Đề thi trắc nghiệm luật tổ chức chính quyền địa phương có đáp án – Phần 1

Tổng hợp đề thi trắc nghiệm luật tổ chức chính quyền địa phương có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Luật to chức chính quyền địa phương, Trắc nghiệm Luật to chức chính quyền địa phương có đáp án, Luật tổ chức chính quyền địa phương pdf, Trắc nghiệm Luật tổ chức Tòa án, Trắc nghiệm Luật to chức chính quyền địa phương 19 6 2015, Trắc nghiệm Luật cán bộ, công chức, Trắc nghiệm Luật chính quyền địa phương 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương,

Tổng hợp đề thi trắc nghiệm luật tổ chức chính quyền địa phương có đáp án
Tổng hợp đề thi trắc nghiệm luật tổ chức chính quyền địa phương có đáp án

ĐỀ SỐ 1: LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Câu 1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 là:
A. Luật số 77/2015/QH13 B. Luật số 76/2015/QH13
C. Luật số 75/2015/QH13 D. Luật số 74/2015/QH13

Câu 2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 được thông qua ngày: A. 18/06/2015 B. 19/06/2015
C. 18/05/2015 D.19/05/2015
Câu 3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực thi hành ngày:
A. 30/12/2015 B. 31/12/2015
C. 01/01/2016 D. 01/01/2017
Câu 4. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về vấn đề gì ?
A. Đơn vị hành chính
B. Tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 5. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 nước CHXHCN Việt Nam có mấy đơn vị hành chính
A. 03 B. 04 C. 05 D. 06
Câu 6. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, nước CHXHCN Việt Nam có mấy loại đơn vị hành chính cấp tỉnh
A. 03 B. 04 C. 05 D. 06
Câu 7. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, nước CHXHCN Việt Nam có mấy loại đơn vị hành chính cấp huyện
A. 03 B. 04 C. 05 D. 06
Câu 8. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, nước CHXHCN Việt Nam có mấy loại đơn vị hành chính cấp xã
A. 03 B. 04 C. 05 D. 06

Câu 9. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại nào ?
A. Loại I B. Loại II C. Loại III D. Loại đặc biệt
Câu 10. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, cơ quan nào quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính ?
A. Bộ Nội vụ B. Uỷ ban thường vụ quốc hội
C. Chính phủ D. Quốc hội
Câu 11. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phù hợp với đặc điểm ?
A. Nông thôn, đô thị
B. Hải đảo
C. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 12. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Chính quyền địa phương đô thị gồm ?
A. Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn.
B. Chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn.
C. Chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn.
D. Chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, xã, thị trấn.
Câu 13. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương gồm có mấy nguyên tắc ?
A. 03 B. 04 C. 05 D. 06

Câu 14. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Hội đồng nhân dân làm việc theo nguyên tắc nào ?
A. Hiện đại, minh bạch
B. Chịu sự giám sát của nhân dân
C. Chế độ hội nghị và quyết định theo đa số
D. Chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Câu 15. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Ủỷ ban nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào ?
A. Hiện đại, minh bạch
B. Chịu sự giám sát của nhân dân
C. Chế độ hội nghị và quyết định theo đa số
D. Chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Câu 16. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Ủỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trước ai ?
A. Nhân dân địa phương
B. Hội đồng nhân dân cùng cấp
C. Cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
D. Tất cả đều đúng
Câu 17. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, số lượng cụ thể của các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do ai quy định ?
A. Hội đồng nhân dân C. Chính phủ
B. Thường trực Hội đồng nhân dân D. Ủy ban thường vụ Quốc hội
Câu 18. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của cơ quan nào ?
A. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh C. Thường trực HĐND cấp tỉnh
B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh D. Bộ Nội vụ

