Giải đề thi thử số 1 +LƯU Ý KHI GIẢI BT THUẾ TNDN – ôn thi vòng 2 công chức thuế

Giải đề thi thử số 1 +LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ( TNDN) – ôn thi vòng 2 công chức thuế. Chuỗi những đề tự luận để các bạn ôn thi vòng 2 này mình sẽ không giải hết và chỉ giải một số bài tiêu biểu + lưu ý các sai lầm cần tránh, các điểm cần nhớ khi giải bài.

Giải đề thi thử số 1 +LƯU Ý KHI GIẢI BT THUẾ TNDN - ôn thi vòng 2 công chức thuế
Giải đề thi thử số 1 +LƯU Ý KHI GIẢI BT THUẾ TNDN – ôn thi vòng 2 công chức thuế


Các bạn có thể tham khảo các lời giải các bài khác ở phần comment của đề thi thử số 1 ở đây

Bài 5. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: ĐVT: Triệu đồng

I. Đối với thu nhập trong nước:
1. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN: 50.000
2. Xác định chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế:
– Vì chi phí xây dựng nhà xưởng sản xuất nên không được trừ: 4.000.
– Chi lãi vay vượt quá quy định không dược trừ: 150
– Chi cho tài trợ các đoàn thể địa phương: 1.250
ð Vậy chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế: 35.000 – 4.000 – 150 – 1.250 = 29.600
3. Thu nhập khác là: 0
4. Thu nhập chịu thuế là : 50.000 – 29.600 = 20.400
5. Thu nhập miễn thuế là : 0
6. Thu nhập tính thuế : 20.400
7. Thuế TNDN phải nộp là : 20.400 x 20% = 4.080
II. Đối với thu nhập ngoài nước
8. Thu nhập từ liên doanh ở nước ngoài (thu nhập trước khi nộp thuế tại nước ngoài):
830 /1- 17% = 1.000
9. Thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài: 1.000 x 17% = 170
10. Thuế TNDN phải nộp theo luật thuế TNDN Việt Nam : 1.000 x 20% = 200
11. Thuế TNDN còn phải nộp  tại việt nam : 200-170 = 30
12. Tổng Thuế TNDN phải nộp trong năm X là (7) + (11): 4.080+30=4.110

