Nội dung chính:
Xàm nghĩa là gì?
“Xàm” đã không còn là một từ mới mà đã có từ rất lâu đời. Nó bắt nguồn từ cách nói của người miền Nam để diễn tả những điều họ nhấn mạnh. Theo thời gian, đặc biệt là cuộc sống hội nhập nên từ này được lan rộng và sử dụng một cách thông dụng.
Nghĩa của từ “xàm” được hiểu theo 2 nghĩa chính, đều là tính từ:
– “Xàm” diễn tả sự quen thuộc, cứ lặp đi lặp lại:
Nhắc đến một việc chán nản khi thấy những hành động, cử chỉ hết sức phát ngán. Diễn ra với một sự vật liên tục không nghỉ. Nói về con người nào đó làm hành động tiếp xúc đến người nói liên tục trong thời gian dài.Ví dụ: Nó về chưa? Ngồi nói chuyện xàm quá.
– “Xàm” diễn tả sự khinh thường, nhạt nhẽo:
Chỉ thái độ bất cần, không quan tâm hay khinh thường đối tượng được nói tới. Cảm thấy vô vị khi tiếp xúc hoặc nói về người đó.Ý nghĩa này được sử dụng nhiều nhất trong xã hội hiện nay, mang ý nghĩ về sự không hài lòng về ai hoặc sự vật nào đó.Trong giới trẻ hiện nay, từ “xàm” được sử dụng phổ biến đến mức nó giống như một câu cửa miệng. Với sự sáng tạo của mình, giới trẻ còn có rất nhiều từ mang nghĩa tương đương khác như: nhạt, thiếu muối…
Xàm ngôn là gì? -Sàm ngôn
Xàm ngôn Sàm ngôn chính là những lời chê bai, những lời không tốt đằng sau lưng người khác gây ly gián, nghi kị. Người xưa cho rằng, người nói lời xàm ngôn đều là kẻ tiểu nhân.
Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.
Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: “Sàm ngôn thương thiện”, ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.
Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.
Hiện nay chúng ta đang quá lạm dụng từ “xàm” làm mất đi ý nghĩa vốn có của nó. Một câu chuyện, một hành động mà bạn cảm thấy không hợp mắt liền quy chụp nó là xàm mặc dù câu chuyện hành động đó không hề xấu.
ĐỪNG GIẬN KHI CÓ NGƯỜI NÓI XẤU BẠN, CẢ ĐỜI HỌ CHỈ ĐỨNG SAU LƯNG BẠN MÀ THÔI
“Xàm” trên mạng xã hội nên hiểu như thế nào?
“Xàm” được các bạn trẻ sử dụng rất nhiều trên mạng xã hội và trong đời sống
– Không chỉ trong cuộc sống hàng ngày, từ này còn được sử dụng rất nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Sky, Instagram…
– Với giới trẻ, “xàm” mang ý nghĩa là những hành động, lời nói của người khác mang tính tào lao, vớ vẩn, không có nội dung làm người khác cảm thấy khó chịu. Trong các cuộc trò chuyện của bạn trẻ thì rất nhiều câu chuyện có tính chất như thế này. Hẳn ai trong chúng ta cũng có những đứa bạn hay xàm, nói với nhau đủ mọi chuyện, nhiều khi có nó thì thấy rất phiền mà vắng nó lại thấy mất vui…
Nói người khác xàm liệu có tốt?
– Hiện nay chúng ta đang sử dụng từ này quá nhiều khiến nó mất đi ý nghĩa vốn có của nó. Đơn giản như bạn cảm thấy câu chuyện hay hành động nào đó không hợp mắt thì bạn cho đó là xàm mặc dù câu chuyện hay hành động đó không xấu.
Không nên lợi dụng sử dụng từ “xàm” quá nhiều
– Các bạn trẻ hiện nay đang nhìn nhận vấn đề quá phiến diện và mang tính chủ quan.Những thứ có khi bạn cho là xàm lại rất bổ ích, đem lại nhiều kiến thức cho ta.
– Hiện rất nhiều người chỉ nhìn bằng ý kiến cá nhân rồi phán xét giống như một phản xạ tự nhiên vậy. Hãy thay đổi quan điểm của mình, cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn thay vì cố chấp như trước.
– Không ai mong muốn mình bị nhận xét là xàm cả. Bạn phải tượng tượng cảm giác mình đang nói chuyện hăng say thì bị nói là “xàm”. Lúc này chắc hẳn bạn phải cảm thấy rất ngượng ngùng và xấu hổ. Vì vậy cần chú ý đến lời nói của mình các bạn nhé.
Một số từ đồng nghĩa với từ “xàm”
– Tào lao: sự thiếu nghiêm túc, không có gì vui hay thậm chí là khá vô bổ. Mọi người còn nói vui là “tào lao bí đao” nhưng nó vẫn mang ý nghĩa như vậy.
– Vớ vẩn hay vớ va vớ vẩn: chỉ những điều không có ý nghĩa. “Vớ va vớ vẩn” là từ láy được biến tấu nhằm nhấn mạnh thái độ chế giễu.
– Thiếu muối/Nhạt toẹt: sự giao tiếp, biểu đạt không có gì hài hước, nó còn mang nghĩa bóng là chỉ người khác “khá ngu dốt”.