Hướng dẫn các bước vệ sinh drum DR-1010

Hướng dẫn các bước vệ sinh drum DR-1010. Ngolongnd xin chia sẻ Hướng dẫn vệ sinh drum DR-1010 dùng cho các model: HL-1111, HL-1201, HL-1211W, DCP-1511, MFC-1811, DCP-1601, DCP-1616NW, MFC-1901, MFC-1916NW.

Hướng dẫn các bước vệ sinh drum DR-1010
Hướng dẫn các bước vệ sinh drum DR-1010

Giới thiệu Cụm drum DR 1010

Cụm drum DR 1010 sử dụng cho nhiều máy in như: Brother MFC 1910W, 1901, 1811, 1916NW. Brother HL- 1211W, 1606, 1110, 1111,…
Năng suất: 10,000 Trang
Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian khi phải thay linh kiện nhiều lần.

Năng suất in có thể thay đổi dựa trên nội dung in, chất lượng hình ảnh, độ phủ mực nhiều hay ít. Với ưu điểm là màu mực bền, khô nhanh, không lem khi gặp nước. Đáp ứng mọi nhu cầu in ấn, thiết kế cũng như lưu trữ của doanh nghiệp bạn,

Sử dụng cụm drum DR 1010 sẽ không bị tình trạng nhiều mực thải, góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống của chính bạn.

Các dòng máy in sử dụng cụm drum DR 1010

Brother MFC 1910W Brother DCP – 1610W Brother MFC- 1901

Brother DCP – 1511

Brother HL- 1111 Brother DCP- 1601 Brother HL- 1201
Brother DCP 1611 Brother MFC-1811 Brother MFC- 1916NW Brother DCP- 1616NW Brother HL-1110 Brother HL- 1606 Brother HL- 1211W

Những lưu ý khi bảo quản và sử dụng cụm drum

Cụm drum đảm nhiệm vai trò chính trong quá trình sao chụp. Chỉ bị một vết xước nhỏ trên bề mặt drum sẽ làm cho bản chụp có vết đen. Cụm drum phải được bảo quản, bảo dưỡng tốt. Tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời khi chưa có nhu cầu sử dụng.

Trong quá trình hoạt động, drum luôn cọ xát với các bộ phận khác nên lớp quang dẫn sẽ bị mòn đi. Để bảo đảm chất lượng bản in, bạn cần phải thay drum khi lớp quang dẫn bị mòn quá nhiều.

Trên drum có một thanh gạt gọi là gạt mực. Gạt mực có nhiệm vụ gạt sạch mực và bột giấy còn sót lại sau khi chụp. Khi thay cụm drum mới, bạn nên thay luôn thanh gạt để đảm bảo drum mới không bị xước do thanh gạt cũ.

Các nguyên nhân có thể làm dơ bề mặt drum

Hiện tượng drum bị dơ là bản in bị dính các chấm nhỏ li ti hay các vệt dơ lặp đi lặp lại đúng chu kỳ.
Trước khi hướng dẫn vệ sinh drum thì mình xin chia sẽ với các Bạn 1 vài nguyên nhân có thể làm cho bản in bị dơ và làm dơ bề mặt drum:
1.Khi tiến hành đổ mực mà làm rơi đổ mực trong thân máy thì sẽ làm cho bản in bị dơ, ngoài ra mực đổ trong thân máy còn làm cho các tiếp điểm điện trong thân máy bị dơ gây lỗi drum. Vì vậy khi đổ mực thì các Bạn nên tiến hành vệ sinh sạch hộp mực trước khi lắp vào máy.
2.Khay giấy các model này là khay giấy mở, giấy tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dể bị bụi bẩn bám vào, nhiều khi còn dính cát hay các dị vật do các Bạn vô tình làm rơi lên mặt giấy. Khi in thì các dị vật này bị cuốn vào trong và làm dơ bề mặt drum, nặng hợn thì có thể làm trầy xước bề mặt drum. Có thể đó là lý do tại sao thằng brother không bảo hành drum và hộp mực cho mình. Vì vậy nếu không sử dụng máy trong thời gian dài thì các Bạn nên lấy hết giấy ra khỏi khay giấy và đóng nắp khay giấy lại (tốt nhất là khi nào in thì nạp giấy vào và in xong thì lấy giấy ra và đóng nắp khay giấy)
Trên là 2 nguyên nhân có thể gây dơ drum.

Hướng dẫn các bước vệ sinh drum DR-1010

Để vệ sinh drum thì các Bạn thực hiện theo các bước sau:

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);