Những nguyên tắc sống còn để nhảy việc thành công .Pathways Operations Manager at Amazon Trong bài trước mình đã giới thiếu đến các bạn bài viết bí quyết nhảy việc thành công. Trong bài này mình sẽ giới thiệu đến các bạn những nguyên tắc sống còn để nhảy việc thành công như là một sự bổ sung góc và khía cạnh hoàn chỉnh để các bạn có thể dễ dàng sử dụng từ Trang (Jenny) -HoangPathways Operations Manager at Amazon.
Nhiều bạn nói với mình: “Mình không muốn nhảy việc đâu, nhưng tại công ty/ chỗ làm việc/ nó cứ chấm chấm chấm, vân vân vân.” Mình công nhận rằng công ty cũng có chỗ nọ chỗ kia, không phải chỗ nào cũng tốt hết nhưng nếu bạn muốn nhảy ở mức độ 6 tháng một lần thì bạn cũng nên tự xem lại bản thân mình một chút. Đơn giản vì “nhảy việc” cũng là một cái nghề, chứ không phải là thứ mà mỗi khi bạn “chán cơm thèm cháo” thì làm tí cho vui.
Nội dung chính:
Nguyên tắc “nhảy việc” 1 – Trước tiên, hãy làm tốt công việc hiện tại của mình
Khi bạn bắt đầu một công việc, tâm thế thường là rất háo hức và mong đợi rất nhiều. Thế nên, khi đụng việc không như ý là thường sẽ bị xuống sức rất nhanh. Chán rồi thì dẫn đến chểnh mảng, chỉ muốn tìm chỗ nào đấy để “trốn” hoặc làm đối phó cho nó qua ngày. Nhìn chung, cứ lúc nào có cơ hội nhảy, bạn sẽ nhảy.
Đương nhiên, hầu hết các bạn sẽ nói rằng: “Đấy là lỗi của công ty.” Mình không phủ nhận. Tuy nhiên nếu việc này đã không thể thay đổi được thì ít nhất bạn phải “make the best out of it.”
Lương ít chứ gì? Làm cố gắng vừa đủ thời gian, đi học thêm kỹ năng mà mình nghĩ sẽ cần để chuyển sang công việc mới.
Đồng nghiệp củ chuối phải không? Gom resources vào hết chỗ mình, tranh thủ phát triển những quan hệ có thể với những nhân vật chủ chốt. Biến chúng thành lợi thế cạnh tranh cho mình. Với sales thì còn có thể gói hết khách hàng vác sang một chỗ khác.
Sếp đì á? Muỗi. Càng có cơ hội để mình học cách negotiate với cấp trên. Sau này đi negotiate lương càng dễ. Mà đì cũng được, không cho mình cơ hội thăng tiến, mình càng có cơ hội núp sau bóng cây mà đi học, đi làm cái khác.
Nhìn chung, nếu bạn muốn nhảy việc tới một chỗ lương cao hơn, văn hóa doanh nghiệp tốt hơn, hay sếp tử tế hơn, thì trước tiên bạn phải có gì cho người ta đã. Nếu bạn tích lũy được một chút gì đó từ công việc trước, thì nhiều hay ít gì, nhà tuyển dụng cũng sẽ thấy bạn cố gắng học hỏi và làm việc hết sức mình rồi. Như vậy, họ sẽ cho bạn cơ hội. Còn nếu trong công việc trước bạn chỉ làm như một cái bóng, thì khi nhảy có khi chỉ là nhảy từ cục sh*t này sang cục sh*t kia mà thôi.
Bạn đang lắc đầu phải không? Bạn nghĩ rằng: “Chỗ tôi tệ hơn chỗ bạn nhiều, không thể làm những việc như bạn nói được.” Xin lỗi chứ, mình từng làm một chỗ mà (1) cứ ngày dã 14 tiếng; (2) sếp mắng xa xả nhân viên mỗi lần sếp “lỗi”; (3) năm 12 ngày nghỉ phép mà được nghỉ có 5, còn phải lạy lục; (6) lương lên 50USD 1 năm mà làm như ban ơn bố thí; (7) đồng nghiệp thì đổ thừa tội cho mình, chỉ nhận hết công, đã thế lương nó còn cao hơn chỉ vì nó xinh nữa chứ. Đấy là mình còn chưa kể đến đoạn sếp quỵt tiền thưởng + công tác phí của nhân viên với cả làm giả hợp đồng chứ nhỉ? Thật là ôi chu choa.
