Giải 3 bài tập lớn theo đề thi BIDV mới nhất

 Giải 3 bài tập lớn theo đề thi BIDV . 3 Bài tập Lớn theo Đề thi của BIDV  này được anh Nguyễn Hải Phong giải năm 2017. Về quan điểm cá nhân & đánh giá tổng thể, tác giả cho rằng Đề thi năm nay KHÔNG HỀ KHÓ, so với năm 2016.

 

Giải 3 bài tập lớn theo đề thi BIDV mới nhất

 

1/ Ở bài tập 1 về Trái phiếu Ngân hàng
Câu 1: Nếu Khách hàng cầm cố trái phiếu để vay, thì khi đáo hạn, KH phải trả số tiền = Gốc vay + Lãi phát sinh
+ Lãi phát sinh phải tính theo số ngày vay thực tế từ 16/10 -> 15/11 là 30 ngày
+ Lãi suất tính theo Lãi vay là 0.95%/tháng

Câu 2: Nếu KH cầm cố trái phiếu thì khi đáo hạn KH còn lại số tiền = Tổng số tiền Trái phiếu mà KH nhận được khi đáo hạn – Tổng số tiền vay cầm cố mà KH phải trả khi đáo hạn

Câu 3: Nếu KH chấp nhận chiết khấu => Số tiền KH nhận được là V = C – E – H
+ Với C là Giá trị Trái phiếu = Mệnh giá + Lãi đáo hạn
+ Với E là Tiền lãi chiết khấu = C*t*i/30
+ Với H là Hoa hồng phí = 0

Câu 4: Nếu KH chấp nhận Chiết khấu => Số tiền KH còn lại sau khi sử dụng tiền = Số tiền KH nhận được (V) – 200 triệu vay

Câu 5: Lựa chọn Vay Cầm cố Trái phiếu do Số tiền còn lại nhiều hơn & Lãi vay ít hơn

2/ Ở bài tập 2 về Công ty Hải Thanh
Rất nhiều bạn sa đà vào việc Xác định Lãi vay, Gốc vay, Cách thức trả gốc lãi => Thậm chí “chửi thằng ra đề” 😀

Tuy nhiên, toàn bộ các bài cho Chi phí sử dụng Vốn chủ sở hứu và Chi phí sử dụng vốn vay=> Là yếu tố xác định WACC khi dự án sử dụng 1 phần VỐn vay & 1 phần Vốn tự có
=> WACC = Wd*Kd*(1-T) + We*Ke

MIRR là phần câu hỏi đã xuất hiện trong Đề thi năm 2016, các bạn đã học thì phải làm được.

3/ Ở bài tập về Công ty May K
Sai lầm lớn nhất là khi cho vào Dòng tiền, rất nhiều người ghi nhận SAI về Doanh thu & Chi phí.

Đề bài nó cho hiện đang sở hữu 150 máy may & Doanh thu hiện tại 210.000 USD để làm gì?
=> Để các bạn tính toán phần chênh lệch sau khi đầu tư thêm để ra được Doanh thu & Chi phí TĂNG THÊM của Dự án.

Thực sự quá tiếc nếu bạn rối & không để ý ở phần này.

Về tính IRR, nếu đề bài không cho thêm, bạn tự lấy r1 = WACC và r2>r1 là 5% là sẽ tính ra bài tập.
——————————
ĐÁP ÁN NHƯ SAU:
BÀI 1: Công ty Bình Minh với Trái phiếu Chính phủ
– Nếu Cầm cố Trái phiếu, Khi đáo hạn KH phải trả số tiền = 201.9 triệu
– Nếu Cầm cố Trái phiếu, Khi đáo hạn KH còn lại số tiền = 80.05 triệu
– Nếu KH chấp nhận Chiết khấu, Số tiền KH nhận được là: 279.41 triệu
– Nếu KH chấp nhận Chiết khấu, số tiền KH còn lại sau khi sử dụng tiền = 79.41 triệu
– Lựa chọn Vay cầm cố

BÀI 2: Công ty Hải Thanh với Dự án 750.000 USD
– IRR = 21.37%
– Thời gian hoàn vốn = 2.16 năm
– Thời gian hoàn vốn = 2.81 năm
– NPV = 50.628,47 USD
– MIRR = 19.96%

BÀI 3: Công ty may K
– Dòng tiền đều Sai
– IRR = 15.28%
– WACC = 11.33%
– NPC = 8.283,76 USD
– Phát biểu 4& 5 là CHÍNH XÁC

Chúc Anh chị em may mắn!

