Thi vào ngân hàng cần học những gì ?

Thi vào ngân hàng cần học những gì ? Được tuyển dụng vào làm ở một Ngân hàng nào đó là ước mơ lớn không chỉ riêng ai. Có thể thấy, Ngân hàng là một trong những loại hình doanh nghiệp tuyển dụng công khai, minh bạch nhất đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để đỗ được vào Ngân hàng, đặc biệt là những Ngân hàng lớn không dễ. Không ít bạn đọc bài lần từng vài lần thất bại, thậm chí có người đến vài chục lần. Lần thì không qua được vòng gửi xe, CV bị loại ngay từ đầu, lần thì “tạch” vòng thi viết, lần thì cố gắng qua được vòng cv, thi viết, đến được “trận chung kết” – phỏng vấn với hi vọng tràn trề, chắc thắng tới 80%. Vậy thi vào ngân hàng thì cần học những gì ? Dưới đây là một số lời khuyên của mình về ngành này.

Thi vào ngân hàng cần học những gì ?
Thi vào ngân hàng cần học những gì ?

Chuyên ngành tài chính ngân hàng

Ngành tài chính ngân hàng thì có rất nhiều trường đại học đào tạo, nhưng nổi tiếng nhất có thể kể đến đó là Đại học Ngân hàng TP.HCM, đây là trường đại học chuyên đào tạo những cử nhân ngành ngân hàng hàng đầu cả nước. Ở ngôi trường này, bạn sẽ được đào tạo một cách bài bản những kiến thức có liên quan đến ngành ngân hàng. Ngoài ra nếu bạn tốt nghiệp loại khá trở lên, có tiếng Anh tốt thì chắc chắn sẽ có được một công việc thật tốt ở những ngân hàng lớn, ngân hàng quốc tế. Ngoài trường đại học Ngân hàng ra thì các trường kinh tế lớn khác như là Đại học Kinh tế, Đại học Ngân hàng, Đại học Tài chính – Marketing,… đều là những trường đại học có uy tín trong việc đào tạo các sinh viên chuyên ngành tài chính – ngân hàng.

Học trái ngành nhưng vẫn muốn làm ngân hàng

Xu hướng bây giờ nhiều bạn học một ngành nhưng lại ra làm khác ngành là chuyện hoàn toàn bình thường. Thậm chí nếu bạn không học từ những trường đại học chuyên về ngành tài chính ngân hàng thì cũng không sao, chỉ cần bạn có đam mê, trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết là hoàn toàn có thể chinh phục được ngành ngân hàng rồi.

Thực chất nghiệp vụ ngân hàng không đến nỗi phức tạp, nếu bạn chỉ làm ở những vị trí quan hệ khách hàng cá nhân hoặc là khách hàng doanh nghiệp. Chỉ cần bạn nắm được vững vàng những nghiệp vụ cơ bản để có thể thuyết phục khách hàng là được. Còn nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên phân tích tài chính hay là ở những mảng cao cấp khác thì chắc chắn nghiệp vụ ngân hàng là không thể thiếu.

Những vị trí ứng tuyển

Chuyên viên kinh doanh

Chuyên viên kinh doanh là người đảm nhiệm các công việc sau:

– Thực hiện theo dõi, quản lý toàn bộ các danh mục tài sản kinh doanh của công ty.

– Tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa ra những kế hoạch, phương án liên quan đến kinh doanh phù hợp với các tài sản trong danh mục chịu trách nhiệm quản lý.

– Là người xây dựng các gói sản phẩm liên quan đến tài sản kinh doanh, đưa ra chi phí phù hợp nhất cho sản phẩm.

– Lên các kế hoạch và triển khai thực hiện bán các sản phẩm ra thị trường.

– Liên tục tìm kiếm những nguồn lực, cơ hội mới trong lĩnh vực kinh doanh tài sản cho công ty.

– Phát triển khách hàng và quản lý các đối tượng khách hàng.

– Lập các báo cáo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của cấp trên.

Giao dịch viên tại ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng là những người sẽ làm những công việc chính sau:

– Làm việc tại các quầy giao dịch, trực tiếp trao đổi và đáp ứng những yêu cầu giao dịch của khách hàng.

– Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tư vấn các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

– Làm công việc kế toán giao dịch, kho quỹ.

– Là người mở và quản lý các khoản tiền gửi, gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm, khoản tiền nhận của khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp.

– Thực hiện hạch toán các chứng từ phát sinh, chịu trách nhiệm về các giao dịch thực hiện.

– Làm công việc chuyển tiền thanh toán trong nước, thanh toán tín dụng, thu đổi ngoại tệ,…

– Tư vấn, xử lý và giải quyết các vấn đề về khiếu nại của khách hàng trong phạm vi cho phép và phải bảo mật những thông tin của khách hàng.

Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp

– Đây là những người sẽ trực tiếp phỏng vấn, đưa ra những câu hỏi điều tra khách hàng để thu thập những thông tin cần thiết, quan trọng.

– Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp còn là người sẽ căn cứ vào quy trình nghiệp vụ, những quy định cũng như kinh nghiệm để tiến hành thẩm định các hồ sơ của khách hàng, phát hiện ra những sai sót để kịp thời xử lý, xác định các mức cho vay, mức thanh toán và bảo lãnh hợp lý.

– Bên cạnh đó, chuyên viên khách hàng doanh nghiệp còn phải phối hợp với chuyên viên phân tích – hỗ trợ kinh doanh để đưa ra các mức định giá sản phẩm đảm bảo nhất.

Kiểm soát viên kế toán

Kiểm soát viên kế toán là một vị trí quan trọng trong ngân hàng, đảm nhiệm các công việc sau:

– Thực hiện kiểm soát trước và sau khi hạch toán các chứng từ kế toán liên quan như tiết kiệm, chuyển khoản, các vấn đề về tài khoản, thu đổi ngoại tệ,…

– Kiểm soát tất cả các chứng từ trên hệ thống máy tính.

– Làm các công việc kế toán cuối ngày, tuần, tháng, quý, năm, đối chiếu với toàn bộ sổ sách của các bộ phận để chuẩn bị cho việc khóa sổ sách kế toán.

– Bên cạnh đó, kiểm soát viên kế toán cũng hỗ trợ hướng dẫn, giải thích và thu thập những thông tin quan trọng từ khách hàng để nâng cao nghiệp vụ, chất lượng của công tác kế toán cũng như công việc của cả bộ phận.

Ngoài ra, tốt nghiệp ngành ngân hàng bạn còn có thể xin làm các vị trí như: Nhân viên tiếp thị POS, nhân viên dịch vụ khách hàng, nhân viên sales, chuyên viên thẻ tín dụng bán lẻ,…

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);