Đó, đến thế mà mình vẫn cố để vắt ra được 1 tí tinh chất để đi apply chỗ khác, nên bạn cũng sẽ vắt được thôi. Hãy trân trọng công việc của mình, chứ đừng chỉ vì một thằng sếp không ra gì, một đồng nghiệp lật lọng hay giờ làm khắc nghiệt mà quên đi những giá trị mà công việc có thể đem lại cho bản thân bạn, nhất là khi bạn nộp đơn vào một vị trí mới ở một công ty khác.
Nguyên tắc “nhảy việc” 2 – Hãy luôn apply dù bạn chưa chán việc
Nhiều bạn đến cầu cứu mình trong tâm thế thực sự không còn chịu đựng được công việc hiện tại của mình nữa nhưng lại không biết nên đi đâu, nên làm gì, nên bắt đầu lại từ chỗ nào. Nhưng ca như thế, mình thấy thực sự là … khó “đẻ”
Một người khi quá hài lòng với công việc hiện tại của mình sẽ không quá chú tâm tới sự thay đổi xung quanh. Luôn cố gắng để tạo một lớp rào cản và tự nhủ: “Miễn không ảnh hưởng đến mình là được.” Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có gì là không thể thay đổi. Văn phòng tăng headcount chẳng hạn, thế là hết budget để tăng lương. Như thế có ảnh hưởng đến bạn không? Có chứ, chỉ là bạn vẫn tự kỉ ám thị bản thân thôi. Đến lúc bạn nhận ra rằng nó có ảnh hưởng, thì có lẽ bạn đã chôn vùi “tuổi thanh xuân” ở đó vài năm mất rồi. “Sóng ở đáy sông” mà chồi lên thì đừng hỏi.
Vậy nên, kể cả khi mọi việc rất yên bình, bạn rất hài lòng với công việc của bạn, hãy thử apply, hãy thử phỏng vấn vì nhảy hay không vẫn là quyết định của bạn cơ mà. Hơn nữa, nộp hồ sơ một chỗ mới và phòng vấn liên tục luôn có nhiều tác dụng:
(1) Bạn tiếp xúc với thị trường lao động. Biết thị trường cần gì, muốn gì ở một ứng viên. Như thế bạn có thể học hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn cứ thỏa mãn với việc mình mà không bước ra ngoài vỏ ốc, kĩ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ dần dần không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường nữa. Bạn sẽ tự động bị đào thải, không chỉ khỏi công ty mình đang làm việc mà cả thị trường lao động luôn. Bạn không tin điều này sẽ xảy ra? Một người làm văn phòng thương mại sứ quán, cả đời chỉ làm đoàn thương mại lại không tích lũy kiến thức thêm. Người này khi muốn nhảy việc sẽ có một chút kiến thức về tổ chức sự kiện và xuất nhập khẩu nhưng nhảy vào bên nào cũng không ai nhận vì kiến thức tích lũy chưa đủ sâu. Nếu người này tiếp xúc sớm với thị trường, thì có lẽ đã thức thời hơn.
(2) Bạn tạo thêm mối quan hệ để khi cần nhảy sẽ nhảy dễ dàng hơn. Điều này thì mình không cần phải nói chứ nhỉ. Đơn giản là network càng rộng thì khi cần tìm một công việc phù hợp với mình sẽ có người giúp đỡ, truyền đạt thông tin. Có vậy thôi.
(3) Hồ sơ của bạn luôn cập nhật nhất và sẵn sàng nhảy bất cứ lúc nào. Một hồ sơ như thế giúp bạn luôn không chỉ giúp bạn đi mà còn giúp bạn ở nữa. Khi bạn có thể có một CV và cover letter update nhất về chính bản thân mình, bạn sẽ định vị được năng lực và kinh nghiệm của mình. Như thế, bạn có thể thỏa thuận với công ty hiện tại dựa trên những luận điểm, luận chứng xác thực nhất để có được điều mình mong muốn. Như thế bạn sẽ ít bị động bởi những sự thay đổi nội tại của nơi mình công tác.
