Cấu tạo và nguyên lý máy photocopy

Cấu tạo và nguyên lý máy photocopy là một kiến thức căn bản và rất quan trọng đối với những ai muốn sửa được loại máy này. Nắm bắt được nhiều bạn ở xa có nhu cầu học sửa máy nhưng lại khó có thể thể tìm kiếm được các thông tin chính xác, hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn toàn bộ kiến thức trên. Máy photocopy luôn có quy trình hoạt động chung và không có nhiều sự khác biệt giữa tất cả dòng máy với nhau. Ngolongnd xin được gửi đến các bạn thông tin về Cấu tạo và nguyên lý máy photocopy.

Cấu tạo và nguyên lý máy photocopy
Cấu tạo và nguyên lý máy photocopy

Cấu tạo máy photocopy

Trống

Trống là một trong những bộ phận không thể thiếu trong máy photo và có nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi hình ảnh. Cấu tạo của trống sẽ bao gồm: Lõi trống, mặt trống, nhiễm điện và cảm quang.

Đặc biệt, trống cần được bảo quản ở môi trường tốt nhất bởi vì chỉ cần một việt xước nhỏ xuất hiện trên bề mặt thôi là các bản chụp khi thực hiện sẽ có một vệt đen làm ảnh hưởng chất lượng sao chụp.

Mực

Mực có nhiệm vụ chính đó là thể hiện hình ảnh trên giấy mực, mực của máy sẽ có dạng bột màu đen và thành phần chủ yếu đó là Cacbon. Tính chất của mực đó là nhiễm điện và chảy dính. 

Với vai trò của mình là trực tiếp tạo nên bản chụp nên chất lượng của mực khi sử dụng được xem như là rất quan trọng. Với thị trường đang xuất hiện đa dạng các loại mực như hiện nay thì bạn cũng cần phải chú trọng trong việc lựa chọn loại mực phù hợp với máy photocopy của mình, để tránh tình trạng sử dụng mực giả làm ảnh hưởng đến máy.

Bột từ

Bột từ thường sẽ làm nhiệm vụ mang mực đến sát trống và trong quá trình sử dụng thì lượng bột sẽ không tiêu hao nhiều mà chỉ bị giảm từ tính. Khi còn tốt thì một hạt từ có thể mang được 2-3 hạt mực.

Hiện nay trên thị trường cũng thường xuyên xuất hiện các loại bột từ được làm giả nên bạn cần chú trọng quan tâm đến khi lựa chọn để đảm bảo việc photocopy của mình.

Lô Sấy

Lô sấy được hình thành với hình dáng dạng trục tròn, có màu đen và tính dẫn nhiệt rất tốt. Nhiệm vụ của lô sấy đó là sinh nhiệt để làm mực nóng chảy. Bên trong sẽ bao gồm: đèn nhiệt, thăm nhiệt và cầu chì nhiệt.

Lô ép

Hình dáng Lô ép cũng dạng trục tròn giống Lô Sấy, được hình thành bằng chất liệu đàn hồi ( cao su ) với nhiệm vụ chính đó là ép dính mực sau khi đã nóng chảy lên trên các bề mặt giấy. Đặc biệt, lô ép sẽ được đặt song song với lô sấy và quay ngược chiều nhau nên nếu một trong hai bên bị lỗi thì bên còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài những cấu tạo các bộ phận của máy Photocopy được kể trên thì sẽ có những bộ phận đi kèm khác như: Lộ sáng, hút ảnh, hiện ảnh… nhưng những bộ phần được chia sẻ sẽ thường đóng vai trò chính.

Nguyên tắc hoạt động của máy Photocopy

Hẳn chúng ta đã biết về một thí nghiệm vật lý vui: Khi cọ sát đuôi bút máy lên tóc hay que thuỷ tinh lên len, thì nó có khả năng hút các vật nhẹ, đó chính là tác dụng của tĩnh điện, được ứng dụng để làm ra máyphotocopy. Tĩnh điện này có điện thế cao hàng chục ngàn volt, tạo ra vùng ánh sáng hồ quang điện chói loà, được nạp đều lên bề mặt trục in (trục cảm quang) Selenium của máy (một số máy cũ là tấm phẳng) và tích điện tĩnh cho nó. Mặt khác, dựa vào đặc tính ánh sáng là vật chất hạt sóng mang năng lượng cung cấp cho các ”pin mặt trời” làm bạc màu quần áo và làm nóng các vật khi nó chiếu vào, người ta hướng ánh sáng qua hệ thống gương quang học chụp lại hình ảnh từ tài liệu gốc sang trục in của máy. Dưới tác dụng của ánh sáng và hệ thống quang học, nội dung bản gốc được tái hiện trên trục in, chỗ  giấy trắng phản xạ nhiều, vùng sáng làm chất cảm quang dẫn điện nên điện tích vùng này bị trung hoà, nó mất tác dụng hút mực do không còn tĩnh điện. Ngược lại, chỗ nào có hình ảnh ánh sáng sẽ không khử điện tĩnh đã tích điện trên trục, có tác dụng tạo thành ”phim âm bản” trên trục in của máy. Như vậy, trên bề mặt của trục in đã ghi lại hình ảnh của tài liệu gốc đang tĩnh điện. Ngay lúc này, nếu trục in hút các hạt mực bột từ thì chúng ta sẽ có những bức ảnh. Bởi các hạt mực này là bột mực và bột từ trộn đều với nhau nên bị trục in hút dễ dàng. Trục in quay hình ảnh tĩnh điện này sẽ hút mực từ trong ống mực và giữ các hạt mực ấy theo nội dung bản gốc đã dính đều trên trục in. Trục tiếp tục quay và mực từ được ép lên giấy. Bên dưới bề mặt giấy in có nguồn điện cao áp mạnh hơn nhiều so với điện tĩnh đã tích trên trục, do đó các hạt mực từ được hút và dính chặt vào bề mặt giấy.

