Bảo hiểm thất nghiệp : Tổng hợp thủ tục và nơi đăng kí bảo hiểm thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, bảo hiểm thất nghiệp quận thủ đức, ✅các huyện lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu tphcm bảo hiểm thất nghiệp quận 7,bảo hiểm thất nghiệp quận gò vấp, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay ra sao, làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, bảo hiểm thất nghiệp quận 4,giờ làm việc của bảo hiểm thất nghiệp✅, bảo hiểm thất nghiệp quận tân bình
Nội dung chính:
Bảo hiểm thất nghiệp là gì ?
Theo quy định, bảo hiểm thất nghiệp được xác định là một biện pháp về vật chất giúp hỗ trợ một phần cho người lao động nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp của người lao động và trợ giúp kịp thời cho người lao động trong thời gian chưa tìm kiếm được việc làm mới và đồng thời tạo cơ hội cho người lao động học nghề, tìm kiếm công việc mới để ổn định đời sống.
Teo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.
Điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp cần đảm bảo các điều kiện quy định tại quy định tại điều 49 của Luật việc làm 2013 sau đây:
– Một là, đã chấm dứt hợp đồng lao động;
– Hai là, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, cụ thể như sau:
+ Nếu hợp đồng lao động là hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì: trong vòng 24 tháng trước thời điểm người lao động nghỉ việc thì phải đóng từ đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên;
Xem thêm: Định nghĩa bảo hiểm thất nghiệp là gì? Thế nào là bảo hiểm thất nghiệp?
+ Nếu hợp đồng lao động là hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ ba tháng đến dưới 12 tháng: trong vòng 36 tháng trước khi nghỉ việc, người lao động phải đóng từ đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên;
– Ba là, người lao động chưa có việc làm trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ;
– Bốn là, nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn luật định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong thời gian 03 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc.
Thứ hai, các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
– Người lao động được hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc do người lao động đơn phương chấm dứt trái quy định của pháp luật, tức là không đúng với các lý do quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012;
– Trong quá trình nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng bị hủy:
+ Người lao động chết;
+ Người lao động bị tạm giam hoặc bị tuyên án phải chấp hành hình phạt tù;
+ Công dân nam thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an;
+ Tham gia hoạt động học tập, trong đó có thời hạn tham gia khóa học từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Người lao động đi nước ngoài dưới dạng định cư hoặc xuất khẩu lao động;
+ Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc hoặc trường giáo dưỡng.
Bước 1: thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp:
Đọc quy định và giấy tờ cần chuẩn bị trong bài : Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp
1. Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
– Địa chỉ: 106/14D Điện Biên Phủ, P.17, quận Bình Thạnh (đi từ Hẻm 236 Điện Biên Phủ hoặc Hẻm 18 Nguyễn Cửu Vân). Điện thoại: 35147187
Người lao động liên hệ nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc nơi gần địa chỉ cư trú.
2. Các chi nhánh trực thuộc nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh | Địa điểm | Địa chỉ |
Quận 2 | Trường Cao Đẳng Nghề Thủ Thiêm | Địa chỉ: 145 Lê Văn Thịnh, Phường Bình Trưng Đông, Quận 2. Điện thoại: (08) 37431373 |
Quận 4 | Trung tâm dạy nghề Quận 4 | Địa chỉ: 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4 Điện thoại: (08) 39415841 |
Quận 6 | Trung tâm dạy nghề quận 6 | Địa chỉ: 743/34 đường Hồ Bàng, Phường 6, Quận 6 Điện thoại: (08) 39600050 |
Quận 12 | Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Q. 12 | Địa chỉ: 592 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 Điện thoại: 08.38837791 |
Huyện Củ Chi | Sân tập lái xe Trung An | Địa chỉ: 108 Đường 458,Ấp Thạnh An,Xã Trung An, Huyện Củ Chi Điện thoại: (08) 37975424, 38928259 |
Quận Tân Bình | Trung tâm dạy nghề Tân Bình | 456 Trường Chinh, P.13, Q. Tân Bình |
Quận Thủ Đức | chi nhánh nhận hồ sơ BHTN quận Thủ Đức | Địa chỉ: 48/43 đường Chương Dương, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức Điện thoại: (08) 38969021 |
Trình tự thủ tục liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp
Thứ nhất, Đối với các trường hợp đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Hồ sơ bao gồm:
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong cácgiấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội đã được cơ quan BHXH Quận/Huyện/Thànhphố chốt thời gian đóng BHTN, BHXH (bản chính và bản photo)
4. Chứng minh nhân dân (bản photo). Không cần công chứng
Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại quầy số 1 hoặc quầy số 2 hoặc quầy số 3 phòng bảo hiểm thất nghiệp theo số thứ tự.
