8 bài học kinh điển từ Lã Bất Vi

8 bài học kinh điển từ Lã Bất Vi Lâu lâu có hứng share lại tới mọi người những bài học kinh điển trong đời, một phần của nó mà mình ghi chép lại khi đọc sách là 8 bài học kinh điển từ Lã Bất Vi-, tấc nhiên còn rất nhiều, mình sẽ từ từ share khi có thêm thời gian chiêm nghiệm

8 bài học kinh điển từ Lã Bất Vi
8 bài học kinh điển từ Lã Bất Vi
 

8 bài học kinh điển từ Lã Bất Vi

1. Thiên hạ không phải là thiên hạ của riêng ai, mà là thiên hạ của mọi người; khi âm dương kết hợp với nhau một cách tự nhiên thì những vật phẩm được sinh ra từ sự kết hợp đó sẽ không phải chỉ có duy nhất một loại; khí hậu mưa thuận gió hòa thì những sinh vật được hưởng những ưu đãi này cũng không phải chỉ có một loài: chủ của muôn dân cũng không phải chỉ có một người.

2. Vương Khuê uống mặt đỏ tía tai, tâm sự rất cởi mở với Lã Bất Vi rằng, đã là buôn bán thì phải có thủ đoạn để kiếm lợi cho mình. Bán lụa mỗi lần chỉ cần đo thiếu đôi ba tấc thì dần dần cũng được một món lớn. Lã Bất Vi vừa nghe vừa thầm nghĩ: “Quả đúng như người ta vẫn nói, vi thương bất gian bất vi thương”.

3. Tiền bạc có thể làm cho con người ta được tôn quý, hiển vinh, tiền bạc có thể mua được tước vị, tiếng tăm, tiền bạc có thể trải ra con đường tiến thân đầy những gấm hoa dẫu cho con người ta đang ở trong cũng lầy đen tối… Người khác, trước là mưu cầu quan chức, tước vị, sau dựa vào quan tước để tranh điền ấp, bổng lộc, rồi tích tụ tiền của, giàu có vang danh. Ta lại muốn đi một con đường ngược lại, làm kẻ buôn bán, tích luỹ bạc tiền, sau đó mới tranh quan đoạt tước, phong hầu bái tướng.

4. Lắng nghe một câu từ miệng người quân tử hơn cả đọc sách cả mười năm.

5. “Bất Vi, đừng vì lễ nghi khách khí thầy trò. Suy nghĩ của con quả thực là cờ cao một nước hơn người , hợp thời thuận thế. Con cũng biết Khổng Khâu tiên sinh vốn là quan đại thần nước Lỗ từ thời hơn hai trăm năm về trước, trước đây ta vô cùng bái phục văn chương đạo đức của ông ta. Đặc biệt là khi nghiền ngẫm tập “Luận ngữ”, mỗi câu mỗi chữ trong đó đều soi rạng thứ ánh sáng hiền triết, đều là những danh ngôn chí lý. Nhưng bỗng gần đây, khi đọc những trước tác cảu Khổng tiên sinh, ngẫm nghĩ suy tư thì tình cảm sùng bái của ta dành cho ông ấy đã bị dao động, nói cách khác, ta nhận thấy, không phải tất cả những lời của Khổng tiên sinh đều là những chân lý bất di bất dịch. Ví như, Khổng Tử nói, bậc quân tử trượng nghĩa còn kẻ tiểu nhân hám lợi; bậc quân tử lo việc đạo nghĩa chứ không vì bần hàn mà bận tâm. Ta không cho là như vậy. Cớ sao có thể nói mưu cầu lợi ích vật chất, tránh cảnh cơ cực bần cùng tất thảy đều là bụng dạ, suy nghĩ của kẻ tiểu nhân? Không có bạc tiền, nghèo hèn khốn khó mà nói đến đạo, đến nghĩa há chẳng phải viễn vông sao? Ta có vừa được nghe một câu nói của Quản Trọng, vốn từng làm đến chức thượng khanh cho Tề Hoàn Công, rằng: “Gạo đầy kho mới hiểu lễ tiết, áo ấm thân mới thấu nhục vinh”. Đó quả là một lời răn dạy sâu sắc mà mới mẻ, người dân chỉ có thể hiểu được lễ tiết là gì khi họ đã được ăn no, chỉ có thể biết cái gì là vinh, cái gì là nhục khi họ đã được mặc ấm. Cho nên quân tử phong lưu thì dễ lòng hành đức, tiểu nhân no đủ thì dốc sức dốc công. Bậc quân tử khi đã rương cao hòm đầy thì có thể thi ân hành đức, còn kẻ bình dân khi đã có chút của dư thừa thì có thể thêm sức cần lao. Cũng giống như nơi nước sâu mới có cá lội, chốn núi cao mới có thú về, có giàu sang mới tính được chuyện nhân nghĩa. Kẻ giàu có tiền có thế, dang tiếng càng bay xa, mất tiền mất thế, môn khách cũng sẽ đều quay gót bỏ đi, bởi vậy đã có người nói rằng: thiên hạ nô nức, khi còn lợi, thiên hạ quạnh hiu, lợi chẳng còn. Ôi, bậc quân vương nghìn cỗ xe, kẻ chư hầu vạn mái nhà, bậc khanh tướng trăm phòng thất chẳng vẫn sợ bần hàn sao, trách chi được kẻ thất phu với đôi gian nhà chật?”

