10 ngành hiện có nguy cơ và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Việt Nam hiện nay

tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán? 10 ngành hiện có nguy cơ và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Mặc dù đầu vào cao và học khó. Theo Bộ Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) công bố ngày 24/12, cả nước có 225.500 người có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp, chiếm tới 20% số lao động thất nghiệp.

Chúng ta từ chỗ phổ cập phổ thông trên cả nước , sau một hồi thành phổ cập Thạc sỹ và Tiến sỹ . Sinh viên tốt nghiệp ra trường chất lượng kém, không phù hợp với thực tiễn sản xuất . tư duy của các nhà Giáo dục không biết đi về đâu . Quá giáo điều , phi thực tế. Học để làm , nhưng học xong không làm được đó chính là mấu chốt tại sao thất nghiệp
1. Ngành sư phạm
Đây là ngành học đã được Bộ GD&ĐT cảnh báo về tình trạng thừa nhân lực. Đặc biệt năm 2017 Bộ đã có quy chế riêng cho việc xét tuyển vào ngành này với những quy định khắt khe hơn trước. Theo thống kê mới nhất của Bộ thì hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và hơn 10.000 sinh viên ngành sư phạm sắp ra trường nhưng không có việc làm. Theo thống kê của xã hội thì đến năm 2018, lượng cử nhân sư phạm sẽ lên đến hơn 60.000 và đến năm 2020 sẽ có 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp. Vì vậy, thí sinh nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn theo học ngành này.

2. Ngành Kế toán – Kiểm toán
Theo khảo sát sàn giao dịch việc làm Hà Nội năm 2016, đây là một trong những ngành có lượng người tìm việc đông nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là quản trị kinh doanh (10,4%) và nhân sự (10%), tại HCM tỷ lệ tìm việc của nhóm này chiếm đến 30%. Nhưng cầu vượt quá cung nên mỗi ứng viên phải chọi với 90 đối thủ để có thể giành giật được một vị trí công việc trong ngành này. Như vậy, cứ 90 người thì có đến 89 người khó khăn trong việc ứng tuyển với nhóm ngành này.

3. Ngành Tài chính – Ngân hàng
Theo thống kê năm 2016 một khối lượng lớn cử nhân ngành này ra trường phải làm việc trái ngành đã học. Năm 2015, có 12.000 cử nhân thất nghiệp ngành này chiếm gần 50% cứ nhân tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng. Thời điểm hiện tại, tài chính trở thành nhóm nghề có nhiều người tìm việc nhất cả nước (21,9%), tiếp đến là Quản trị nhân sự (11,1%), Kế toán (10,5%)… Trong khi đó, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại.

4. Ngành quản trị kinh doanh
Theo kết quả thống kê 3 năm gần đây của Bộ giáo dục và đào tạo, quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đang kí mỗi năm. Các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự ngành này đều yêu cầu rất cao ở ứng viên. Rõ ràng rằng, điều các doanh nghiệp cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân đã qua đào tạo, do đó số lượng sinh viên bị doanh nghiệp từ chối sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm hướng đi phù hợp cho bản thân.

5. Ngành công nghệ môi trường
Đây là một ngành khoa học đòi hỏi 2 yếu tố kỹ thuật và nghiên cứu sâu. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học…Hiện tại với điều kiện kinh tế nước nhà còn hạn chế, xã hội còn thiếu sự quan tâm và cơ quan chủ quản thiếu chuyên nghiệp trong quản lý nên nhu cầu tuyển dụng ngành này rất ít. Vì vậy, đa số sinh viên tốt nghiệp ngành này đều làm trái nghề hoặc thất nghiệp.

6. Lịch sử
Lịch sử gần như đang ngày càng ít người lựa chọn theo học hoặc nghiên cứu chuyên sâu. Thực chất xã hội vẫn rất cần những nhà sử học chuyên nghiên cứu về các vấn đề trong quá khứ từ đó gợi mở tương lai, phân tích, đánh giá và chia sẻ những khám phá của mình cho cộng đồng. Nhưng đây là công việc nhiều khó khăn, thách thức và đòi hỏi phải có đam mê lớn. Hiện hầu hết cử nhân ngành này buộc phải tìm công việc khác để mưu sinh bởi không thể tìm được việc làm với tấm bằng Cử nhân Lịch sử.

7. Cử nhân tâm lý học
Với đầu vào thấp, nhiều thí sinh tìm kiếm tấm vé “vớt” vào đại học với ngành này. Tuy nhiên do chưa được đầu tư đúng hướng nhiều sinh viên thậm chí đã bỏ học ngang chừng khi chưa kết thúc chương trình học bởi quá hoang mang không biết tìm hướng ra như thế nào. Với xã hội hiện nay ở Việt Nam thì những chuyên gia giải quyết các vấn đề về tâm lý còn khá xa lạ. Vì vậy, nếu không thực sự hiểu về ngành thí sinh không nên vội vàng lựa chọn ngành tâm lý học.

8. Ngành công nghệ sinh học
Ngành công nghệ sinh học là một ngành khá thú vị dành cho những bạn yêu thích môn sinh vật. Bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú với nghề này vì sự ứng dụng đa dạng và thực tế của nó. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc ở Việt Nam là hiện nay việc đào tạo về ngành nghề này tại các trường ĐH chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Tình hình thực tế, sinh viên ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường đều rất khó đáp ứng yêu cầu của các cơ quan nghiên cứu nói riêng và các doanh nghiệp nói chung…

9. Ngành sân khấu điện ảnh
Rất nhiều bạn trẻ mơ ước được tỏa sáng trên bầu trời điện ảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có may mắn được trở thành diễn viên, đạo diễn nổi tiếng trong các bộ phim điện ảnh hoặc truyền hình. Để thành công với nghề này bạn phải có đam mê và sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ nhưng chưa chắc cái “duyên sân khấu” đã đến với bạn. Hiện có khá nhiều bạn trẻ học ngành này nhưng chưa thể kiếm được dù chỉ 1 vai diễn đầu đời.

10. Ngành kỹ sư xây dựng

Cả nước ta có khá nhiều ngành đào tạo ra kĩ sư xây dựng. Vậy nên, con số sinh viên ra trường không hề nhỏ hàng nghìn sinh viên ra trường. Với quá nhiều sinh viên ra trường, các công ty với yêu cầu rất cao là có kinh nghiệm. Các sinh viên mới ra trường không thể đáp ứng được nhu cầu cần kinh nghiệm như các công ty yêu cầu. Dưới đây là chia sẻ một bạn cử nhân ra trường với tấm bằng cử nhân ngành kỹ sư xây dựng.

Vì vậy, thí sinh muốn theo học ngành nào cần xem xét lại định hướng nghề nghiệp và nghiêm túc chuẩn bị hành trang, kiến thức, kỹ năng trong quá trình học để sẵn sàng ra thị trường.
Tổng hợp từ báo lao động và vnexpress

Bài viết liên quan về bảo hiểm thấp nghiệp:

Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 2018
Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 2018 tại TPHCM
10 ngành có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất Việt Nam hiện nay
Công thức tính lương bảo hiểm thất nghiệp mới nhất (update)
Thủ tục lĩnh và nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại TPHCM
Quy trình và cách lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);