Sau refuse là to V hay V_ing?

Sau refuse là to V hay V_ing? Có một số động từ thường được sử dụng, khi được theo sau bởi một động từ khác, có những đặc điểm đặc biệt: Một số động từ luôn được theo sau bởi một động từ ở nguyên thể, Một số động từ luôn được theo sau bởi một động từ ở dạng đuôi -ing, và các động từ khác có thể được theo sau bởi một động từ ở thể nguyên thể hoặc một động từ ở dạng  V_ing. Bài viết sau đây, ngolongnd xin được chia sẻ về cách dùng động từ sau “refuse”.

Sau refuse là to V hay V_ing?
Sau refuse là to V hay V_ing?

Cấu trúc refuse

Refuse trong tiếng Việt mang nghĩa là cự tuyệt, từ chối hay khước từ ai đó, điều gì đó.

Bạn có thể sử dụng refuse khi muốn từ chối một việc gì đó mà người khác yêu cầu hoặc nhờ bạn làm. Bên cạnh đó refuse cũng được dùng khi từ chối, khước từ việc gì đó cho người khác điều mà họ muốn.

  • He asked me to give him another loan, but I refused.
  • He’s in trouble but he’s refused all (my offers of) help.

(1) Nếu đằng sau refuse có danh từ hoặc đại từ chỉ người làm tân ngữ, vậy câu này mang ý nghĩa là từ chối ai đó. Ví dụ:

It’s clever of her to refuse them. (Cô ấy rất thông minh khi từ chối họ.)

(2) Nếu đằng sau refuse là danh từ chỉ đồ vật, vậy trong trường hợp này refuse mang ý nghĩa từ chối nhận vật gì. Ví dụ:

He refused the money. (Anh ấy từ chối nhận tiền.)

Why did she refuse the job? (Vì sao cô ấy lại từ chối nhận công việc này?)

(3) Nếu đằng sau refuse có hai tân ngữ, thông thường có ý chỉ không cho ai đó cái gì đó. Ví dụ:

He refused her nothing. (Anh ấy không từ chối cho cô ấy bất cứ điều gì.)

They’ve refused him leave of absence. (Họ không cho phép anh ấy nghỉ phép.)

Khi đằng sau refuse có hai tân ngữ, nếu như hai tân ngữ đổi chỗ cho nhau, thông thường sẽ sử dụng giới từ “to” để nối hai tân ngữ một cách hợp lý. Ví dụ:

We refused him admittance.=We refused admittance to him. ( Chúng tôi không cho anh ta tham gia.)

refuse
refuse

Sau refuse là to V hay V_ing?

1.1. Refuse (somebody) something

Cấu trúc refuse này được dùng để nói rằng bạn sẽ từ chối ai đó hoặc thứ gì đó mà họ muốn hoặc cần.

Ví dụ: They refuse her job application. (Họ từ chối đơn xin việc của cô ấy.)

1.2 Refuse to do something

Cấu trúc refuse này được sử dụng để diễn tả việc bạn sẽ từ chối, cự tuyệt làm điều gì đó mà ai đó đã yêu cầu bạn làm.

Ví dụ:

My sister refused to allow anyone to help her. (Chị gái tôi từ chối cho phép bất cứ ai giúp đỡ cô ấy.)

She refuses to answer any questions. (Cô ấy từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào.)

1.3 Refuse + two objects

The local council refused him planning permission to build an extra bedroom.

Kết luận – Sau refuse là to V hay V_ing?

Mang ý nghĩa từ chối làm việc gì đó, phải sử dụng to Verb, không sử dụng danh động từ V-ing, cũng không sử dụng kết cấu phức hợp hoặc mệnh đề “that”.

Ví dụ:

Anh ấy từ chối cho tôi dùng từ điển.

Câu đúng:He refused to let me use his dictionary.

Câu sai:He refused me to use his dictionary.

Câu sai:He refused my using his dictionary.

Câu sai:He refused that I should use his dictionary.

 

Phân biệt cấu trúc “deny” và “refuse” trong tiếng Anh

Để từ chối và phủ nhận một vấn đề trong tiếng Anh người ta thường dùng “deny” và “refuse” với nghĩa phủ định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng của 2 từ này. Cùng tìm hiểu cách phân biệt “deny” và “refuse” ngay thôi nào!

Cấu trúc Deny

Phân biệt cấu trúc “deny” và “refuse” trong tiếng Anh
Phân biệt cấu trúc “deny” và “refuse” trong tiếng Anh

Deny là gì?

