Học viện kỹ thuật mật mã review

Học viện kỹ thuật mật mã review, học viện kỹ thuật mật mã có phải trường quân đội không? So sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và Học viện bưu chính viễn thông. Học viện Kỹ thuật Mật mã (tiếng Anh: Vietnam Academy of Cryptography Techniques) là một trường đại học công lập trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ,

Học viện kỹ thuật mật mã review
Học viện kỹ thuật mật mã review

1. Trường tuyển sinh hệ quân sự hay hệ dân sự?

Trường mình tuy có đào tạo cả hệ quân sự (Mật mã) và hệ dân sự (An toàn thông tin – Công nghệ thông tin – Điện tử viễn thông) nhưng chỉ tuyển sinh hệ dân sự gồm 3 ngành trên.

2. Các ngành An toàn thông tin, Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông khác nhau như thế nào? Cơ hội việc làm giữa các ngành ra sao?

– Công nghệ thông tin: Ngành mũi nhọn của phát triển khoa học kỹ thuật trong cả nước. Anh em phát triển phần mềm, lập trình web – mobile, lập trình nhúng đều phải qua đây. Công nghệ thông tin cũng là ngành nền tảng để phát triển An toàn thông tin và Điện tử viễn thông nhé. Theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 hiện nay thì CNTT cũng là ngành thiếu nhân lực trầm trọng. Ra trường cực kỳ nhiều việc làm.

– An toàn thông tin: Đây là ngành làm nên tên tuổi trường mình đó. Anh em hiểu nôm na ngành Công nghệ thông tin là xử lý và tuỳ biến dữ liệu thì An toàn thông tin có trách nhiệm bảo mật, đảm bảo dữ liệu được xử lý theo đúng ý muốn mà không bị bên thứ ba can thiệp vào. Ngành này đang vô cùng hot vì với sự bùng nổ của CNTT thì ATTT là tối cần thiết. Đặc biệt với tình trạng cầu nhiều cung ít như ở VN thì nhu cầu việc làm của ATTT là vô cùng lớn (KMA HCM chỉ tuyển sinh ngành An toàn Thông tin với chỉ tiêu 120 )

– Điện tử viễn thông: Ở trên mình có nhắc đến một nhánh về lập trình nhúng trong CNTT. Hiểu dân dã thì đây là nhánh xử lí mạch điện tử để thực hiện một chức năng nhất định (Ví dụ lập trình điều hoà để khi bấm các nút ở điều khiển thì điều hoà sẽ thực hiện chức năng tương ứng, lập trình mạch điều khiển cửa siêu thị tự động đóng mở khi có người vào/ra). Còn Điện tử viễn thông còn bao quát hơn cả Lập trình Nhúng, anh em sẽ được học để chế tạo các thiết bị điện tử từ công đoạn thiết kế mạch, in mạch đến lập trình cho mạch sao cho chạy đúng ý mìn

h. ĐTVT tuy không có sức hút lớn như CNTT hay ATTT nhưng là xu thế bắt buộc trong thời đại Internet of Things hiện nay.
Như vậy cả 3 ngành KMA hiện đang đào tạo đều rất hot, mình đã trình bày tổng quan về cả 3 ngành để anh em có định hướng rõ ràng hơn. Tuy nhiên dù theo ngành nào thì anh em cũng cần học rất kỹ lập trình, lấy nền tảng CNTT để phát triển. (Cũng giống Vật Lý và Hoá Học cũng lấy Toán làm nền tảng đó)

3. Tại sao lại lựa chọn KMA?’

Ưu điểm

– Cơ sở vật chất tốt: rất nhiều phòng học có điều hoà, nhiều toà mới xây nên cơ sở vật chất còn rất mới. Phòng máy có 2 khu: xây mới (máy tốt) và khu cũ (máy tầm chấp nhận được). KMA có cả 1 khoảng sân rộng phục vụ thể dục thể thao (Có sân bóng chuyền, cầu lông 3 sân, cầu mây, đá bóng, bóng rổ 2 sân, bóng bàn 2 bàn, khu tập thể hình, khu tập xà, khu chạy điền kinh).
– Học dễ thở: Dễ thở hơn rất nhiều so với các trường khác, sinh viên còn có cơ hội thứ hai làm lại cuộc đời. Giảng viên của trường dạy cũng rất có tâm.