(4) Bạn đang ở tâm thế “không nhất định phải đi”. Tâm thế này giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc đối thoại với nhà tuyển dụng. Nếu tôi không cần việc, tôi có thể thoải mái thiết kế công việc mơ ước của mình với người tuyển. Nếu thực sự được như mình mong muốn thì mình mới đi chứ. Không được thì mình cứ làm việc của mình thôi. Một ứng viên tự tin như thế sẽ ghi điểm nhiều hơn với phía tuyển dụng đó. Đừng bám lấy bên tuyển như bám lấy cành cây trên vách núi, nhỡ người ta không tuyển, cành nó gãy là mình tụt dốc không phanh đấy. Công việc hiện tại đang thuận lợi chính là chỗ đặt chân cho bạn, cành chắc thì bạn bám, cành cong thì bạn bỏ, cũng không ngã đi đâu được.
Nguyên tắc “nhảy việc” 3 – Đừng bao giờ nhảy 2 chỗ trong vòng dưới một năm
3 tháng biết việc, 6 tháng biết sự. Thường thì sau sáu tháng, rất nhiều bạn sẽ đột nhiên muốn nghỉ việc vì phát hiện ra rất nhiều cái không hợp với mình. Tuy nhiên nếu chỉ có nhiêu đó khó khăn mà đã chùn bước, không biết điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ có thể đương đầu với công việc tiếp theo.
Làm việc ở một công ty mà mình không quá thích giúp người ta học được nhiều điều hơn là công việc. Sự nhẫn nhịn, sự kiên trì, sự cố gắng và sự trưởng thành đều được tích lũy nhiều hơn trong giai đoạn này. Vì thế, hãy ít nhất cố hết sức mình một lần, trước khi nghỉ việc. Bởi vì, chỗ nào cũng sẽ có cái tệ cả thôi, nhưng sức chịu đựng của bạn qua rèn luyện thì luôn luôn tốt hơn.
Thêm vào đó, 1 CV nay đây mai đó thực sự làm mình rất muốn quẳng vô sọt rác mỗi lần tuyển dụng.
Nguyên tắc “nhảy việc” 4 – Cố gắng đừng nhảy ngang
Có thể nguyên tắc này mình áp dụng với bản thân nhiều hơn là người khác. Mỗi lần nhày mình đều cố gắng lên một level khác, dù là lương, hay số lượng nhân viên mình phải quản lý, hay là cấp bậc, hoặc những thứ đại loại thế. Với mình, nhảy ngang có nghĩa là lương lên nhưng chẳng bao nhiêu
Bạn có thể nói lương lên 15% được rồi. Nhưng mình lại nghĩ thế là quá thấp, là mặc cả với bản thân mình. Nếu bạn chưa đủ tầm lên lương đó, thì cứ cố gắng học tập, đến khi nào thỏa mãn điều kiện thì thôi. Nhảy sớm quá, bạn lại trở nên thỏa mãn với năng lực của bản thân mình, không trau dồi thêm nữa. Mà điều này thì lợi bất cập hại.
Mặt khác nếu đi đâu bạn cũng làm nhân viên, thì kĩ năng của bạn sau nhiều năm cũng “chỉ thế mà thôi.” Nhảy nhiều cũng vẫn chỉ quanh quẩn một góc, làm việc do sếp giao vậy là nhàn thân. Ngược lại, nếu bạn lên được một vị trí team lead, bạn sẽ tích lũy được nhiều kỹ năng lãnh đạo hơn, và sau đó lại tiếp tục bay (không phải nhảy) đến những vị trí cao hơn nữa. Như vậy chẳng phải tốt hơn sao.
Thực ra, nhảy ngang cũng không hẳn là một việc hoàn toàn xấu trong mắt mình. Có những người hài lòng với vị trí của mình, chỉ muốn thay đổi môi trường một chút. Lại có những người đang chuẩn bị thất nghiệp, chỉ muốn tìm việc gì đó cho nó ổn định. Rồi có một đại bộ phận khác, “chán” rồi nhảy nhưng lại không biết mình thực sự muốn gì. Nhảy như thế, thực sự chỉ khiến bạn end up ở đống sh*t khác mà thôi.
Vì thế mình thành tâm hi vọng, nếu có cơ hội, bạn hãy chuẩn bị thật tốt cho cú nhảy của mình. Một “job jumper” thực sự không phải là người nhảy vì chán mà là một người thị trường tìm kiếm, mời chào. Người đó không bao giờ sợ “mất việc” vì đơn giản có mất việc này thì họ cũng sẽ được việc kia mà thôi.
Chúc các bạn luôn thuận lợi trong công việc và cuộc sống, nhớ theo dõi các bài viết trong topic Việc Làm của ngolongnd.net nhé.</20>