Tài liệu kho bạc mới: 41 câu trắc nghiệm tổng hợp ôn kho bạc- đề số 1

Tài liệu kho bạc mới: 41 câu trắc nghiệm tổng hợp (có đáp án)mới nhất  vừa cập nhập- ôn thi kho bạc nhà nước . Do bạn Hải Hiền biên soạn, tổng hợp và gửi mọi người. nằm trong series đề thi thử kho bạc nhà nước 

Phần câu hỏi

Câu 1: Phạm vi thu NSNN bao gồm:
a. Thu NSNN
b. Chi NSNN
c. Bội chi NSNN
d. Trong tổng mức vay của NSNN bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để chi trả nợ gốc
e. Cả a,b,c,d
Câu 1a: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và thu tiền sử dụng đất :
a. Đều đưa vào cân đối NSNN
b. Không đưa vào cân đối NSNN
Câu 2: Bội chi NSNN bao gồm
A. Ngân sách trung ương
b. Ngân sách địa phương
c. Cả 2 đáp án trên
Câu 3: Đối tượng áp dụng Luật NSNN năm 2015:
a. Các CQNN, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp
b. Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ theo các nhiệm vụ NN giao
c. Các đơn vị sự nghiệp công lập
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Luật NSNN năm 2015 quy định về điều gì?
a. Quy định việc lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát NSNN.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực NSNN
c. cả a&b
Câu 4: Hệ thống NSNN bao gồm:
a. Ngân sách trung ương
b. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương
c. cả a&b
Câu 5: Ngân sách nhà nước là gì?
a. Là toàn bộ các khoản thu, chi của NN đc quyết toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan NN có thầm quyền quyết định bảo đảm việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của NN
b. Là các khoản thu NSNN phân cấp cho Ngân sách địa phương, các khoản thu bổ sung từ NSTW cho NS địa phương và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi cuả NS địa phương
c. Là các khoản thu NSNN phân cấp cho NSTW và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của NSTW
Câu 6: Thu NSNN bao gồm:
a. Các khoản thu từ thuế, lệ phí
b. Toàn bộ các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do CQNN thực hiện, trường hợp đc khoán cp hoạt động thì đc khấu trừ.
c. Các khoản viện trợ ko hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức cá nhân nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Chi NSNN bao gồm:
a. Chi ĐTPT
b. Chi dự trữ quốc gia
c. Chi thường xuyên
d. Chi trả nợ lãi
đ. Chi viện trợ
e. Tất cả các phương án trên
Câu 8: Theo nguyên tắc cân đối NSNN thì các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định đc tổng hợp đầy đủ vào cân đối NSNN đc thực hiện theo nguyên tắc:
a. Không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, trừ trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định
b. Phải gắn với nhiệm vụ chi cụ thể trong mọi trường hợp
Câu 9: NSNN được cân đối theo nguyên tắc nào?
A. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên
b. Tổng số thu từ thuế, phí lệ phí phải nhỏ hơn tổng số chi thường xuyên
c. Không có đáp án nào đúng
Câu 10: TRƯỜNG HỢP bội chi thì:
a. Số bội chi phải nhỏ hơn số chi ĐTPT
b. Số bội chi phải lớn hơn số chi ĐTPT
c.. Số bội chi bằng số chi ĐTPT
Câu 11: TRƯỜNG HỢP bội thu thì:
a. Được sử dụng để chi trả gốc và lãi các khoản vay của NSNN
b. Được phân bổ đều cho các cấp
c. Được giữ lại để dự trữ tài chính cho năm sau
Câu 12: Vay bù đắp bội chi NSNN được sử dụng để chi cho khoản mục nào:
a. Chi thường xuyên
b. Chi đầu tư phát triển
c. Cả 2
Câu 13: Bội Chi NS trung ương được bù đắp từ các nguồn nào:
a. Vay trong nước từ phát hành trái phiếu CP, Công trái và các khoản vay trong nước khác
b. Vay nước ngoài (không bao gồm các khoản vay về cho vay lại)
c. Cả a&b
Câu 14: Chi Ngân sách nào sau đây được bội chi :
a. Ngân sách trung ương
b. Ngân sách Nhà nước
c. Ngân sách địa phương cấp tỉnh
Câu 15: Bội chi NSĐP được bù đắp từ nguồn nào?
a. Nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
b. Vay lại từ nguồn vay Chính phủ vay về cho vay lại
c. Cả a&b
Câu 16: Bội Chi NSĐP được tổng hợp vào?
a. Bội chi NS trung ương
b. Bội chi NSNN
c. Không được tổng hợp vào nguồn nào
Câu 17 : Mức dư nợ vay của NS địa phương tại khu vực Hà Nội và TP HCM là ?
a. Không vượt quá 50% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
b. Không vượt quá 60% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
c. Không vượt quá 30% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
d. Không vượt quá 20% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
Câu 18 : Mức dư nợ vay của NS địa phương đối với các địa phương có số thu ngân sách lớn hơn chi thường xuyên của NSĐP :
a. Không vượt quá 50% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
b. Không vượt quá 60% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
c. Không vượt quá 30% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
d. Không vượt quá 20% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
Câu 19 : Mức dư nợ vay của NS địa phương đối với các địa phương có số thu ngân sách nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của NSĐP :