– Học phí/học bổng: Học phí thuộc diện vô cùng rẻ so với các trường ở Hà Nội. Trường còn cực kỳ dễ kiếm học bổng. Hàng năm có xét học bổng du học cho năm nhất theo 2 diện: Quân sự (Ra trường có việc làm ngay, làm Nhà nước nhé), và Bộ Giáo dục (Ra trường cũng bươn chải như anh em khác nhưng hồ sơ ghi “tốt nghiệp ở Nga” nó oách hơn hẳn anh em ạ :)) Ngoài ra còn học bổng hàng kỳ cho các sinh viện đạt thành tích khá trở lên. Học bổng này so với các trường khác thì rất dễ, chỉ cần các bạn giữ được 60% sự tập trung như khi thi đại học thì học bổng trong tầm tay. Học bổng sẽ khoảng 70% tiền học phí một kỳ của các bạn.

– Câu lạc bộ: Nói đến đại học không thể thiếu các CLB rồi. Hiện tại trường có rất nhiều CLB phù hợp với nhu cầu của từng người. Có các CLB thiên về âm nhạc như: CLB sáo tiêu, CLB guitar… CLB về thể dục thể thao như: CLB Street Workout Street Workout & Calisthenics KMA, KMA Crew (nhảy hiphop) CLB võ thuật, CLB thể dục thể thao, CLB bóng rổ, thể thao điện tử EACT eACT CLB về học tập như: CLB KIT – KMA IT Club Câu lạc bộ lập trình Học viện Kỹ thuật Mật mã, KEC – KMA English Club… CLB về thiện nguyện như Đội Thanh niên vận động hiến máu Học viện Kỹ thuật mật mã (Máu Mật mã) . Ngay từ bây giờ các bạn có thể liên hệ đến các CLB để tìm hiểu trước khi vào trường.

– Khả năng xin việc: KMA trước giờ có mối quan hệ rất tốt với rất nhiều công ty/tổ chức có tiếng tại VN, luôn có các suất học bổng/thực tập với yêu cầu không hề cao. VD: BKAV, Viettel hay Samsung…
Nhược điểm

– Tinh thần học tập: Phần đông các sinh viên tinh thần học tập chưa chủ động. Tuy nhiên nếu anh chị em là người có khả năng tự học tốt thì không vấn đề gì đâu. Dù gì thì khả năng tự học cũng sẽ quyết định đến 90% công ăn việc làm của anh em ra trường rồi :v.

– Các năm đầu học dễ nản: Cũng như đại đa số các trường đại học khác, Học viện Kỹ thuật mật mã sẽ tập trung giải quyết hết các môn đại cương trước khi bước vào chuyên ngành. Do vậy 2 năm đầu tiên sẽ vô cùng chán. Mình khuyên thật lòng anh chị em nên học trước các môn phục vụ cho chuyên ngành để vừa nuôi dưỡng đam mê vừa chống nản lòng.

– Phong trào đoàn trường chưa thực sự mạnh: Đây là vấn đề hoàn toàn thông cảm được do trường mình trực thuộc Ban Cơ Yếu, cũng là nơi đào tạo hệ mật mã – hệ bảo mật nhất cho quân đội/công an hiện nay, không thể liên kết tới nhiều tổ chức như các trường khác được.

4. Tiếng anh đầu vào

Tính từ lúc nhập học thì anh em có khoảng 2-4 tuần để chuẩn bị cho cuộc thi tiếng Anh đầu vào của trường. Trường sẽ thi theo chuẩn TOEIC 2 kỹ năng đọc/viết (Anh chị em google sẽ ra mẫu đề thi). Trên 250 điểm: chúc mừng anh em sẽ được học môn tiếng anh của trường; còn ngược lại: anh em sẽ phải học bổ sung tiếng anh và thi lại vào các kỳ thi khác (vẫn TOEIC 2 kỹ năng và mốc điểm để qua vẫn là 250 nhé). Một khoá học này có giá trị ngang với 6 tín chỉ – khoảng 1tr8. Anh em nên học trước đi không đến lúc trượt lại phải đóng gần 2 củ đó.

