Tổng hợp câu hỏi tóm tắt kiến thức kho bạc nhà nước luật mới rất hay

Tổng hợp câu hỏi tóm tắt kiến thức kho bạc nhà nước, Tổng hợp câu hỏi đáp về kho bạc nhà nước luật mới rất hay. Blog tổng hợp các câu hỏi thường gặp về kho bạc nhà nước là gì, chức năng nhiệm vụ theo luật mới..

Tổng hợp câu hỏi đáp về kho bạc nhà nước luật mới rất hay
Tổng hợp câu hỏi đáp về kho bạc nhà nước luật mới rất hay

Câu 1. Kho bạc nhà nước là gì ?

Kho bạc nhà nước là cơ quan thuộc hệ thống tài chính nhà nước có chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước. Kho bạc nhà nước còn gọi là Ngân khố quốc gia, thực hiện chức năng quản lí tiền tệ của Nhà nước, quỹ ngân sách nhà nước, tài sản thuộc ngân sách nhà nước. Ở các nước, tùy thuộc cơ cấu tổ chức nhà nước và quan điểm lập pháp, cơ quan kho bạc được tổ chức theo các loại hình như:

1) Mô hình thứ nhất, cơ quan kho bạc trực thuộc Chính phủ, có vị trí của một bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ (Tổng nha ngân khố) như ở Hoa Kì, Ôxtrâylia…;

2) Mô hình thứ hai, cơ quan kho bạc trực thuộc Bộ Tài chính, có vị trí pháp lí như một tổng cục trực thuộc bộ, được áp dụng ở các nước: Cộng hoà liên bang Đức, Xingapo, Malaixia…; 3) Mô hình thứ ba, Kho bạc do ngân hàng trung ương quản lí được áp dụng phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ở Việt Nam, trước khi thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam (năm 1951), việc quản lí quỹ ngân sách nhà nước được giao cho Ngân hàng quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện. Từ năm 1951 đến 1990, Ngân khố nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước. Ngày 04.01.1990, để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lí tài chính, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 07/HĐBT giao chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước cho Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc nhà nước là cơ quan quản lí tài chính chức năng, trực thuộc Bộ Tài chính và được tổ chức theo 3 cấp: Kho bạc nhà nước trung ương, Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc nhà nước cấp huyện. Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

 

Câu 2. Cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước:

– Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương:

+ Vụ Tổng hợp – Pháp chế;

+ Vụ Kiểm soát chi;

+ Vụ Kho quỹ;

+ Vụ Hợp tác quốc tế;

+ Vụ Thanh tra – Kiểm tra;

+ Vụ Tổ chức cán bộ;

+ Vụ Tài vụ – Quản trị;

+ Văn phòng;

+ Cục Kế toán nhà nước;

+ Cục Quản lý ngân quỹ;

+ Cục Công nghệ thông tin;

+ Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước;

+ Trường Nghiệp vụ Kho bạc;

+ Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

– Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:

+ Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước.

+ Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Câu 1. Trình bày cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành

Điều 3 Quyết định 26/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước như sau:

Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương.

– Ở Trung ương, có cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương gồm 12 tổ chức hành chính gồm các Vụ, Cục kế toán nhà nước, Quản lý Ngân quỹ, Công nghệ thông tin, Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và 02 đơn vị sự nghiệp là Trường nghiệp vụ Kho bạc và Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

– Tại địa phương có cơ quan kho bạc nhà nước ở địa phương gồm: Kho bạc nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trực thuộc Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – Kho bạc nhà nước cấp huyện trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Câu 3. Vị trí của Kho bạc nhà nước ở địa phương trong hệ thống cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước ?

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước cấp huyện là một phân cấp trong hệ thống tổ chức Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến địa phương gồm: Kho bạc Nhà nước Trung ương và Kho bạc nhà nước tại địa phương. Trong đó, Kho bạc Nhà nước tại địa phương được tổ chức thành hai cấp: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) trực thuộc Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước cấp huyện (Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện huyện đều có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Trình bày khái quát các chức năng của Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Theo quy định tại Quyết định 4236/QĐ-KBNN năm 2017 về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Kho bạc Nhà nước ban hành, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có các chức năng gồm:

– Chức năng quản lý nhà nước về ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc nhà nước cấp huyện, quản lý ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo địa bàn quản lý hoặc do các cá nhân, tổ chức gửi tại Kho bạc nhà nước cấp huyện.

– Chức năng kế toán ngân sách nhà nước;

– Chức năng năng thống kê, lưu trữ;

– Chức năng như tổ chức ngân hàng nhà nước: thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt, các điểm giao dịch, quản lý tiền, tài sản được gửi giữ,…, trung tâm thành toán, thực hiện phát hành, thanh toán trái phiếu chính phủ theo quy định;

– Chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện pháp luật trong phạm vi quyền hạn luật định;

– Chức năng quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị

Câu 5. Nêu cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định pháp luật hiện hành

Tại Điều 4 Quyết định số 4236/QĐ-KBNN năm 2017 quy định: Kho bạc Nhà nước cấp huyện tổ chức thành 02 tổ: Tổ tổng hợp – Hành chính và Tổ kế toán nhà nước. Hoặc Phòng tổng hợp – hành chính và Phòng kế toán nhà nước đối với Kho bạc Nhà nước quận đóng trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương và Kho bạc Nhà nước thành phố đóng trên địa bàn đô thị loại I, loại II thuộc tỉnh.