Trong tiếng Anh, deny nghĩa là phủ nhận, từ chối. Thông tường, người ta sẽ sử dụng cấu trúc deny trong việc phủ nhận một cáo buộc hay một thông báo, thông tin nào đó.

Ví dụ:

No one can deny the fact that the Earth goes around the Sun. / (Không ai có thể phủ nhận sự thật là Trái đất quay quanh Mặt trời.)

Cách dùng cấu trúc Deny

Chúng ta sử dụng động từ Deny trong câu theo 3 cấu trúc sau.

Cấu trúc 1:

Deny + something

Cấu trúc này dùng để diễn tả việc ai đó phủ nhận điều gì đó. 

Ví dụ:

  • A lot of celebrities were swift to deny those rumours. / (Rất nhiều người nổi tiếng nhanh chóng phủ nhận những tin đồn đó.)
  • He was unable to deny the charges in the face of new evidence. / (Anh ta đã không thể phủ nhận những cáo buộc khi phải đối mặt với những bằng chứng mới.)

Cấu trúc 2:

Deny + Ving

Cấu trúc này dùng để diễn tả việc ai đó phủ nhận việc làm gì.

Ví dụ:

  • My son denied having broken my favorite cup. / (Con trai tôi đã phủ nhận việc làm vỡ chiếc cốc yêu thích của tôi.)
  • The company denied having polluted the environment. / (Công ty đã phủ nhận việc gây ra ô nhiễm môi trường.)

Cấu trúc 3:

Deny + that + S + V

Trong cấu trúc này, theo sau deny là một mệnh đề có đủ chủ ngữ và động từ. 

Ví dụ:

  • Susan denied that her husband had gone out the night before. / (Susan phủ nhận việc chồng cô ấy đã ra ngoài tối hôm trước đó.)
  • They denied that they had worked for the government. / (Họ phủ nhận họ làm việc cho chính phủ.)
Deny
Deny

 

Các động từ liên quan đến cấu trúc deny

Cấu trúc deny được sử dụng trong các cuộc cãi vã, tranh biện như trong các phiên tòa xử án. Cùng tìm hiểu các động từ liên quan đến cấu trúc denny:

1. Động từ blame

Blame + O + for + V-ing: đổ lỗi cho ai về điều gì

2. Động từ accuse

Accuse + O + of + V-ing: buộc tội ai đã làm gì

3. Động từ admit

Admit + V-ing: thừa nhận đã làm gì

 

Cấu trúc Refuse

 

Refuse là gì?

Trong tiếng Anh, refuse mang nghĩa là khước từ, từ chối một yêu cầu hay đề nghị, lời mời nào đó.

Ví dụ: 

Ryan refused my offers. / (Ryan đã từ chối những lời đề nghị của tôi.)

Cách dùng cấu trúc Refuse

 

 

Đối với động từ Refuse, chúng ta có thể áp dụng một trong hai công thức dưới đây

Cấu trúc 1:

Refuse + something/somebody

Cấu trúc này dùng để diễn tả sự từ chối ai hoặc điều gì đó. 

Ví dụ:

  • We had to refuse your invitation because we were too busy. / (Chúng tôi buộc phải từ chối lời mời của bạn vì chúng tôi quá bận.)
  • His mother can’t refuse him anything. / (Mẹ anh ấy không thể từ chối anh ấy bất kì điều gì.)

Cấu trúc 2:

Refuse + to V

Với cấu trúc này, chúng ta sẽ sử dụng khi muốn nói về việc từ chối làm gì đó.

Ví dụ:

  • She refused to go to the movie theater with him. / (Cô ấy đã từ chối đi đến rạp chiếu phim cùng anh ấy.)
  • She refused to tell us why she was crying. / (Cô ấy từ chối việc nói cho chúng tôi nghe tại sao cô ấy lại khóc.)

 

Cấu trúc Decide

 

Decide : quyết định.

1, Decide to do something

Cấu trúc decide này được dùng để diễn tả khi quyết định việc gì đó.

Ví dụ: He has decided not to go away after all. (Anh ấy đã quyết định không đi xa sau tất cả.)

2. Decide (that) + mệnh đề

Cấu trúc decide này được cũng được dùng để diễn tả khi quyết định việc gì đó.

Ví dụ: He decided that he wanted to live in Germany. (Anh ấy quyết định rằng anh ấy muốn sống ở Đức.)

3. Decide against something/ decide against doing something

 Cấu trúc decide này được sử dụng khi quyết định chống lại điều gì đó.

Ví dụ:

She finally decided against the domestic violence. (Cuối cùng cô ấy quyết định chống lại bạo lực gia đình.)

He decided against taking legal action. (Anh ấy chống lại việc khởi kiện.)

