Tại sao cứ Sinh Viên là lại tư vấn mua laptop Gaming? Sinh viên có nên mua laptop gaming không? Là một người thích tìm tòi, trải nghiệm và hiện tại cũng đang bán các dòng sản phẩm laptop. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy hiện nay khi các bạn sinh viên mới lên bài tư vấn laptop thì bất kể với lý do, mục đích sử dụng nào cũng luôn có 1 số bạn và kể cả các Seller nhảy vào tư vấn ngay cho được 1 con laptop gaming.
- ” Có 15,17tr rồi ráng lên hơn 20tr mua gaming cho khoẻ “
- ” Ai rồi cũng chơi game cả thôi “
- ” Laptop gaming dùng cho lâu dài không sợ bị chậm “
- ……..
OK, Với các bạn có nhu cầu về game và chơi game nhiều thì các bạn có thể dừng đọc ở đây vì chắc chắn laptop gaming là lựa chọn số 1 rồi.
Còn nếu bạn đang chỉ dừng lại ở nhu cầu học tập, làm việc cơ bản và giải trí hoặc bạn làm đồ hoạ, hình ảnh thì hãy kiên nhẫn đọc thêm về những điều mà mình chia sẻ về sự bất tiện không tránh khỏi khi dùng Gaming Laptop để mà cân nhắc .
Nội dung chính:
Một số yêu tố cần cân nhắc đối với sinh viên khi mua laptop gaming
Tính cơ động thấp.
Nhiều bạn quên rằng mình mua laptop là vì tính cơ động, có thể làm việc ở mọi lúc mọi nơi hay mang đi xa. Với cân nặng cả sạc khi nhét vào Balo thì 1 chiếc laptop gaming phổ thông chiếm từ 3-7Kg tuỳ kích cỡ và chủng loại :
- Vác đi học liên tục là một cực hình kể với đa số người
- Để lên đùi làm việc cũng không
- Gần như luôn phải tìm chỗ có thể cắm sạc để dùng
Nóng và pin yếu
Để có thể khai thác được con chip mạnh trong máy thì một điều chắc chắn là nhiệt độ của các laptop gaming luôn cao hơn .
- Nhiệt độ cao => Quạt phải hoạt động mạnh => Độ ồn lớn khi bạn sử dụng làm việc hay game
- Cấu hình cao + Nhiệt độ cao => Đốt nhiều điện năng hơn nhưng nhà sản xuất không muốn tăng trọng lượng => Thời lượng pin kém ( 3-4h sử dụng cơ bản và khoảng hơn 2h game )
- Luôn phải kè kè cục sạc để có thể cắm sạc mới an tâm sử dụng.
Linh kiện nhanh xuống chất lượng ( tã máy)
Điều này xảy ra nhiều ở các máy gaming trong tầm giá dưới 25tr nhưng cũng là khoảng giá nhiều bạn lựa chọn nhất .
- Việc nhồi nhét một cấu hình cao vào một con máy giá rẻ => Các linh kiện đưa vào cũng không thể thuộc loại cao cấp => Các linh kiện này sau một thời gian sử dụng có xu hướng hỏng hóc cao
- Nhìn trong hình bạn có thể thấy ở các máy tầm thấp thì các linh kiện đều được gắn trên main theo kiểu ” trần ” và không có gì che đậy. Ở các laptop cao cấp thì giữa những linh kiện quan trọng đều được che chắn, ngăn cách để tránh nhiệt độ từ CPU và GPU toả ra làm hư linh kiện .
=> Ở những máy tầm thấp linh kiện đã kém sẵn mà cách sắpp xếp linh kiện + Hệ thống tản nhiệt ở mức bình thường thì nếu về lâu về dài khả năng hư hỏng sẽ cao.
Trải nghiệm màn hình không tốt
Ở những máy tầm giá từ 15-20tr mà muốn tần số quét cao thì bạn chắc chắn phải đánh đổi về chất lượng hiển thị cực kỳ tệ của tấm nền.
- Dải màu thấp, màu sắc nhợt nhạt , sai lệch màu nhiều
- Độ sáng thấp , kèm theo độ tương phản không cao
- Góc nhìn kém ở những máy dùng TN, TFT
Ở những máy từ 20-25tr
- Màu sắc đã ok hơn nhưng độ sai lệch màu nhiều
- Độ sáng vẫn không cao
Kết Luận
Trong vòng 2 năm gần đây với sự cạnh tranh khốc liệt giữa AMD và Intel cùng Apple thì các hãng luôn phải cải thiện hiệu năng thêm nhiều sau thời gian.
Chính vì thế mà các mẫu Ultrabook hay laptop phổ thông đã KHÔNG HỀ YẾU nữa.
- Làm việc văn phòng
- Phim ảnh giải trí
- Game Esport nhẹ nhàng
- Đồ hoạ 2D và video FHD
Những chiếc laptop từ 15-20tr không phải gaming đã đều có thể đáp ứng tốt. Và bạn là một người mua cần phải tìm hiểu về nhu cầu của mình + 1 người bán hàng có tâm để có thể lựa chọn được chiếc máy phù hợp nhất.
Có nên mua laptop gaming để lập trình,
Sinh viên có nên mua laptop gaming,
Có nên mua laptop gaming để làm việc,
Nên mua PC gaming hay laptop gaming,
Có nên dụng laptop gaming,
Laptop gaming có làm việc được không,
Sinh viên y nên mua laptop nào,
Laptop gaming có bền không
Sinh viên có nên mua laptop gaming,
Có nên mua laptop gaming để làm việc,
Nên mua PC gaming hay laptop gaming,
Có nên dụng laptop gaming,
Laptop gaming có làm việc được không,
Sinh viên y nên mua laptop nào,
Laptop gaming có bền không
Via: LMD