai?
Trả lời:
Tại Khoản  3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) người phải thi hành án là: Cá nhân, Cơ quan, Tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
 
5Luật Thi hành án dân sự quy định người phải thi hành án có quyền và nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Theo Điều 7a Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì:
Người phải thi hành án có các quyền sau đây:
1. Tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;
2. Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định;
3.  Được thông báo về thi hành án;
4.Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
5.Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định;
6. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
7.Được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định;
8. Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
Người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;
2. Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;
3. Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho Cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
4. Chịu chi phí thi hành án theo quy định.
6.  Luật Thi hành án dân sự quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ai?
Trả lời:
Tại Khoản 4 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là: Cá nhân, Cơ quan, Tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

          7.  Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền và nghĩa vụ gì trong việc thi hành án?
Trả lời:
 
Theo Điều 7b Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền sau đây:
1. Được thông báo, tham gia vào việc thực hiện biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà mình có liên quan;
2. Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
3. Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho Cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú.
 
8. Luật Thi hành án dân sự quy định thỏa thuận thi hành án như thế nào ?
Trả lời:
Điều 6 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
1. Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận.Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án.
2.Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
 
9. Thời điểm nào được thỏa thuận thi hành án?
Trả lời:
Tại Điều 5 Nghị định Số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS quy định các thời điểm thực hiện thỏa thuận thi hành án như sau:
1. Trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.
Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung quyết định thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đương sự để tổ chức thi hành, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
3. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.
Trường hợp thỏa thuận nêu trên được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.
 
10. Người được thi hành án và người phải thi hành án có được quyền thỏa thuận định giá tài sản kê biên không?

Trả lời:
Theo Điều 98 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người được thi hành án và người phải thi hành án được quyền thỏa thuận về giá ngay khi kê biên tài sản. Nếu đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
 
11. Người được thi hành án và người phải thi hành án có được quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá tài sản không?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận. Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
 
12. Luật thi hành án dân sự quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án như thế nào?
Trả lời:
 Theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3.Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
 
13. Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm những nội dung gì? Nộp đơn yêu cầu thi hành án như thế  nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi bổ sung năm 2014):
Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
2. Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
3. Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
4. Nội dung yêu cầu thi hành án;
5. Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
6. Ngày, tháng, năm làm đơn;
7. Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
 Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
 
14. Luật thi hành án quy định cơ quan thi hành án dân sự là những cơ quan nào?
Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định: Cơ quan thi hành án dân sự gồm:
1. Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
2. Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
3. Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
 
15. Hỏi: Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành những bản án, quyết định nào?
Trả lời:
 
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014)  Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
1. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
2. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
3. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
4.  Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
 
16Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành những bản án, quyết định nào?
          Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
1. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;
2. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
3. Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
4. Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
5. Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
6. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
7. Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
8. Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
9. Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.
 
17.  Trường hợp nào đương sự phải có đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án mới ra quyết định thi hành án?
Trả lời:
Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) tại Khoản 1 Điều 36: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 thì các khoản chủ động ra quyết định thi hành án gồm:
1. Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
2. Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
3. Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;
4. Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
6. Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Như vậy, ngoài các trường hợp trên thì đương sự phải có đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án mới ra quyết định thi hành án.
 
 18. Những người nào sẽ nhận được thông báo về thi hành án? Việc thông báo về thi hành án được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 39 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014): Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:
– Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
– Niêm yết công khai;
– Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật quy định ngân sách nhà nước chi trả hoặc người được thi hành án chịu.
 
19. Luật thi hành án dân sự quy định Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án như thế nào?
Trả lời:
Điều 44 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với Cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì Cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền cho Cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án.
Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên có trách nhiệm sau đây:
– Xuất trình thẻ Chấp hành viên;
– Xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó;
– Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác;
– Trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án;
– Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết;
– Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.
Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho Cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh của Chấp hành viên và người được thi hành án khác nhau hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì phải xác minh lại. Việc xác minh lại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân.

         20. Trong quá trình thi hành án Chấp hành viên có được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không? Việc bảo đảm thi hành án bao gồm những biện pháp nào?
Trả lời:
Theo Điều 66 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
– Phong toả tài khoản;
– Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
– Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
 
21. Người phải thi hành án được tự nguyện thi hành án trong thời hạn bao lâu?
Trả lời:
 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án.
 