LƯU Ý KHI GIẢI BT THUẾ TNDN 

Khi giải các dạng bài về thuế TNDN,các bạn xuất phát từ :
– Công thức tính thuế TNDN :
Thuế TNDN phải nộp = (TNTT – Trích lập quỹ PT KH và CN) x thuế suất.
TNTT = TNCT – (TN miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định).
TNCT = (Doanh thu – CF được trừ ) + TN khác.
Các bạn bám sát các yếu tố trong công thức, để không bị mất điểm, nên xác định rõ từng yếu tố theo dữ kiện đầu bài, yếu tố nào không cho thì cũng nêu rõ
– Yếu tố về Doanh thu : chỉ đưa vào đây doanh thu của hoạt động kinh doanh chính
– Yếu tố chi phí được trừ : các bạn đọc thật kỹ quy định tại điều 6 thông tư 78. Đây là nội dung trọng yếu. Mức độ khó dễ của đề thường nằm ở nội dung này. Một số nội dung đề thi hay hỏi (không phải toàn bộ) trong phần này bao gồm :
a) Phần khấu hao :
+ Khấu hao cho phần vượt quá 1,6 tỷ đồng của ô tô từ 9 chỗ trở xuống. Phần vượt quá này phải loại ra khỏi chi phí hợp lý.
+ Khấu hao của tài sản đã hết khấu hao : phải loại bỏ
+ Khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức qui định hoặc gây ra lỗ.
+ Một tình huống khấu hao lắt léo, ít gặp nhưng mọi người cũng phải lưu ý : khấu hao đối với nhà xưởng trên đất đi thuê : ví dụ thuê đất 3 năm, nhà xưởng 1.000, đã đăng ký KH 10 năm. Tính KH năm thứ 4 tức là năm đã hết thời gian thuê. CF khấu hao này phải loại ra.
b) Chi phí tổn thất : lưu ý nếu tổn thất mà không được bồi thường thì được tính vào chi phí hợp lý, nếu có phần bồi thường thì phải trừ đi phần bồi thường.
c) Chi mua hàng không có hóa đơn, lập bảng kê (01/TNDN) : lưu ý là chỉ được tính với hàng mua của cá nhân trực tiếp làm ra, mua qua trung gian hoặc tổ chức không được tính.
d) Tiền lương, phụ cấp :
+ Chỉ được tính với số thực trả đến ngày nộp quyết toán thuế TNDN (31/03), phần chưa trả phải loại ra.
+ Tiền lương của thành viên công ty không trực tiếp điều hành, tiền lương của giám đốc cty TNHH một thành viên, doanh nghiệp tư nhân … không được trừ.
+ Các khoản chi phụ cấp công tác phí : Không hạn chế.
+ Phụ cấp ăn ca : sẽ được đưa vào chi phí được trừ nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại 1 trong văn bản sau của DN:
– Hợp đồng lao động
– Thỏa ước lao động tập thể
– Quy chế tài chính của DN
– Quy chế thưởng do Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của DN.
+ Trang phục : quy định hiện hành là 5 triệu có thể chi bằng tiền hoặc hiện vật đều được.
e) Dự phòng tiền lương : 
+ Không được vượt quá 17% số lương của kỳ đã trả cho CBCNV đến hạn nộp quyết toán.
+ Không được trích mà gây ra lỗ.
f) Bảo hiểm :
+ Mức trích lập bảo hiểm : thường phải nhớ tỷ lệ đóng bảo hiểm, mức đang áp dụng hiện nay là :
Công ty (%) Người lao động (%)
Bảo hiểm XH 18 – 8
Bảo hiểm y tế 3 – 1,5
Bảo hiểm TN 1 – 1
KP công đoàn 2
+ Quy định mới cần lưu ý là nếu BH bắt buộc này chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định thì các loại BH không bắt buộc khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện … theo quy định của TT 78 không được tính vào chi phí hợp lý.
+ Mức khống chế 1 triệu đồng/tháng đối với các khoản bảo hiểm tự nguyện như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện …
Phần này bài thi nào cũng có, mọi người tập trung hiểu kỹ, học thuộc điểm 2.21 khoản 2 điều 6 TT 78, lưu ý một số vấn đề :
+ Nếu có cả lãi vay và thu nhập từ cho vay : không tính chi phí lãi vay vào để tính chi phí khống chế.
+ Nếu có chi phạt vi phạm hợp đồng và thu bồi thường vi phạm hợp đồng cũng vậy.
h) Lãi tiền vay : 
+ Phần lãi tiền vay của cá nhân vượt quá 1,5 lần lãi suất NH : lưu ý đây là quy định cho DN vay của cá nhân, DN vay của DN không bị khống chế theo mức này đâu nhé.
+ Lãi tiền vay của phần tương ứng với vốn điều lệ chưa góp cũng phải loại ra.
i) Chi phí tài trợ : lưu ý chỉ có 5 khoản là :
+ Chi tài trợ cho giáo dục (phải khai vào mẫu 03/TNDN).
+ Chi tài trợ cho y tế (khai vào mẫu 04/TNDN).
+ Khắc phục thiên tai (khai mẫu 05/TNDN).
+ Chi làm nhà tình nghĩa cho người nghèo (khai mẫu 06/TNDN) : làm nhà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng không nằm trong quy định này đâu nhé.
+ Tài trợ cho nghiên cứu khoa học (mẫu 07/TNDN) nhưng phải theo chương trình của NN.
Ngoài ra, các khoản chi ủng hộ địa phương, đoàn thể không được trừ đâu nhé : thường đầu bài cho là chi cho quỹ an ninh của địa phương, chi cho quỹ khuyến học của hội đồng hương … phải loại ra.
– Thu nhập khác : theo quy định tại điều 7 TT 78. Tuy nhiên, lưu ý một số thu nhập khác như :
+ Thu nhập từ hoạt động nước ngoài sau khi nộp thuế tại nước ngoài : trước khi đưa vào thu nhập khác phải cộng cả phần thuế đã nộp ở NN. Nếu ở NN được miễn hoặc giảm thuế thì vẫn phải nộp bằng mức ở Việt Nam, cách tính số thuế đã nộp ở NN = min (thuế đã nộp ở NN, thuế phải nộp ở VN cho khoản TN đó).
+ Thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh đã nộp thuế hoặc chưa nộp thuế.
+ Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định.
– Thu nhập được miễu thuế theo quy định tại điều 8 TT 78.