Chú ý BIDV 2021:

1. Về IQ

  1. Nắm thật chắc các Nguyên tắc quy đổi từ Chữ -> Số nếu gặp phải các câu hỏi IQ chữ.
  2. Với riêng IQ số, cần nắm rõ Nguyên tắc cộng/trừ/nhân/chia liên tục các chữ số. Đặc biệt, trường hợp các câu hỏi đưa ra các số theo thứ tự tăng/giảm liên tục, bất thường, hãy xác định theo từng cặp số để làm.
  3. Với IQ hình ảnh, đề thi 2017 & 2018 tập trung rất nhiều vào dạng: Nếu từ hình 1 chuyển thành hình 2, thì hình 3 chuyển thành hình 4 là hình nào? Hãy để ý cả mối quan hệ đối xứng của hình 2 & hình 3.
  4. Các câu hỏi về IQ tính toán ở mức độ trung bình, không khó, bình tĩnh làm CHẮC CHẮN sẽ ra.


2. Về Kiến thức chung

Đề thi sẽ chỉ tập trung vào nội dung Kinh tế Vĩ mô, ở các nội dung sau:

  1. Các kiến thức về GDP, GNP:
  2. Lãi suất Danh nghĩa & Lãi suất thực:
  3. Chính sách Tài khóa: Mở rộng & Thu hẹp áp dụng trong trường hợp nào?
  4. Chính sách Tiền tệ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Hoạt động trên thị trường mở. Chú ý Chính sách tiền tệ nới lỏng và thắt chặt & Phạm vi áp dụng.
  5. Mô hình IS-LM: Tác động của Chính sách Tài khóa & Chính sách Tiền tệ.
  6. Lạm phát & Thất nghiệp: Nguyên nhân gây ra Lạm phát (Rất hay hỏi) – Phân tích nguyên nhân lạm phát do Cầu, Cung. Biện pháp giảm Lạm phát
  7. Đường cong Philips:

Trên đây là 7 vấn đề trọng tâm thường xuất hiện trong 10 câu hỏi về Kiến thức chung.

3. Về Nghiệp vụ với Quản lý Khách hàng

Dự kiến sau khi điều chỉnh, số lượng câu hỏi Nghiệp vụ sẽ khoảng 20 câu, tập trung vào:

  1. Nghiệp vụ Cho vay: Nắm vững Thông tư 39/2016, đặc biệt các Nội dung liên quan đến: Nhu cầu không được vay vốn; Lãi suất khi quá hạn; Phương thức Cho vay & Loại hình Cho vay chính. Mấy cái Phương thức như Cho vay tuần hoàn, Cho vay lưu vụ thì BỎ, không cần học.
  2. Nghiệp vụ Tín dụng: Căn cứ theo Luật các TCTD số 47/2010 & Sửa đổi Luật TCTD năm 2018. Các kiến thức trọng tâm gồm: Đối tượng không đảm nhiệm/không cùng đảm nhiệm chức vụ; Giới hạn cấp Tín dụng; Công y con/Công ty liên kết; Cổ đông lớn..
  3. Nghiệp vụ về Biện pháp bảo đảm: Căn cứ theo Nghị định 102/2017 về Đăng ký BIện pháp bảo đảm. Kiến thức trọng tâm gồm: 1/ Các giao dịch cần đăng ký biện pháp bảo đảm; 2/ Hiệu lực biện pháp bảo đảm. Câu này thì nói luôn, năm nào cũng thi.
  4. Thông tư 36/2014 về Giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động TCTD: Nội dung Quan trọng, ƯA THÍCH của BIDV & Vietcombank. Chào mừng bạn đến với phần kiến thức cực kỳ khô khan và nhàm chán. Ấy vậy mà, năm nào nó cũng thi.
  5. Nghiệp vụ về Luật Doanh nghiệp 2015: Chú ý các loại hình Doanh nghiệp; Người đại diện pháp luật từng loại hình; Loại hình nào được phát hành Cổ phiếu/Trái phiếu. Phần này, tương tự, món ăn ƯA THÍCH của BIDV & Vietcombank.
  6. Nghiệp vụ về Tài chính Doanh nghiệp: Tôi bảo này, học cho thật kỹ “cái A nằm trong khoản mục nào của Bảng CĐKT”, các nội dung về Vốn lưu động ròng, Nhu cầu VLĐ. Ý nghĩa của các chỉ số Tài chính. Phần này năm nào cũng thi các nội dung trên.
  7. Nghiệp vụ về Tài trợ dự án: Đừng quên các kiến thức về NPV, IRR. Các phần câu hỏi này không khó, tuy nhiên, thường xuyên gặp trong các năm.

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Giải 3 bài tập lớn theo đề thi BIDV mới nhất

  1. Pingback: Belcampo scandal

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);