4. Decide what, whether….

Cấu trúc decide này được dùng để diễn tả quyết định khi làm điều gì đó thì sẽ như thế nào.

Ví dụ:

She can’t decide what to wear. (Cô ấy không thể quyết định mặc gì.)

She can’t decide whether to wear jeans of skirt. (Cô ấy không thể quyết định mặc quần bò hay váy.)

5. Decide between A and B

Cấu trúc decide này được sử dụng khi bạn cần đưa ra lựa chọn giữa việc gì, thứ gì hoặc ai đó.

Ví dụ: It was difficult to decide between the two cars. (Thật khó để quyết định giữa hai chiếc xe đó.)

 

Bài tập: 

Xong lý thuyết rồi, bạn nhớ đọc và làm bài nhé. Việc đọc đi đọc lại bài học là cách rèn luyện tư duy độc lập và hiệu quả, giúp bạn nắm chắc kiến thức ôn thi mà không cần phải học vẹt. Theo David Cox, sinh viên ngành Tâm lý học, đã khẳng định việc lặp lại là một trong những cách hiệu quả nhất để ghi nhớ và xử lý thông tin. Bạn cũng có thể ghi nhớ kiến thức bằng những phương pháp “thân thiện” hơn, ví dụ, thay vì gạch chân hoặc highlight nội dung trong sách, bạn có thể brainstorm hay đọc to thông tin đó lên để ghi nhớ kiến thức vừa đọc qua.

Chọn dạng đúng của động từ trong ngoặc.

  1. The teacher decided (accepting/to accept) the paper.
  2. He refused (to accept/ accept) the gift.
  3. Hoa refused (to say/ saying) anything about the problem.
  4. She denies (to steal/ stealing) her mother’s money for shopping.
  5. Minh refused (to comment/ commenting) further.
  6. Why did you decide (to look/ looking for a new house?)
  7. She simply refuses (to give up/ giving up).

Đáp án:

  1. The teacher decided (accepting/to accept) the paper.
  2. He refused (to accept/ accept) the gift.
  3. Hoa reused (to say/ saying) anything about the problem.
  4. She denies (to steal/ stealing) her mother’s money for shopping.
  5. Minh refused (to comment/ commenting) further.
  6. Why did you decide (to look/ looking) for a new house?
  7. She simply refuses (to give up/ giving up).

Bài tập luyện tập củng cố kiến thức:

Làm việc và rèn luyện chăm chỉ sẽ đạt được những thành công như mong muốn là phương châm và phong cách sống của người Mỹ. Phương châm này cũng được người Mỹ áp dụng vào trong giáo dục và được rất nhiều quốc gia trên thế giới học tập. Và cách giáo dục mà người Mỹ sử dụng để tăng tính chăm chỉ cũng như tăng thời gian luyện tập cho các em học sinh chính là giao bài tập về nhà. Các bạn cùng làm nhé:

Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh phần điền từ vào chỗ trống:

  • Bước 1: đọc nhanh cả bài từ đầu đến cuối, không dừng lại khi gặp từ mới hay thông tin chưa hiểu. Mục đích của lần đọc này là tìm hiểu ý chính, cách tổ chức thông tin. Thời gian cho đọc lần một khoảng 30 giây – 1 phút.
  • Bước 2: Phân tích chỗ trống cần điền, thí sinh đọc không chỉ câu có chứa chỗ trống cần điền, mà cả câu trước và sau nó để nắm rõ ý và xác định từ cần điền đóng vai trò ngữ pháp là gì, nghĩa là gì, có thể là từ loại nào. Sau đó phân tích phân tích đáp án cho sẵn, loại đáp án sai, tìm đáp án đúng. Thời gian làm bài khoảng 3 phút-4 phút cho mỗi bài đọc hiểu.
  • Bước 3: kiểm tra lại từ đầu đến cuối, tìm sai sót và sửa nếu có. Thời gian khoảng 30 giây – 1 phút.

Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng anh phần bài đọc hiểu

Bước 1: Hãy đọc một mạch thật nhanh từ đầu đến hết bài đọc, không dừng lại khi có từ mới. 1 phút để thực hiện bước này và trả lời 2 câu hỏi:

  • Chủ đề của bài này là gì?
  • Các sự kiện của bài diễn ra trong quá khứ hay hiện tại?
  • Bài có mấy khổ, mỗi khổ nói về chủ đề gì?
  • Các em có khoảng 1 phút -1,5 phút để làm bước 1.
  • Mục đích của lần đọc thứ nhất là nắm được nội dung chính của bài, thời gian và bố cục của bài. Việc này giúp các em rất nhiều trong việc suy luận và chọn ra câu trả lời đúng.

