Một số lưu ý CẦN phải biết khi làm Bài tập GTGT – Thi Công Chức Thuế 2020

Một số lưu ý cần phải biết khi làm Bài tập GTGT 2020  – Thi Công Chức Thuế 

 

Bạn nào đã học xong Luật thuế GTGT và đọc qua thông tư thuế GTGT thì tham khảo bài viết này để làm bài tập thuế GTGT nhé.

Không quá khó để hoàn thành một bài tập về thuế GTGT nếu so sánh với bài tập về thuế TNDN và thuế TNCN sẽ trao đổi ở phần tiếp sau. Khi làm bài tập thuế GTGT, chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau :

1.Đối tượng chịu thuế :
Điểm mấu chốt là phân biệt rõ sự khác nhau giữa các đối tượng đầu ra không chịu thuế GTGT, không phải kê khai và nộp thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT (0%, 5%, 10%).
– Đối với đối tượng đầu ra không chịu thuế : không được khấu trừ toàn bộ đầu vào cho hoạt động liên quan. Lưu ý một số mặt hàng hay hỏi :
Thóc, muối, hạt giống, con giống, vàng dạng thỏi, dạng miếng và vàng chưa chế tác, sản phẩm nhân tạo : nạng gỗ, xe lăn …

– Đối với đối tượng đầu ra không phải kê khai, nộp thuế : được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào. Lưu ý trường hợp : Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành (cũng nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ) các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã (ở khâu kinh doanh thương mại) không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

– Đối với đối tượng đầu ra chịu thuế GTGT : được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào.
+ 0% cho hầu hết hàng xuất khẩu (trừ một số trường hợp như : tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến, xăng dầu bán cho xe ô tô trong khu phi thuế quan, xe ô tô trong khu phi thuế quan, dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan như cho thuê hội trường, văn phòng, kho bãi, đưa đón công nhân…)
+ 5% lưu ý một số mặt hàng hay hỏi : đường, phân bón, thiết bị, dụng cụ y tế, sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến, thực phẩm tươi sống ở khâu thương mại.
+ 10% các mặt hàng không nằm trong các quy định trên.
Liên quan đến vấn đề này, ngoài việc phân loại dữ liệu để chia thuế GTGT đầu vào theo đối tượng đầu ra, trong bài tập thường rất hay đưa ra các tình huống dùng chung như NVL, TSCĐ, Chi phí quản lý … cho sản xuất kinh doanh cả mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế, trong trường hợp này phải lưu ý :

– Phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của NVL, chi phí quản lý …. dùng chung trên cở sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế trên tổng doanh thu (hàng tháng tạm phân bổ, đến cuối năm tính lại).

– Đối với thuế GTGT của tài sản cố định dùng chung, chia làm 2 giai đoạn :
+ Từ năm 2013 trở về trước : được khấu trừ toàn bộ.
+ Từ năm 2014, thuế GTGT của TSCĐ dùng chung phải phân bổ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu.
* Một số lưu ý khi phân loại thuế GTGT đầu vào theo đối tượng chịu thuế đầu ra:

– Về nguyên tắc, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất. Theo đó, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình thành TSCĐ của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh. Nhưng chỉ có nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp mới được khấu trừ.

– Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ dùng cho sản xuất hàng hóa dịch vụ đầu ra không chịu thuế sẽ không được khấu trừ.

– Trường hợp TSCĐ dùng chung cho sản xuất đầu ra chịu thuế và không chịu thuế thì sẽ phải phân bổ thuế GTGT đầu vào để xác định phần thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ (theo quy định cũ, thuế GTGT đầu vào của TSCĐ dùng cho sản xuất đầu ra chịu thuế và không chịu thuế được khấu trừ toàn bộ).

– Doanh nghiệp cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí mua thực phẩm, điện, nước và các chi phí khác phục vụ nấu ăn hoặc mua suất ăn ca cho người lao động trong giờ (ca) làm việc của người lao động và được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động nếu có đầy đủ hóa đơn và chứng từ thanh toán theo quy định.

– Đối với du lịch trọn gói, bao gồm cả phần chi phí ở nước ngoài thì VAT đầu vào được khấu trừ toàn bộ.

– Trong bài tập thuế GTGT rất hay có câu hỏi về doanh thu bán hàng đại lý, khi gặp câu hỏi này phải lưu ý mấy vấn đề sau :
+ Bán đại lý không đúng giá thì hạch toán như bán hàng bình thường.
+ Bán đại lý đúng giá hưởng hoa hồng :
-> Không tính doanh thu hàng bán đại lý (mặc dù vẫn xuất hóa đơn như bình thường).
-> Chỉ tính doanh thu hoa hồng được hưởng, hoa hồng đại lý bán đúng giá nhưng lưu ý hoa hồng đại lý bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm, hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT không phải kê khai và nộp thuế GTGT.
+ Hoa hồng đại lý thường tính % trên giá chưa bao gồm VAT.