 

Khi làm bài tập thuế TNDN trong kỳ thi chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau :

1. Công thức tính thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = (TNTT – Trích lập quỹ PT KH và CN) x thuế suất.
TNTT = TNCT – (TN miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định).
TNCT = (Doanh thu – CF được trừ ) + TN khác.

Các bạn bám sát các yếu tố trong công thức, để không bị mất điểm, nên xác định rõ từng yếu tố theo dữ kiện đầu bài, yếu tố nào không cho thì cũng nêu rõ (điểm này mình đã đưa mấy bài giải để các bạn tham khảo trên group rồi.)

2. Yếu tố về Doanh thu : chỉ đưa vào đây doanh thu của hoạt động kinh doanh chính, cách xác định theo quy định tại điều 5 thông tư 78 (lưu ý đặc biệt khoản 3 : đề hay lắt léo tại quy định này).

3. Yếu tố chi phí được trừ : các bạn đọc thật kỹ quy định tại điều 6 thông tư 78. Đây là nội dung trọng yếu. Mức độ khó dễ của đề thường nằm ở nội dung này. Một số nội dung đề thi hay hỏi (không phải toàn bộ) trong phần này bao gồm :

a) Phần khấu hao :
+ Khấu hao cho phần vượt quá 1,6 tỷ đồng của ô tô từ 9 chỗ trở xuống. Phần vượt quá này phải loại ra khỏi chi phí hợp lý.
+ Thông tư 96 bổ sung thêm phần khấu hao nhà trẻ, thư viện, khu thể thao được đưa vào chi phí được trừ (từ năm 2015) và lưu ý đối tượng này không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Khấu hao của tài sản đã hết khấu hao : phải loại bỏ
+ Khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức qui định hoặc gây ra lỗ.
+ Một tình huống khấu hao lắt léo, ít gặp nhưng mọi người cũng phải lưu ý : khấu hao đối với nhà xưởng trên đất đi thuê : ví dụ thuê đất 3 năm, nhà xưởng 1.000, đã đăng ký KH 10 năm. Tính KH năm thứ 4 tức là năm đã hết thời gian thuê. CF khấu hao này phải loại ra.

b) Chi phí tổn thất : lưu ý nếu tổn thất mà không được bồi thường thì được tính vào chi phí hợp lý, nếu có phần bồi thường thì phải trừ đi phần bồi thường.

c) Chi mua hàng không có hóa đơn, lập bảng kê (01/TNDN) : lưu ý là chỉ được tính với hàng mua của cá nhân trực tiếp làm ra, mua qua trung gian hoặc tổ chức không được tính.

d) Tiền lương, phụ cấp :
+ Chỉ được tính với số thực trả đến ngày nộp quyết toán thuế TNDN (31/03), phần chưa trả phải loại ra.
+ Tiền lương của thành viên công ty không trực tiếp điều hành, tiền lương của giám đốc cty TNHH một thành viên, doanh nghiệp tư nhân … không được trừ.
+ Thông tư 96 bỏ quy định khống chế về tiền công tác phí vượt quá 2 lần quy định mà chỉ yêu cầu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Trường hợp khoán thì phải được quy định cụ thể trong quy chế tài chính của đơn vị. Các chi phí đi công tác không bao gồm tiền ăn.
+ Phụ cấp ăn ca : mục này mọi người hay nhầm với quy định của thuế TNCN. Có hai trường hợp :
Nếu DN có nhà ăn, tổ chức nấu ăn cho công nhân không bị khống chế.
Nếu chi bằng tiền : thuế TNDN không bị khống chế.
Thuế TNCN : tính phần vượt quá quy định vào TN chịu thuế.
+ Trang phục : Thông tư 96 chỉ không chế mức chi trang phục bằng tiền là 5 triệu, nếu chi bằng hiện vật thì không bị khống chế.

e) Dự phòng tiền lương :
+ Không được vượt quá 17% số lương của kỳ đã trả cho CBCNV đến hạn nộp quyết toán.
+ Không được trích mà gây ra lỗ.