Bước 2: Đọc từng câu hỏi một. Với mỗi câu hỏi, xác định xem thông tin cần tìm trong bài là gì, xác định vị trí thông tin trong bài đọc. Xem cả 4 đáp án đã cho và lựa chọn ra đáp án đúng. Chú ý không dừng lâu ở những câu khó mà bỏ qua.

Bước 3: kiểm tra lại đáp án và xử lý câu hỏi khó.

Mẹo khoanh trắc nghiệm môn tiếng anh dạng tìm lỗi

Dưới đây là một số nhóm lỗi mà các em cần chú ý khi làm bài tập hoặc bài thi dạng này.

  • Nhóm 1 – Lỗi chọn từ: nghĩa của từ, từ loại;
  • Nhóm 2 – Lỗi liên quan đến thời của động từ, sử dụng và kết hợp thời;
  • Nhóm 3 – Lỗi về thành ngữ, động từ thành ngữ;
  • Nhóm 4 – Lỗi liên quan đến mệnh đề và dạng câu.

Với mỗi câu dạng tìm lỗi, các em có thể thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: đọc cả câu để nắm rõ:

  • Nghĩa cần truyền đạt;
  • Thời và cấu trúc câu/loại câu;

Bước 2: Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích;

Bước 3: so sánh từ/cụm từ được gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng, xác định lỗi dựa trên các nhóm lỗi chính đã học.

Cả 3 bước này đều diễn ra trong đầu và diễn ra rất nhanh trong vòng khoảng 1 phút/ một câu hỏi thi. Vì thế để làm quen dạng bài này các em nhớ thường xuyên luyện tập.

Các bài tìm lỗi trong câu của đề thi tuyển sinh ĐH và CĐ môn tiếng Anh cũng có các nhóm lỗi như trên và có thêm nhóm 5 là kết hợp nhiều lỗi trong cùng một cụm từ hoặc từ gạch dưới. Số lượng lỗi cần xác định cũng nhiều hơn (2 lỗi trong mỗi câu).

Mẹo khoanh trắc nghiệm môn tiếng Anh phần điền chỗ trống.

Các câu trắc nghiệm dạng chọn từ/cụm từ điền vào chỗ trống bao gồm cả phần kỹ năng viết, trắc nghiệm từ vựng, trắc nghiệm ngữ pháp và trắc nghiệm chức năng giao tiếp.

Bước 1: đọc cả câu để nắm rõ

  • Nghĩa cần truyền đạt;
  • Thời và cấu trúc câu/loại câu;

Bước 2: Phân tích chỗ trống cần điền, thí sinh đọc không chỉ câu có chứa chỗ trống cần điền, mà cả câu trước và sau nó để nắm rõ ý và xác định từ cần điền đóng vai trò ngữ pháp là gì, nghĩa là gì, có thể là từ loại nào.

Bước 3: đọc kỹ cả 4 đáp án đã cho và chọn đáp án đúng: phân tích phân tích đáp án cho sẵn, loại đáp án sai, tìm đáp án đúng.

Bước 4: kiểm tra lại từ đầu đến cuối, tìm sai sót và sửa nếu có.

Các em lưu ý đây là một số mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng anh khuyến nghị, nhưng không phải là cách tốt nhất cho mỗi thí sinh.

Để có được kỹ năng làm bài tốt và phân bổ thời gian hợp lý, các em có thể vào trang web của Bộ Giáo dục để tải các đề thi từ các năm trước và luyện tập định kỳ.

Khi làm bài, nhớ làm theo thời gian mà bài thi quy định và trong môi trường yên tĩnh, không bị gián đoạn để có thể làm bài liên tục như trong môi trường thi thật. 

Trong quá trình luyện tập, các em hãy cố gắng tìm ra các kỹ thuật tốt nhất cho bản thân mình.

Refuse to or ing, Sau mention la to V hay Ving, Arrange to V hãy ving, refuse to or -ing, Refuse là gì, Sau denied là to V hay ving, Denied to or ing, Refused to

Bonus tài liệu học tiếng Anh Free – cực hay

Để đạt điểm cao trong kì thi TOEIC thì hãy rèn luyện cho mình kiến thức nền tảng vững chắc. Đó sẽ là bước đệm quan trọng quyết định kết quả ôn thi của chính các bạn. Kiến thức nền tảng chia làm 3 phần: Pronunciation (Phát âm), Vocabulary (Từ vựng) và Grammar (Ngữ pháp). Ngoài ra cần phải đầu tư cho mình một bộ tài liệu học TOEIC nhé!