22. Việc cưỡng chế thi hành án được thực hiện theo những căn cứ nào? Được thực hiện khi nào?
Trả lời:
Điều 70 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm: Bản án, quyết định; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
Tại Khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án dân sự quy định về cưỡng chế thi hành án:
–  Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
–  Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
 
23. Biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm những biện pháp nào?
Trả lời:
Theo Điều 71 Luật Thi hành án dân sự quy định biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
24. Pháp luật thi hành án dân sự quy định như thế nào về chi phí cưỡng chế thi hành án?
Trả lời:
Theo Điều 73 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014):
Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
1. Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án.
2. Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
3. Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp đó là chi phí xác minh theo yêu cầu của người được thi hành án hoặc chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại và trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
4.Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
5. Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ.
6. Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
1. Chi phí xác minh theo yêu cầu của người được thi hành án; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
2. Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
1. Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá.
2. Chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án.
3. Chi phí cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.

           25. Luật thi hành án dân sự quy định trường hợp tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp hoặc có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì xử lý như thế nào? 
Trả lời:
 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
1.Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định.
2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

        26. Những trường hợp nào Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án?
Trả lời:
Điều 48 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
1. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong những trường hợp sau đây:
– Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;
– Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
– Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;
– Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định; tài sản được kê biên theo quy định nhưng sau khi giảm giá mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;
– Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của Cơ quan thi hành án dân sự theo quy định;
– Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận;
– Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án theo quy định.
2.Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp Cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết. 

        27. Khi nào Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án? Việc tiếp tục thi hành án được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Điều 49 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị.
Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
         Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án.
 Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây:
– Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;
– Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;
– Quyết định của Toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

          28. Những trường hợp nào Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án?
Trả lời:
Điều 50 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án trong những trường hợp sau đây:
1.Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
2. Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;
3.Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
4. Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác;
5. Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;
6. Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;
7. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;
8. Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên.
29. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án được thực hiện trong những trường hợp nào?
Trả lời:
Điều 54 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
1.Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án đối với tổ chức được thực hiện như sau:
– Trường hợp hợp nhất thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Trường hợp sáp nhập thì tổ chức sáp nhập tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia, tách phải xác định rõ cá nhân, tổ chức tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia, tách;
– Trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể phải thông báo cho Cơ quan thi hành án dân sự biết trước khi ra quyết định. Trường hợp quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị giải thể được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.
Trường hợp doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp thì nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải thể theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tài sản để thi hành án không còn do thực hiện quyết định giải thể trái pháp luật thì cơ quan ra quyết định giải thể phải chịu trách nhiệm thi hành phần nghĩa vụ của tổ chức bị giải thể tương ứng với tài sản đó.
– Trường hợp phá sản thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quyết định về phá sản;
– Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế.
30. Pháp luật quy định như thế nào về thứ tự thanh toán tiền thi hành án?
Trả lời:
Theo Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) việc thanh toán tiền thi hành án theo thứ tự như sau:
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:
– Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;
– Án phí, lệ phí Toà án;
– Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:
– Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự như trên; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
– Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán;
– Sau khi thanh toán, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.
3.Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền trích lại để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp trong trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá.
Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định.
4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
 
31. Người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền khiếu nại về thi hành án như thế nào?
Trả lời:
 Theo Điều 140 và Điều 143 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khi khiếu nại về thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các quyền sau đây:
– Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại.
– Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại.
– Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại.
– Được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó.
– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại, nếu có.
– Được khiếu nại tiếp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
– Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.
 
32. Người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ gì trong việc khiếu nại về thi hành án?
Trả lời:
 
Theo Điều 143 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các nghĩa vụ sau trong việc khiếu nại về thi hành án:
– Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
– Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo quy định.

33. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án được quy định như thế nào?
Trả lời:
 Theo Điều 142 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án được quy định như sau:
– Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
– Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau đây: Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
– Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây: Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây: Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp về quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành; Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
– Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp quân khu.
– Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây: Khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu; Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây: Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành; Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định.
 