Câu 19. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của cơ quan nào ?
A. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh C. Thường trực HĐND cấp tỉnh
B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh D. Bộ Tài Chính
Câu 20. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Sở giáo dục và đào tạo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của cơ quan nào ?
A. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh C. Thường trực HĐND cấp tỉnh
B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh D. Bộ giáo dục và đào tạo

ĐỀ SỐ 2: LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Câu 1. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Sở giáo dục và đào tạo chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan nào ?
A. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh C. Thường trực HĐND cấp tỉnh
B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh D. Bộ giáo dục và đào tạo
Câu 2. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan nào ?
A. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh C. Thường trực HĐND cấp tỉnh
B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh D. Bộ Nội vụ
Câu 3. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, nhiệm kỳ mỗi khóa của Hội đồng nhân dân là
A. 03 năm B. 04 năm C. 05 năm D. 06 năm
Câu 4. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Chậm nhất bao nhiêu ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
A. 30 ngày B. 45 ngày C. 60 ngày D. 90 ngày
Câu 5. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do cơ quan nào quyết định ?
A. Quốc Hội C. Chủ tịch Quốc hội
B. Uỷ ban thường vụ Quốc hội D. Uỷ ban pháp luật Quốc hội
Câu 6. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do cơ quan nào đề nghị ?
A. Quốc Hội C. Chủ tịch Quốc hội
B. Uỷ ban thường vụ Quốc hội D. Uỷ ban pháp luật Quốc hội
Câu 7. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở mấy nguyên tắc ?
A. 04 B. 05 C. 06 D. 07

Câu 8. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ ……… của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp. Hãy điền vào từ còn thiếu ?
A. Báo cáo thông tin C. Thông báo tình hình
B. Cung cấp thông tin D. Dân chủ cơ sở
Câu 9. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, chính quyền địa phương tỉnh là cấp chính quyền địa phương gồm có:
A. Hội đồng nhân dân
B. Hội đồng nhân dân và Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt nam
C. Ủỷ ban nhân dân và Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt nam
D. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Câu 10. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, chính quyền địa phương tỉnh có mấy nhiệm vụ và quyền hạn ?
A. 04 B. 05 C. 06 D. 07
Câu 11. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống thì được bầu bao nhiêu đại biểu HĐND tỉnh ?
A. 45 B. 50 C. 75 D. 80\
Câu 12. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Tỉnh miền núi, vùng cao có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm bao nhiêu dân là được bầu thêm 1 Đại biểu HĐND tỉnh ?
A. 45.000 dân B. 50.000 dân C. 55.000 dân D. 60.000 dân
Câu 13. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Tỉnh miền núi, vùng cao thì được bầu tối đa bao nhiêu đại biểu HĐND tỉnh
A. 45 B. 50 C. 75 D. 85
Câu 14. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Tỉnh không phải miền núi, vùng cao thì có bao nhiêu dân trở xuống thì được bầu 50 đại biểu HĐND tỉnh ?
A. 700.000 dân B. 800.000 dân C. 900.000 dân D. 1.000.000 dân

Câu 15. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Tỉnh không phải miền núi, vùng cao có trên một triệu dân thì cứ thêm bao nhiêu dân là được bầu thêm 1 Đại biểu HĐND tỉnh ?
B. 50.000 dân C. 55.000 dân D. 60.000 dân D. 70.000 dân
Câu 16. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Tỉnh không phải miền núi, vùng cao thì được bầu tối đa bao nhiêu đại biểu HĐND tỉnh
A. 45 B. 50 C. 75 D. 85
Câu 17. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có bao nhiêu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ?
A. 01 B. 02 C. 03 D. 04
Câu 18. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có bao nhiêu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ?
A. 01 B. 02 C. 03 D. 04
Câu 19. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, HĐND tỉnh thành lập các ban nào ?
A. Ban Pháp chế, Ban Kinh tế – ngân sách, Ban Văn hóa – xã hội
B. Ban Pháp chế, Ban Kinh tế – đô thị, Ban Văn hóa – xã hội
C. Ban Pháp chế, Ban Kinh tế – đô thị, Ban Văn hóa – tôn giáo
D. Ban Pháp chế, Ban Kinh tế – ngân sách, Ban Văn hóa – tôn giáo
Câu 20. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do cơ quan nào quyết định
?
A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội B. Hội đồng nhân dân tỉnh
C. Thường trực HĐND tỉnh D. Chính phủ