a. Không vượt quá 50% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
b. Không vượt quá 60% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
c. Không vượt quá 30% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
d. Không vượt quá 20% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
Câu 20: Chi trả nợ gốc có phải là khoản chi cân đối NSNN không ?
a. Có
b. Không
Câu 20: Chi trả nợ gốc được bố trí nguồn trả như thế nào để bảo đảm chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết?
a. Từ các khoản vay để trả nợ gốc của NSNN
b. Từ bội thu NSNN
c. Cả 2
Câu 21: Ngân sách cấp nào nào giữ vai trò chủ đạo?
a. NSTW
b.NSNN
c.NSĐP
Câu 22: Ở cấp NSĐP, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS ở địa phương:
a. Hội đồng nhân dân cấp huyện
b. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
c. Kho bạc Nhà nước tỉnh
d. Chủ tịch tỉnh
Câu 23: Nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách được thực hiện :
a. Chi thuộc NS cấp nào do NS cấp đó bảo đảm
b. Có sự gắn kết giữa các cấp NS.
Câu 24: Trường hợp cơ quan quản lý NN thuộc NS cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý NN thuộc NS cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì:
a. Phải phân bổ nhưng không giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền
b. Phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền
Câu 25: Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
a. Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách.
b. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định.
c. Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới
d. Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
e. Cả a,b,c,d
Câu 26: Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì:
a. Số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp trên
b.Số tăng thu không phải nộp về ngân sách cấp trên
Câu 27: Theo nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách thì:
a. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác
b. Không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác
c. Cả a&b
Câu 28: Trường hợp đc dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác; ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác bao gồm:
A. Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp khẩn
B. Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới
c. Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng
d. Cả 3
Câu 29: Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương, thì :
a. Điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương
b. Lấy nguồn khác bù đắp.
Câu 30: Theo luật NSNN số 83/2015/QH13 quy định mức bố trí dự phòng NSNN:
a. Từ 2% đến 5%
b. Từ 1% đến 5%
c. Từ 2% đến 4%
Câu 31: Dự phòng NSNN đc sử dụng để:
a. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh
b. Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh.
c. Cả 2
Câu 32: Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước đối với cấp ngân sách trung ương:
a. Chính phủ
b. Quốc hội
c. Chủ tịch nước
Câu 33: Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước đối với cấp ngân sách địa phương:
a. UBND
b. HĐND
c. Kho bạc nhà nước tỉnh
Câu 34: Cơ quan có thẩm quyền lập quỹ dự phòng tài chính
a. Chính phủ
b. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
c.Kho bạc NN tỉnh
d. a&b
Câu 35: Quỹ dự trữ tài chính đc lập từ những nguồn nào?
a. Nguồn tăng thu
b. Kết dư ngân sách
c. Bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm
d. Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật
e. Cả a,b,c,d
Câu 36: Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá bao nhiêu % so với dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó?
a. 10%
b. 20%
c. 25%
d. 50%
Câu 37: Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong những trường hợp nào?
a. Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách
b. Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ
c. Cả a&b
Câu 38: Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi:
a. Đã có trong dự toán ngân sách được giao
b. Chưa có trong dự toán ngân sách được giao
Câu 39: Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp nào sau đây?
a. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng;
b. Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;
c. Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
d. Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
đ. Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
e. Cả a,b,c,d,đ
Câu 40: Trường hợp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá nào?
a. Theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh
b. Theo tỷ giá hạch toán bình quân cả năm do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước.
Câu 41: Năm ngân sách bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
a. Bắt đầu từ ngày 31 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
b. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
c. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);