34. Công dân có quyền tố cáo về thi hành án dân sự như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 154 và Điều 155 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Khi tố cáo trong thi hành án dân sự, công dân có các quyền sau đây: Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình; Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.

35. Công dân có nghĩa vụ gì trong việc tố cáo về thi hành án dân sự?
Trả lời:
Theo Điều 155 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) công dân có các nghĩa vụ sau trong việc tố cáo về thi hành án:
– Trình bày trung thực, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
– Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
 
36. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về thi hành án được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 157 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thẩm quyền giải quyết tố cáo về thi hành án được quy định như sau:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
– Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giải quyết.
– Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
 
37. Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 61 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
1.Người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng;
– Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
2. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
3. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án khi có một trong các điều kiện sau đây:
– Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần tư số tiền còn lại phải thi hành án;
– Hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần năm số tiền còn lại phải thi hành án nhưng tối đa không quá 50.000.000 đồng.
4. Người phải thi hành án đã tích cực thi hành được một phần án phí, tiền phạt nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục thi hành được phần nghĩa vụ còn lại hoặc lập công lớn thì được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại.
5. Người phải thi hành án quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ được xét miễn hoặc giảm một lần trong 01 năm đối với mỗi bản án, quyết định.
Quyết định thi hành án lần đầu là căn cứ để xác định thời hạn xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.

         38. Hỏi: Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong trường hợp nào và mức khấu trừ là bao nhiêu?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Theo thỏa thuận của đương sự;
–  Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
– Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Khoản 3 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự quy định mức khấu trừ như sau:Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác.
Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

          39. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 79 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án như sau:
1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.
Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.

40. Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 80 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định thu tiền của người phải thi hành án đang giữ như sau: Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.
 
41. Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 81 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ như sau: Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.
 
42. Việc thu giữ giấy tờ có giá được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 82 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định việc thu giữ giấy tờ có giá như sau:
1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án.
2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sựtheo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.
 
43. Tài sản nào của người phải thi hành án là cá nhân thì không được kê biên?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 87 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân không được kê biên:
– Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
– Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
– Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
– Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
– Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
– Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

44Việc kê biên được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Điều 88 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về thực hiện việc kê biên như sau:
1. Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
2. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.

          45Việc kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 90 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp như sau:
1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
          2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.

          46. Việc kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 91 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014)quy định kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ như sau:
Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án; trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.
Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.
 
47. Việc kê biên tài sản gắn liền với đất, kê biên hoa lợi được quy định như thế nào?
Trả lời:
 Điều 94 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về kê biên tài sản gắn liền với đất như sau: Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biênvà đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó.
          Điều 97 Luật Thi hành án dân sự quy định về kê biên hoa lợi như sau: Trường hợp người phải thi hành án có tài sản mang lại hoa lợi, Chấp hành viên kê biên hoa lợi đó để bảo đảm thi hành án. Đối với hoa lợi là lương thực, thực phẩm thì khi kê biên, Chấp hành viên phải để lại một phần để người phải thi hành án và gia đình họ sinh sống theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 87 của Luật này.

48. Việc kê biên nhà ở được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Điều 95 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về kê biên nhà ở như sau:
1. Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ởđể thi hành án.
2. Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
3. Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết.
Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.
4Việc kê biên nhà ở bị khoá được thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
 
49. Việc kê biên phương tiện giao thông được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Điều 96 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về kê biên phương tiện giao thông như sau:
1. Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có.
2. Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp.
Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông.
3. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.
4. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
 
50. Quyền sử dụng đất nào được kê biên, bán đấu giá để thi hành án và kê biên quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Trả lời:
 Điều 110 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định quyền sử dụng đất được kê biên, bán đấu giá để thi hành án như sau:
1. Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lýquyền sử dụng đất đó.
 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự quy định việc kê biên quyền sử dụng đất như sau:
1. Khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự.
2. Khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất.
3. Việc kê biên quyền sử dụng đất phải lập biên bản ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất được kê biên, có chữ ký của những người tham gia kê biên.
 