– Doanh thu ủy thác nhập khẩu và xuất khẩu không tính vào doanh thu tính thuế.

– Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT (từ 01/09/2014).

– Lãi tiền vay do các cơ sở kinh doanh (DN cho vay) không phải là tổ chức tín dụng được xác định là đối tượng không chịu thuế GTGT tuy nhiên, lãi trả chậm, lãi nhận được do ứng trước tiền mua hàng lại là đối tượng không phải kê khai và nộp thuế GTGT.

2.Điều kiện để khấu trừ thuế :

– Điều kiện đầu tiên là phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ, vì vậy, đối với loại bài tập về thuế GTGT thường phải lưu ý không bỏ qua câu mang tính khuôn mẫu : “Giả sử DN nộp thuế theo PP kê khai, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ” và “Các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên đều thanh toán không dùng tiền mặt, các tài khoản dùng để thanh toán đều có đăng ký với cơ quan thuế”.

– Phần thuế GTGT tương ứng với phần vượt quá 1,6 tỷ đồng đối với TSCĐ là ô tô dưới 9 chỗ …

– Thời hạn kê khai để khấu trừ VAT đầu vào không bị khống chế (chỉ cần trước kiểm tra) từ năm 2014, trước 2014, thời hạn này bị khống chế 6 tháng. Thuế GTGT đầu ra thì tháng nào phải kê khai tháng đó.

– Đối với hàng nhập khẩu phải có thêm điều kiện là tờ khai hải quan (đối với hàng hóa) và hợp đồng (quy định này không áp dụng đối với xuất khẩu dịch vụ, phần mềm, xây dựng công trình trong khu phi thuế quan).

* Một số lưu ý trong phần điều kiện khấu trừ :
– Đối với hàng nhập khẩu, căn cứ vào giấy nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khầu, không căn cứ vào tờ khai hải quan.
– Đối với hàng tiêu dùng nội bộ, trước đây được khấu trừ đầu vào : tức là vừa kê khai đầu ra, vừa kê khai đầu vào nhưng từ 1/9/2014 : không phải kê khai, tính nộp thuế.
– Thời điểm thanh toán : nếu quá thời điểm thanh toán trong hợp đồng nhưng chưa đến 31/12 của kỳ tính thuế vẫn được khấu trừ, đến 31/12 của kỳ tính thuế vẫn chưa thanh toán phải loại ra.

3.Giá tính thuế :
– Đối với hàng khuyến mại theo quy định : giá tính thuế =0.
– Đối với hàng khuyến mại không đúng quy định thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
– Doanh thu cho thuê nhiều kỳ để tính thuế GTGT luôn là tổng tiền trả trước cho nhiều kỳ, không phân bổ như đối với thuế TNDN.
– Đối với sách bán theo giá bìa thì giá bìa là giá đã bao gồm VAT.
– Đối với xây dựng nhà, chung cư thu tiền theo tiến độ thì phải xuất hóa đơn theo từng lần thu tiền.

4.Phương pháp tính thuế :
– Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

5.Xác định số thuế GTGT phải nộp trong trường hợp có đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có kế toán thuộc địa bàn khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính : 

Trường hợp này cũng rất hay hỏi, lưu ý các tình huống sau :
Sau khi tính ra số thuế phải nộp ở trụ sở chính :
a) Nếu không phát sinh số thuế phải nộp : không cần làm gì tiếp.
b) Nếu phát sinh số thuế phải nộp, tính số thuế tạm nộp tại đơn vị phụ thuộc = 2% (đối với mặt hàng chịu thuế GTGT 10%), hoặc 1% đối với mặt hàng chịu thuế GTGT 5%), sau đó chia 2 trường hợp :

– Nếu số thuế tạm tính đó nhỏ hơn số thuế phải nộp ở trụ sở chính, thì số thuế GTGT nộp tại mỗi nơi như sau :
+ Thuế GTGT nộp ở đơn vị phụ thuộc = 2% (hoặc 1%).
+ Số thuế GTGT phải nộp ở trụ sở chính = Tổng số thuế GTGT phải nộp – số thuế GTGT nộp ở đơn vị phụ thuộc.

– Nếu số thuế tạm tính đó lớn hơn số thuế phải nộp ở trụ sở chính, thì số thuế GTGT nộp tại mỗi nơi như sau :
+ Thuế GTGT nộp ở đơn vị phụ thuộc = 2% x (Dthu phụ thuộc/Tổng Dthu).
+ Số thuế GTGT phải nộp ở trụ sở chính = Tổng số thuế GTGT phải nộp – số thuế GTGT nộp ở đơn vị phụ thuộc.

 

 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);