Nếu bước vào quán cà phê, gọi một ly Latte nhưng lại nhận được một ly Matcha.
Bạn sẽ phản ứng như thế nào trong tình huống đó?
Thông thường sẽ có 2 kiểu phản ứng:
Một, ngại không dám nói và uống luôn:
“Lỡ rồi thì thôi, mất công kêu người ta đổi qua đổi lại phiền quá.”
Hai, gắt gỏng với phục vụ và đòi đổi lại cho bằng được:
“Ủa mình đi uống mình trả tiền chứ có phải uống chùa đâu, phải làm cho ra lẽ.”
Bạn là ai trong 2 trường hợp trên?
2 nhà tâm lý học Robert E. Alberti và Michael L. Emmons đưa ra một khái niệm rất hay về chuyện này.
Họ chia ra thành 3 kiểu người trong giao tiếp:
1. Passive – Thụ động – Là người sẽ chọn cách một trong ví dụ trên.
Người thụ động hay được gọi bằng cái tên nghe có vẻ tích cực là hiền.
Đây là kiểu người dễ dãi, cam chịu, không dám nói ra suy nghĩ và quan điểm của mình.
2. Agressive – Lấn át – Là người sẽ chọn cách hai trong ví dụ trên.
Người lấn át hay bị gọi là dữ.
Đây là kiểu người nhất định phải đạt được thứ mình muốn, bất kể là người khác có suy nghĩ hay cảm xúc như thế nào.
Còn một dạng người thứ 3 là:
ASSERTIVE – QUYẾT ĐOÁN.
Họ là người có lập trường, điềm tĩnh, khách quan.
Họ vẫn sẵn sàng chia sẻ quan điểm và suy nghĩ của mình trong trường hợp trên.
Nhưng bằng một cách lịch sự, tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe người phục vụ giải thích.
“Hey, hình như đồ uống bị nhầm rồi.”
Có khi: “Đổi lại nước uống mới cho tui.”
Có khi là: “Mình cũng sẽ sẵn sàng uống cốc này luôn, không sao hết.”
Quyết định kết quả như thế nào không quan trọng.
Mà quan trọng là cách chúng ta hành xử.
Sẽ không quá hiền để bị người khác ăn hiếp, không dữ để tỏ ra thô lỗ và bảo thủ.
Mà có được sự DŨNG CẢM, ĐIỀM TĨNH để chia sẻ lập trường một cách rõ ràng và cân nhắc trong từng tình huống khác nhau.