6. Nguỵ Vương Nguỵ Văn Hầu chiêu mộ nhân tài, đã phong cho Lý Khôi làm tể tướng. Trong thời gian chấp chính, Lý Khôi đã thực thi biện pháp tấc đất tấc vàng, phá bỏ ranh giới canh điền, phát triển điền canh thuỷ lợi, thậm chí còn tính toán giúp Nguỵ Văn Hầu. Có một lần Lý Khôi đã tính toán cho Nguỵ Vương xem về một mảnh đất vuông vức rộng trăm lý, có chín vạn hecta ruộng, nếu trừ đi diện tích rừng núi, hà trạch, thành ấp, làng mạc thì thực tế diện tích canh tác chỉ còn được sáu vạn mẫu. Nếu lúc thuận thời, cần cù canh tác, mỗi mẫu tăng sản ba đấu thì sáu vạn hecta cũng tăng được một trăm tám mươi thạch. Nguỵ Vương vốn là bậc hiền minh rất nghe theo lời Lý Khôi, tiếp thu kế sách hoa màu: quốc cường dân phú của ông, Nguỵ quốc nhờ vậy nhanh chóng cường thịnh. Hay chuyện Sở Vương tin dùng Ngô Khởi, Tần Hiếu Vương tín nhiệm Thương Ương, những nước chư hầu này đã thực thi biến pháp, tích của tụ tài, trở nên cường thịnh, từng bước hoàn thành bá nghiệp. Thời thay đổi, sách lược trị quốc của các bậc quân vương cũng phải thay đổi, thế gọi là thức thời vậy. Thời thượng cổ thiên vị đạo đức, trung cổ xem trọng trí mưu, cận kim phát huy vũ lực và đương thời trọng thị kinh tế. Thời nhà Thuấn, có bộ lạc Miêu không chịu khuất phục, tướng Vũ xin chinh phạt, Thuấn nói: làm vậy không được, chúng ta không dùng đức trị người mà nay lại dùng lực, há chẳng phải bất đạo hay sao? Suốt ba năm, vừa thuyết giáo, vừa răn đe, người Miêu mới khuất phục. Bất Vi, con xem, Thuấn phái quân tay cầm rìu cầm khiên nhưng lại cùng người Miêu ca hát, thế người Miêu mới khuất phục, thật diệu kỳ biết bao, dùng đạo cảm hoá lòng người thời ấy quả có sức mạnh vô biên. Đến thời cận đại thì sao? Có một lần, nước Tề toan tiến công nước Lỗ, Lỗ Vương liền phái Tử Cống – một môn sinh xuất sắc của Khổng Tử đi thuyết giáo, hòng dùng đạo đức mà cảm hoá nước Tề bãi binh hoà hiếu. Tử Cống lý lẽ sắc sảo tới nước Tề diễn thuyết một hồi, người nước Tề nghe xong liền cười mà rằng: “Tử Cống tiên sinh, không phải tiên sinh nói lời vô lý, nhưng cái chúng ta cần là đất đai chứ không phải những lời văn vẻ bùi tai”. Và, quân đội nước Tề tấn công nước Lỗ, khuyếch trương biên giới đến cánh cửa thành nước Tề có năm trăm mét. Bất Vi, thử so sánh mà xem, thời thượng cổ, dùng đạo đức đi giáo hoá đã hàng phục được cả một bộ lạc, đến thời cận đại, lại dùng đạo đức đi thuyết giáo thì suýt dẫn đến hoạ diệt vong cho cả một quốc gia! Thời thế nay, chư hầu đua tiếng, mưu đồ thôn tính đối phương, độc dựng cơ hồ, theo ta, gốc rễ là kinh tế hưng thịnh, nước phú quân mạnh”.