Tổ (phòng) có Tổ trưởng (Trưởng phòng) và Tổ phó (Phó Trưởng phòng).

Tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có thể tổ chức các điểm giao dịch thường xuyên ngoài trụ sở.

Tổ (phòng) tổng hợp – hành chính có vai trò tham mưu, giúp việc cho Giám đốc kho bạc nhà nước cấp huyện thực hiện các chức năng liên quan các công tác hành chính, nội bộ, văn thư, lưu trữ, quán lý con dấu, xây dựng chường trình, kế hoặc và tổ chức thực hiện, kiểm soát chi, quyết toán các nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp hoặc các nguồn vốn khác; tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện các công tác cải cách hành chính tại đơn vị.

Tổ (phòng) Kế toán nhà nước thực hiện chức năng kế toán, kiểm soát các khoản chi, thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu về thu chi ngân sách nhà nước và một số nghiệp vụ như nghiệp vụ ngân hàng.

Câu 6. Trình bày nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định hiện hành

Theo Quyết định số 1618/QĐ-BTC năm 2019, Kho bạc nhà nước cấp tỉnh có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

– Trong lĩnh vực pháp luật: Kho bạc nhà nước cấp tỉnh có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các văn bản QPPL;Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc phạm vi và địa bàn quản lý theo quy định; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định;

– Trong công tác quản lý:

+ Quản lý nhà nước, thống kê lưu trữ đối với các khoản thu nộp vào và cấp phát thanh toán các khoản chi từ quỹ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước, các quỹ dự trữ tài chính, các khoản vay – trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương, quản lý các loại tài sản quý hiếm theo quy định pháp luật;

+ Quản lý, thực hiện các thực hiện chế độ, chính sách theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh,

+ Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.

– Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ như thu, chi tiền mặt, các biện pháp đảm bảo an toàn kho, quỹ;

– Thực hiện công tác kế toán, trong đó có công tác kế toán ngân sách nhà nước và thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán trong phạm vi quyền hạn và địa bàn theo quy định pháp luật;

– Huy động vốn cho ngân sách Nhà nước hoặc các quỹ đầu tư phát triển thông qua phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định pháp luật;

– Thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra hoạt động cả các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn;

– Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền;

– Thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, cải cách hành chính, cải tiến quy trính, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn thực hiện;

– Thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn cấp huyện.

Câu 7. Trình bày mối quan hệ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 16/2017/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Tại Điều 1 Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg, Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Một là cơ quan ngang bộ, một là cơ quan thuộc Bộ, liệu giữa hai cơ quan này có mối quan hệ như thế nào?

Trong các chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước, rất dễ dàng nhận thấy giữa chúng có một điểm chung là đều có chức năng quản lý tiền tệ, các quỹ và thực hiện nhiều hoạt động cùng nhau theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn luật định. Có thể khái quát mối quan hệ của hai cơ quan này như sau:

Thứ nhất, quan hệ phối hợp: Ngân hàng nhà nước và Kho bạc Nhà nước là hai cơ quan đều có chức năng quản lý tiền tệ, về cơ bản hai cơ quan này khi phối hợp với nhau sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát và góp phần nâng cao hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, minh bạch các khoản thu – chi ngân sách giúp cho ngân sách nhà nước được sử dụng một cách minh bạch và hiệu quả nhất.

Thứ hai, quan hệ hỗ trợ. Cả Ngân hàng nhà nước và Kho bạc Nhà nước đều có sự hộ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ Kho bạc Nhà nước trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định pháp luật; Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

Bên cạnh đó, Kho bạc Nhà nước cũng có những hỗ trợ nhất định đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ thông qua việc triển khai mở tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng – thường là các khoản tiền gửi tập trung không kỳ hạn. Nguồn tiền gửi này đã giúp Ngân hàng Nhà nước thực hiện được nhiều mục tiêu, nhiệm vụ quan trong như bổ sung dự trữ ngoại hối hoặc ổn định thanh khoản thị trường, kiểm soát lạm phát và lãi suất cho vay,…

Thứ ba, quan hệ kiểm soát. Mối quan hệ này thể hiện ở việc Kho bạc Nhà nước, theo quy định pháp luật buộc phải thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi hoạc tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ thu – chi, thanh toán của kho bạc nhà nước. Ngoài ra, khi phát hành trái phiếu tại Kho bạc Nhà nước cũng có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước.

Trân trọng!

Các câu hỏi thường gặp khác về kho bạc nhà nước

Câu hỏi: Kho bạc Nhà nước là gì ?

Trả lời:

Cơ quan, đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước ở Trung ương gồm: 

– Vụ Tổng hợp – Pháp chế;

– Vụ Kiểm soát chi;

– Vụ Kho quỹ;

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Vụ Thanh tra – Kiểm tra;

– Vụ Tổ chức cán bộ;

– Vụ Tài vụ – Quản trị;

– Văn phòng;

– Cục Kế toán nhà nước;

– Cục Quản lý ngân quỹ;

– Cục Công nghệ thông tin;

– Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước;

– Trường Nghiệp vụ Kho bạc;

– Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

Trân trọng!

Câu hỏi: Nêu vị trí của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trong hệ thống tổ chức Kho bạc Nhà nước ?

Trả lời:

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh – trực thuộc Kho bạc Nhà nước là một phân cấp trong cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước tại địa phương.

Trân trọng!

Câu hỏi: Kho bạc Nhà nước có thực hiện chức năng ngân hàng không ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Quyết định 4236/QĐ-KBNN, thì Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định pháp luật.

Trân trọng!

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);