1. Pronunciation

Nhiều bạn khi học tiếng Anh hay chú trọng vào từ vựng, ngữ pháp mà bỏ quên đi phần luyện phát âm tiếng Anh. Để tự học Pronunciation thực sự sẽ khá khó khăn nếu như các bạn không có giáo viên giỏi phát âm hướng dẫn. Nhưng các bạn vẫn có thể tự luyện phát âm này trên bài giảng Youtube chia sẻ rất nhiều nhé!

Trước hết về tài liệu phát âm các bạn tham khảo 2 cuốn sách về giọng Anh – Anh và Anh – Mỹ. Đây cũng là 2 chất giọng phổ biến các bạn thường thấy và cũng sẽ xuất hiện trong bài thi TOEIC Listening.

  • Giọng Anh – Mỹ: Thì bạn nên chọn American Accent Training
tài liệu ôn thi toeic

Download

  • Giọng Anh – Anh: Bạn nên chọn English Pronunciation in Use – Cuốn sách quá kinh điển phải không các bạn. Bộ English Pronunciation in Use được chia làm 3 cuốn theo trình độ từ cơ bản đến nâng cao.
tài liệu ôn thi toeic

Download

Khi luyện Pronunciation các bạn phải đảm bảo nắm chắc phiên âm và phát âm từng âm trong tiếng Anh. Ngoài ra, luyện phát âm tiếng Anh thật phí nếu các bạn không tham khảo các kênh như CNNBBC,… kết hợp luyện tập với các đoạn Speech để nói theo thì khả năng phát âm chuẩn tiếng Anh của các bạn sẽ tăng lên nhanh hơn.

2. Từ vựng

Mặc dù ai cũng nhận biết được tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng Anh và cũng đã học rất chăm chỉ nhưng kết quả cuối cùng mang lại không cao.

Điều này sẽ khiến chúng ta rơi vào tình trạng chán nản và dễ bỏ cuộc. Và tài liệu để học từ vựng TOEIC lại có quá nhiều khiến các bạn không biết lựa chọn như thế nào.

Biết được điều đó nên WISE ENGLISH đã tổng hợp một vài cuốn sách học từ vừng thực sự chất lượng để giúp bạn giảm sự phân vân khi lựa chọn sách cho bản thân, vì vậy các bạn hãy tham khảo những đầu sách sau:

  • English Vocabulary in Use (Elementary – Intermediate – Advanced): Chắc chắn cuốn sách từ vựng này nhiều bạn biết đến, bởi đây là cuốn từ vựng được biên soạn và cung cấp cho người học từ những từ vựng với chủ đề quen thuộc tới từ vựng khó nâng cao hơn.
tài liệu ôn thi toeic

Download 

Bộ sách này được xuất bản và chịu trách nhiệm bởi trường Đại học Cambridge – trường Đại học nói tiếng Anh lâu năm thứ hai thế giới chỉ sau Oxford.

Với nội dung chi tiết, logic đồng thời cung cấp những từ vựng thông dụng, từ vựng học thuật và những từ ngữ hay bị sử dụng sai, bộ sách này chính là “kim chỉ nam” về từ vựng cho người học Tiếng Anh. Hãy sử dụng bộ sách này đều đặn để cải thiện vốn từ hiệu quả nhé!

  • 600 từ vựng TOEIC căn bản: Đây là cuốn cung cấp các bạn trọn bộ 600 từ vựng TOEIC cho người mới bắt đầu theo chủ đề hay xuất hiện trong bài thi TOEIC.
tài liệu ôn thi toeic

Download

  • 3420 Từ vựng TOEIC từ cơ bản – nâng cao flashcards và chia làm 3 phần:
tài liệu ôn thi toeic

Tài liệu ôn thi TOEIC – 3420 Từ vựng TOEIC

Download

3. Grammar

Trong bài thi TOEIC sẽ kiểm tra gần hết kiến thức ngữ pháp tiếng Anh TOEIC, vì vậy các bạn không thể học tủ những chủ điểm ngữ pháp được.

Một cuốn sách về ngữ pháp tổng hợp đầy đủ từ A – Z mà WISE thấy các bạn nên học để ôn luyện TOEIC đó là English Grammar in Use.

Cuốn sách English grammar in Use vừa có ngữ pháp tóm tắt cần thiết và rất nhiều bài tập thực hành theo chuyên đề. Những phần ngữ pháp bạn cần chú ý nhất đó là: 13 thìdanh từdanh động từtính từtrạng từcâu điều kiệnmệnh đề quan hệbị độngđảo ngữ.

 

Download

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);