51. Việc giải toả kê biên tài sản được thực hiện trong trường hợp nào?
Trả lời:
Điều 105 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
1. Việc giải toả kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Đương sự thoả thuận về việc giải toả kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
– Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này;
– Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản;
– Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
2. Chấp hành viên ra quyết định giải toả kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này.

           52. Việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản đối với người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được quy định như thế nào?
          Trả lời:
       Điều 106 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản như sau:
1. Người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người mua, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những văn bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này cho người mua tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
3. Hồ sơ đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng gồm có:
– Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án dân sự;
– Bản sao bản án, quyết định;
– Quyết định thi hành án, quyết định kê biên tài sản;
– Văn bản bán đấu giá thành hoặc biên bản giao nhận tài sản để thi hành án;
– Giấy tờ khác có liên quan đến tài sản, nếu có.
4. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất mà không có giấy chứng nhận hoặc không thu hồi được giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà không có giấy tờ đăng ký hoặc không thu hồi được giấy tờ đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu.
Giấy tờ được cấp mới có giá trị thay thế cho giấy tờ không thu hồi được.

          53Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên được pháp luật thi hành án dân sự quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 112 Luật Thi hành án dân sự  (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định việc tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên như sau:
1.Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do người phải thi hành án quản lý, khai thác, sử dụng thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho người đó.
Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do tổ chức hoặc cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng thì tạm giao cho tổ chức, cá nhân đó.
2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này không nhận thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho tổ chức, cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng. Trường hợp không có tổ chức, cá nhân nào nhận thì cơ quan thi hành án dân sự tiến hành ngay việc định giá và bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Việc tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ:
– Diện tích, loại đất, vị trí, số thửa đất, số bản đồ;
– Hiện trạng sử dụng đất;
– Thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất;
– Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người được tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất.
4. Trong thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên, người được tạm giao không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất; không được sử dụng đất trái mục đích.

54. Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên?
Trả lời:
Điều 113 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên như sau:
1. Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau:
– Đối với tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyển tài sản thì Chấp hành viên hướng dẫn cho người có tài sản và người phải thi hành án thoả thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thoả thuận được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người có tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà họ đã ký kết với người phải thi hành án. Trường hợp này, trước khi xử lý quyền sử dụng đất, Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được đề nghị nhận quyền sử dụng đất về quyền được tiếp tục ký hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất;
– Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất.
Đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản;
– Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản.
2. Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án gắn liền với quyền sử dụng đất đã kê biên thì Chấp hành viên xử lý tài sản cùng với quyền sử dụng đất.
3. Đối với tài sản là cây trồng, vật nuôi ngắn ngày chưa đến mùa thu hoạch hoặc tài sản đang trong quy trình sản xuất khép kín chưa kết thúc thì sau khi kê biên, Chấp hành viên chỉ tiến hành xử lý khi đến mùa thu hoạch hoặc khi kết thúc quy trình sản xuất khép kín.
55. Hỏi: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định được pháp luật về thi hành án dân sự quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 118 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định như sau:
1. Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
2. Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên xử lý như sau:
– Trường hợp công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án chịu;
– Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

          56. Việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 119 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định như sau:
Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
 
57. Việc trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 126 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định việc trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự như sau:
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.
Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.
2. Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.
Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
3. Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật này.
Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.
4. Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.
Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Việc trả lại tiền tạm ứng án phí theo bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
 
58. Những hành vi nào bị coi là vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự?
Trả lời:
Điều 162 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự như sau:
1. Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
2. Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.
3. Không thực hiện công việc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định.
4. Có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
5. Tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản.
6. Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc cung cấp thông tin, giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng.
7. Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
10. Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
 
59. Việc xử phạt vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 164 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về xử phạt vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự như sau:
1. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và trình tự, thủ tục xử phạt cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
60. Việc xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 165 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về xử lý vi phạm như sau:
1. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
 

                                      Hàn Loan- Phó phòng nghiệp vụ Cục THADS Vĩnh Phúc
 

Download Tài liệu luật thi hành án 2019

 
 
Link dự phòng:

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);