Khử điện tích cao áp bằng nguồn điện cao áp xoay chiều: Giấy được đưa ra khỏi trục in và đẩy qua bộ trục ép dưới sức ép của trục, sức nóng của đèn nung. Bộ trục ép gồm 3 trục, một trục bằng nhựa mềm có tác dụng ép chặt mực từ, trục thứ 2 mang nhiệt độ cao (khoảng 150oc) làm nóng chảy  mực, dán lên mặt giấy, trục thứ 3 phủ bên ngoài một lớp nỉ tẩm dầu dùng chùi sạch mực còn sót trên bề mặt trục có nhiệt độ cao. Nguồn điện cao áp tiếp tục khử hết điện tích dư trên bề mặt trục in, phần mực in được gột sạch đưa trở về hộp.

QUY TRÌNH PHOTO

1. Drum hay “Trống”

Drum hay còn gọi là “trống” theo thuật ngữ chuyên dùng trong giới sử dụng máy photocopy, đây là bộ phận quan trọng của máy có cấu tạo hình dáng ống tròn hình trụ bằng nhôm.Drum còn được gọi với tên trống OPC vì bên ngoài được bao phủ bởi một lớp quang dẫn có chức năng giữ điện tích, tùy theo cường độ ánh sáng mà điện tích được xóa khác nhau, một lưu ý khi sửa chữa bộ phận này là không được để ánh sáng mặt trời chiếu vào.Drum được cấu tạo từ 4 thành phần chính gồm: Lõi drum, bề mặt drum, nhiễm điện và cảm quang.

2. Bộ phận charge

Bộ phận nạp điện tích cho máy hay còn gọi là drum charge, nằm ở vị trí song song với bề mặt drum.Điện thế chạy qua dây charge, có độ lớn khoảng 1200-1500kva, drum xoay và được tráng đều điện tích.Lớp quang dẫn giúp duy trì các  điện tích âm trên bề mặt cho dù trong môi trường tối.

3. Ánh sáng trong máy photocopy

Để giải thích về phần này, chúng ta hãy tìm hiểu về nguyên lý lấy ảnh photocopy đầu tiên.Trước tiên hãy lấy một tờ giấy có chữ trên bề mặt, dùng nguồn sáng là đèn pin và một cái gương để có thể nhìn rõ ảnh phản chiếu của nó.

Vùng bóng tối và ánh sáng sẽ được phân rõ khi chiếu ánh đèn lên, đối với chỗ có chữ sẽ là bóng tối, còn những chỗ trắng sẽ là ánh sáng.Dời gương dần cho tới khi nó hứng được ánh sáng phản lại.

Tương tự đối với cách lấy ảnh của máy photocopy.

Hệ thống gương và thấu kính trong máy sẽ làm nhiệm vụ phản chiếu hình ảnh gốc tới drum.Tùy vào độ mạnh yếu của ánh sáng mà lượng điện tích trên drum cũng giảm đi khác nhau, bằng cách đó mà âm bản được hình thành.

4.Xóa vùng (Eraser)

Những vùng trên drum mà không dùng cho hình ảnh photocopy sẽ được ánh sáng từ đèn xóa chiếu vào.Điện tích tại các vùng này dần biến mất khi chịu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đèn xóa.

5. Hộp từ

Một bộ phận giữ cho mực đều và song song với trống đó là hộp từ, trong hộp từ có chứa bột từ.Mực mang điện tích âm khác với điện tích dương ở bộ phận nạp điện thích charge.

Nhờ các điện tích trái dấu mà các hạt mực có thể dính lên bề mặt drum sau khi được vận chuyển bằng bột từ nhờ tính từ mạnh của nó.Hình ảnh thật được xuất hiện trên mặt drum nhờ đó.So với số lượng máy dùng từ thì máy không dùng từ rất ít, nhất là đối với các máy có tốc độ cao.

6. Tranfer (Belt lấy ảnh)

Trước khi hình ảnh được chuyển qua giấy, đèn pre tranfer chiếu lên drum với cường độ ánh sáng rất nhẹ với mục đích giảm bớt điện tích cho hình ảnh được chuyển qua giấy từ drum.Điện thế trong bước chuyển ảnh từ drum sang giấy vào khoảng 3-4Kav.

Thanh tranfer với điện tích cùng dấu với charge và điện thế cao sẽ hút lấy các hạt mực từ drum.Tờ giấy chạy đến thanh tranfer, những hạt mực trên thanh này sẽ dính vào tờ giấy và tạo nên hình ảnh ta cần.

7.Tách giấy

Dòng cao áp dưới mặt giấy sẽ đồng thời làm nhiệm vụ giảm dần điện tích trên bề mặt giấy và liên kết tĩnh điện với mặt trống.Sau khi bộ phận cò tách giấy và drum thì nó được sấy khô và đưa ra ngoài.

8. Làm sạch (cleaning)

Hộp gạt với thanh nhựa mềm sẽ gột hết các hạt mực thừa không được giấy hút lấy từ drum.Để tránh gây lãng phí, một số dòng máy có thêm thiết kế bộ phận guồng mực để mang số mực thừa về hộp mực.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);