Sau khi nộp hồ sơ xong bạn nhận lại phiếu hẹn trả kết quả và đến quầy số 8 làm thủ tục mở thẻ ATM ngân hàng Đông Á.
Thứ hai, Đối với các trường hợp đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bạn chuẩn bị hồ sơ gồm:
+Phiếu hẹn trả kết quả.
+Chứng minh nhân dân bản chính/hộ chiếu.
Nhận quyết định tại quầy số 4 hoặc số 5 phòng bảo hiểm thất nghiệp theo số thứ tự.
Thứ ba, Đối với các trường hợp đến thông báo việc làm.
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Phụ lục ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.
- Thông báo về việc tìm kiếm việc làm.
- Chứng minh nhân dân bản chính.
- Nộp tờ thông báo về việc tìm việc làm tại sàn giao dịch việc làm theo số thứ tự.
Chú ý:
Bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là đã thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm khi đã ghi đúng và đầy đủ các nội dung trong thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm và chịu trách nhiệm về nội dung thông báo.
Bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.
Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp và không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng bị tạm dừng.
Mức trợ cấp thất nghiệp hiện nay
Trong đó, tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định:
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Như vậy: Căn cứ quy định trên thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng của NLĐ nhận trợ cấp thất nghiệp năm 2021 cụ thể như sau:
– Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng bằng 05 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Trong đó, mức lương cơ sở năm 2021 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP, cụ thể là 1.490.000 đồng/tháng.
Nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 5.0 x 1.490.000 đồng/tháng = 7.450.000 đồng/tháng.
– Đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Trong đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ tương ứng như sau:
+ Mức hưởng tối đa tại vùng I là 22.100.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng II là 19.600.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng III là 17.150.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng IV là 15.350.000 đồng/tháng.
Nơi lãnh Bảo hiểm thất nghiệp quận✅ Các quận ở sài gòn
1. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 1
2. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 2
3. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 3
4. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 4
5. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 5
6. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 6
7. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 7
8. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 8
9. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 9 -trung tâm bảo hiểm thất nghiệp quận 9
10. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 10
11. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 11
12.Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận 12
13. Bảo hiểm thất nghiệp quậnQuận Thủ Đức
14. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận Bình Thạnh
15.Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận Gò Vấp
16. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận Phú Nhuận
17. Bảo hiểm thất nghiệp quận Quận Tân Phú
18. Quận Bình Tân
19. Quận Tân Bình
20. Huyện Nhà Bè
21. Huyện Bình Chánh
22. Huyện Hóc Môn
23. Huyện Củ Chi
24. Huyện Cần Giờ
Hướng dẫn tra cứu kết quả bảo hiểm xã hội qua bưu điện tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Bước 1: Truy cập http://
Nhập mã đơn vị bảo hiểm do BHXH cấp, có thể tùy chỉnh thời gian xử lý hồ sơ hoặc để trống
Ví dụ kết quả trả ra sau khi Tra cứu
Nhấp vào hồ sơ mà bạn muốn tra cứu để lấy số hiệu, được kết quả
Tương tự, bạn có thể thực hiện tra cứu kết quả hồ sơ nộp qua bưu điện bằng mã vận đơn mà bạn có để xem hồ sơ đã đến đúng nơi cần đến hay chưa.
Bài viết liên quan về bảo hiểm thấp nghiệp:
Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 2018
Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 2018 tại TPHCM
10 ngành có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất Việt Nam hiện nay
Công thức tính lương bảo hiểm thất nghiệp mới nhất (update)
Thủ tục lĩnh và nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại TPHCM
Quy trình và cách lĩnh bảo hiểm thất nghiệp
Còn việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?