ĐỀ SỐ 3: LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Câu 1. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có mấy Phó Trưởng ban ?
A. 0 B. 01 C. 02 D. 03
Câu 2. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt không động chuyên trách thì Ban có mấy Phó Trưởng ban ?
A. 0 B. 01 C. 02 D. 03
Câu 3. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do ai quyết định ?
A. Bộ Nội vụ B. Quốc hội
C. Uỷ ban thường vụ Quốc hội D. Thường trực HĐND tỉnh
Câu 4. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, vấn đề nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh
A. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn tỉnh;
B. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
C. Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh;
D. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện;

Câu 5. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, vấn đề nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh
A. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
B. Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ;
C. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật.
D. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Câu 6. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, vấn đề nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh
A. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền;
B. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định của pháp luật;
C. Quyết định các nội dung liên quan đến phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; các khoản đóng góp của Nhân dân; quyết định việc vay các nguồn vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật;
D. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

Câu 7. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh gồm:
A. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
B. Các cơ quan chuyên môn và toàn bộ cán bộ, công chức của UBND tỉnh
C. Chủ tịch UBND tỉnh
D. Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các Ủy viên.
Câu 8. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, UBND tỉnh loại I có tối đa bao nhiêu Phó Chủ tịch UBND ?
A. 04 B. 05 C. 06 D. 07
Câu 9. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, UBND tỉnh loại II, loại III có tối đa bao nhiêu Phó Chủ tịch UBND ?
A. 03 B. 04 C. 05 D. 06
Câu 10. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, UBND tỉnh có mấy nhiệm vụ và quyền hạn ?
A. 07 B. 08 C. 09 D. 10
Câu 11. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, vấn đề nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh ?
A. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
B. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
C. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ;
D. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.

Câu 12. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh có mấy nhiệm vụ và quyền hạn ?
A. 08 B. 09 C. 10 D. 11
Câu 13. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, chính quyền địa phương cấp huyện có mấy nhiệm vụ và quyền hạn ?
A. 05 B. 06 C. 07 D. 08
Câu 14. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu bao nhiêu đại biểu HĐND cấp huyện ?
A. 30 B. 35 C. 40 D. 45
Câu 15. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có trên 40.000 dân thì thêm bao nhiêu dân được bầu 1 đại biểu HĐND cấp huyện
A. 4.000 dân B. 5.000 dân C. 6.000 dân D. 7.000 dân
Câu 16. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, huyện KHÔNG PHẢI miền núi, vùng cao, hải đảo thì được bầu 30 đại biểu khi có bao nhiêu dân cư ?
A. 70.000 dân trở xuống B. 80.000 dân trở xuống
C. 90.000 dân trở xuống D. 100.000 dân trở xuống
Câu 17. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, huyện KHÔNG PHẢI miền núi, vùng cao, hải đảo thì thêm bao nhiêu dân thi được bầu thêm 1 đại biểu HĐND cấp huyện
A. 7.000 dân C. 10.000 dân
B. 13.000 dân D. 15.000 dân
Câu 18. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, đối với HĐND cấp huyện thì được bầu tối đa bao nhiêu đại biểu ?
A. 30 B. 35 C. 40 D. 45
Câu 19. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do cơ quan nào quyết định ?
A. HĐND cấp tỉnh B. Thường trực HĐND cấp tỉnh
C. Quốc hội D. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Câu 20. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên tối đa có thể bầu được bao nhiêu đại biểu ?
A. 30 B. 35 C. 40 D. 45

 

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);