f) Bảo hiểm :
+ Mức trích lập bảo hiểm : thường phải nhớ tỷ lệ đóng bảo hiểm, mức đang áp dụng hiện nay là :

Bảo hiểm XH: Công ty (%) 18 Người lao động (%) 8
Bảo hiểm y tế: Công ty (%) 3 Người lao động (%) 1,5
Bảo hiểm TN: Công ty (%) 1 Người lao động (%) 1
KP công đoàn: Công ty (%) 2

+ Quy định mới cần lưu ý là nếu BH bắt buộc này chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định thì các loại BH không bắt buộc khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện … theo quy định của TT 78 không được tính vào chi phí hợp lý.
+ Mức khống chế 1 triệu đồng/tháng đối với các khoản bảo hiểm tự nguyện như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện …

g) Bỏ mức khống chế chi phí quảng cáo 15% chi phí được trừ.

h) Lãi tiền vay :
+ Phần lãi tiền vay của cá nhân và tổ chức không kinh doanh vượt quá 1,5 lần lãi suất NH : lưu ý đây là quy định cho DN vay của cá nhân, DN vay của DN kinh doanh không bị khống chế theo mức này.
+ Lãi tiền vay của phần tương ứng với vốn điều lệ chưa góp cũng phải loại ra. Lưu ý có hai cách tính chi phí lãi vay bị loại : vay một món thì tính theo lãi suất vay, vay nhiều món thì tính theo tỷ lệ tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu. Vay nhiều món ở đây được hiểu là đồng thời tại một thời điểm, nếu các món gối đầu nhau thì vẫn tính là một món.

i) Chi phí tài trợ : lưu ý chỉ có 5 khoản là :
+ Chi tài trợ cho giáo dục (phải khai vào mẫu 03/TNDN).
+ Chi tài trợ cho y tế (khai vào mẫu 04/TNDN).
+ Khắc phục thiên tai (khai mẫu 05/TNDN).
+ Chi làm nhà tình nghĩa cho người nghèo (khai mẫu 06/TNDN) .
+ Tài trợ cho nghiên cứu khoa học (mẫu 07/TNDN) nhưng phải theo chương trình của NN.
Ngoài ra, các khoản chi ủng hộ địa phương, đoàn thể không được trừ : thường đầu bài cho là chi cho quỹ an ninh của địa phương, chi cho quỹ khuyến học của hội đồng hương … phải loại ra.

4. Thu nhập khác :

Theo quy định tại điều 7 TT 78. Tuy nhiên, lưu ý một số thu nhập khác như :
+ Thu nhập từ hoạt động nước ngoài sau khi nộp thuế tại nước ngoài : Chỉ tính khi đầu bài cho thời điểm chuyển tiền về và tính trên số tiền chuyển về nước.
Trước khi đưa vào thu nhập khác phải cộng cả phần thuế đã nộp ở NN. Nếu ở NN được miễn hoặc giảm thuế thì vẫn phải nộp bằng mức ở Việt Nam, cách tính số thuế đã nộp ở NN = min (thuế đã nộp ở NN, thuế phải nộp ở VN cho khoản TN đó).
+ Thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh đã nộp thuế hoặc chưa nộp thuế.
+ Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định.

5. Thu nhập được miễn thuế theo quy định tại điều 8 TT 78 : nếu trong bài tập cho một khoản thu nhập miễn thuế nào đó thì phải kiểm tra khoản thu nhập đó đã được có trong doanh thu hoặc thu nhập khác chưa, nếu chưa có thì phải tính khoản đó là một khoản doanh thu hoặc thu nhập khác để xác định thu nhập chịu thuế, sau đó khi tính thu nhập tính thuế mới được trừ ra.

 

Tài liệu ON thi công chức thuế 2021, Nhóm ON thi công chức thuế 2020, Review làm công chức thuế, Kinh nghiệm on thi công chức thuế, De thi công chức thuế 2019, De thi tiếng Anh công chức thuế 2020, On thi tiếng Anh công chức thuế, De thi công chức thuế 2021, Tính thuế thu nhập doanh nghiệp, Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp pdf, Bài tập tình huống thuế thu nhập doanh nghiệp Bài tập từ luận thuế thu nhập doanh nghiệp, Slide bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp, Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp 2020, Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp đơn giản, Bài tập chương 5 thuế thu nhập doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);