5. Đến KMA cần chuẩn bị gì?

Khi nhập học, vui lòng làm theo hướng dẫn và chuẩn bị tiền mặt (khoảng 6.5tr đổ lại).
Khi vào học: cố gắng đừng bỏ các buổi học đầu khoá trừ lí do bất khả kháng (những buổi gặp mặt đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là buổi cuối cùng trong chuỗi 10 buổi học chính trị đầu khoá nhé). Nên làm quen với anh em trong trường càng sớm càng có lợi. Thân thiện hoà đồng là lợi thế rất lớn khi bước vào trường. Put a happy face on and lets smile 🙂
Luôn cập nhật tin tức, thông báo của trường thông qua cán bộ lớp/GVCN (cán bộ lớp sẽ được chọn qua các buổi học chính trị đầu khoá và thông báo vào buổi cuối).
6. Các trung tâm trong trường
Ngoài khu giảng đường dành cho học tập chính thống thì trường còn 2 trung tâm phục vụ cho 2 môn tối quan trọng: tiếng anh và lập trình

Sở sánh Học viện Kỹ thuật mật mã và Học viện bưu chính viễn thông

ATTT chỉ là một chuyện ngành hẹp của CNTT, học CNTT trường nào cũng phải học, có trường tách riêng có trường để nắm cuối mới chọn hướng chuyên sâu. Cả nước có 8 trường đại học được chính phủ giao là trường trọng điểm về ATTT, những trường này đều là những trường mạnh về CNTT, trong 2 trường bạn nêu đang phân vấn trường nào thì đều là 2 trường trong nhóm 8 trường nêu trên vào trường nào cũng ổn sau này tuỳ theo điểm thi của bạn, nhưng trong 2 trường này khuyên bạn chọn ưu tiên HVBCVT.

Một lời khuyên cho bạn nhé, cái này mình đã nghe rất nhiều thầy đi trước nói lại, mình vốn cũng học A3T (ATTT – cách gọi của bọn mình :smiley: ), nhưng ngành ngày đòi hỏi thực sự xuất sắc ở nhiều mảng, nên đăng ký học khoa học máy tính hay kỹ thuật phần mềm ấy, học chắc rồi làm A3T dễ hơn, đâm luôn A3T giống cưỡi ngựa xem hoa lắm, điển hình môn Software Reverse Engineering, môn này cả HN được mấy người dạy được chứ, người giỏi cũng đi làm ở các công ty lớn rồi (ví dụ tiền bối kiemmanowar đang làm ở VSEC), đội ngũ những người làm A3T giỏi nhất ở VN giờ hầu như học về phần mềm hết, cũng chả trách vì ngày xưa làm gì đào tạo A3T :D, giờ mình khuyên hãy học ở ĐH Công nghệ – Đại học quốc gia , học thật giỏi lập trình, sau đó từ từ tìm hiểu sau nhé.
Trên đây chỉ là ý kiến của mình tự đúc rút cũng như nghe những thầy đi trước truyền lại, bạn có thể dùng để xem xét, hy vọng bạn sẽ có được sự lựa chọn phù hợp với mình.

Học phí tại học viện:

Học phí Học Viện kỹ thuật Mật mã 2020-2021. – Học phí dự kiến với sinh viên chính quy: 11,700,000 VNĐ/năm học. – Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): Theo quy định của Chính phủ cho các trường công lập tại Ngh

Học viện kỹ thuật mật mã có phải trường quân đội không?

Học viện Kỹ thuật Mật mã (tiếng AnhVietnam Academy of Cryptography Techniques) là một trường đại học công lập trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, được thành lập ngày 17 tháng 2 năm 1995 có chức năng đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam. Học viện cũng được chính phủ Việt Nam lựa chọn là một trong tám cơ sở trọng điểm đào tạo nhân lực an toàn thông tin Việt Nam theo Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020

  • Trụ sở: 141 đường Chiến Thắng – xã Tân Triều – huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
  • Trang web: http://actvn.edu.vn/

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);