 

7. “Biết sẽ đánh nhau thì phải chuẩn bị chiến tranh, biết mùa vụ của hàng hoá và nhu cầu của mọi người mới được coi là biết hàng hoá. Nắm vững quan hệ giữa mùa vụ với nhu cầu, tình hình cung cấp và nhu cầu hàng hoá trong thiên hạ thì có thể thấy được rõ ràng. Năm ở hành “Kim” thì được mùa, ở hành “Thuỷ” thì mất mùa, ở hành “Mộc” sẽ mất mùa, khó khăn, ở hành “Hỏa” sẽ khô hạn. Khi trời hạn thì phải chuẩn bị thuyền, khi ngập lụt phải lo chuẩn bị xe. Đây là nắm vững đạo biến hoá của vạn vật. Thông thường cứ sáu năm một lần được mùa, sáu năm một lần hạn hán, mười hai năm có nạn đói lớn. Thóc gạo bán ra mỗi đấu giá hai mươi tiền, nông dân chịu thiệt; mỗi đấu giá chín mươi tiền, người làm nghề thủ công, buôn bán sẽ chịu thiệt. Người làm nghề công thương bị tổn thất, ruộng sẽ bỏ hoang, không ai đi khai khẩn. Đo đó giá ngũ cốc cao nhất cũng không được quá tám mươi tiền, thấp nhất không thể dưới ba mươi tiền, như vậy công, nông, thương đều có lợi. Giá ngũ cốc bán ra cũng có sự điều chỉnh với giá các mặt hàng khác. Thu thuế chặt chẽ và cung cấp thị trường đều không thể thiếu. Đây là đạo lý trị quốc. Ngay như tích luỹ hàng hoá, cần phải tích trữ chắc chắn, có thể để được lâu dài, để tiêu thụ, mới không lo lỗ vốn. Trong buôn bán, hàng hoá dễ hư hỏng thì không nên tích trữ chờ giá. Nghiên cứu hàng hoá dư thừa hay thiếu thốn thì biết được xu hướng giá cả của hàng hoá. Giá cao đến đỉnh điểm thì sẽ hạ, giá thấp đến kịch điểm thì sẽ tăng. Khi giá cả tăng đến điểm cao nhất thì phải đem hàng hoá tích trữ ra bán ngay, khi giá hành thấp nhất thì phải nhanh chóng thu mua vào. Phải để cho đồng tiền chu chuyển giống như dòng nước chảy không ngừng.”

8. Sau khi Phạm Lãi giúp nước Việt rửa sạch mối nhục ở núi Hội Khê, thở dài nói: “Sách lược của Kế Nhiên có bảy điều, nước Việt mới dùng năm điều đã báo được thù. Sách lược đó trong trị quốc rất hữu hiệu, ta phải dùng nó trị gia”. Vậy là làm một chiếc thuyền nhỏ vượt sông lớn, thay tên đổi họ. Đến nước Tề, tự gọi là: “Xích Di Từ Bì”; đến đào ấp gọi là “Chu Công”. Chu Công cho rằng đào ấp là trung tâm của thiên hạ, thông với các nước chư hầu, là yếu địa trong giao dịch hàng hoá, ông liền đặt mua sản nghiệp, tích trữ hàng hoá, tuỳ cơ ứng biến, không khắt khe với mọi người – Sở dĩ giỏi về kinh doanh sản nghiệp, biết dùng người tài, lại nắm vững thời cơ. Trong mười chín năm, ba lần kiếm được cả ngàn vàng, hai lần phân tán tài sản cho bạn bè khó Khăn và các huynh đệ ở xa. Đây chính là khi giàu có thì thực thi ân đức, sau khi Phạm Lãi già yếu, giao cho con cháu nắm giữ cơ nghiệp, con cháu kế thừa sự nghiệp của ông, không ngừng phát đạt, cho tới khi già yếu lên tới triệu lạng vàng. Do đó, khi nói đến phú hào, mọi người đều nhắc đến Chu Công.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “8 bài học kinh điển từ Lã Bất Vi

  1. Pingback: Cat888

  2. Pingback: หวยมาเลย์ คืออะไร

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);